Đáp án hướng dẫn Thực hành và trắc nghiệm Địa lí 10

500 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án hay nhất

Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 năm 2021, bộ 500 Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học với đầy đủ các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 này sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm và đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí 10.

  • Tổng hợp, hướng dẫn cách rèn luyện kỹ năng Địa Lí

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1 [có đáp án]: Các phép chiếu hình bản đồ [Phần 1]

Câu 1:Mặt phẳng chiếu đồ thường có dạng hình học là

A. Hình nón.

B. Hình trụ.

C. Mặt phẳng.

D. Mặt nghiêng.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2:Cơ sở phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là

A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện.

B. Do hình dạng mặt chiếu.

C. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu.

D. Do đặc điểm lưới chiếu.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3:Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là

A. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu

B. Do hình dạng mặt chiếu

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện

D. Do đặc điểm lưới chiếu

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4:Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là:

A. Hình nón.

B. Mặt phẳng.

C. Hình trụ.

D. Hình lục lăng.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5:Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí:

A. Cực.

B. Vòng cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6:Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu

A. Phương vị ngang.

B. Phương vị đứng.

C. Hình nón đứng.

D. Hình nón ngang.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7:Phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm lưới chiếu

A. Vĩ tuyến là những cung tròn, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực

B. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực

C. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng

D. Vĩ tuyến là những vòng tròn, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/7, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8:Phép chiếu hình trụ đứng có đặc điểm lưới chiếu:

A. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường thẳng song song.

B. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường thẳng song song và chúng thẳng góc với nhau.

C. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường cong về phía hai cực.

D. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường cong về phía hai cực và vuông góc với nhau.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/7, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9:Phép chiếu bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu

A. Hình trụ đứng.

B. Hình nón đứng.

C. Phương vị đứng.

D. Hình nón ngang.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: SGK/5, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10:Câu 10. Phép chiếu hình bản đồ là

A. Biểu thị mặt cong lên một mặt phẳng của giấy vẽ.

B. Biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng giấy vẽ.

C. Biểu thị mặt phẳng lên một mặt phẳng của giấy vẽ.

D. Biểu thị mặt phẳng lên một mặt cong của giấy vẽ.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/6, địa lí 10 cơ bản.

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2 [có đáp án]: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ [ Phần 1]

Câu 1: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. phân bố theo luồng di chuyển.

B. phân bố phân tán, lẻ tẻ.

C. phân bố theo những điểm cụ thể.

D. phân bố thanh từng vùng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ ?

A. Đường giao thông.

B. Mỏ khoáng sản.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Lượng khách du lịch tới.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Theo quy ước ký hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ

A. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.

B. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.

C. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.

D. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lý mà còn thể hiện được

A. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.

B. số lượng [quy mô], cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí.

C. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.

D. hướng di chuyển của đối tượng địa lí.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu Δ , đây là dạng ký hiệu nào?

A. Kí hiệu tập thể.

B. Kí hiệu chữ.

C. Kí hiệu tượng hình.

D. Kí hiệu hình học.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển , người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về

A. màu sắc.

B. diện tích [độ to nhỏ].

C. nét vẽ.

D. cả ba cách trên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về diện tích [độ to nhỏ]. Ví dụ: Nhà máy thủy điện kí hiệu ngôi sao màu xanh, nhà máy thủy điện đang xây dựng kí hiệu bằng ngôi sao màu trắng,… nhưng công suất khác nhau thì có độ to, nhỏ không giống nhau.

Câu 7: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển , người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về

A. màu sắc.

B. diện tích [độ to nhỏ].

C. nét vẽ.

D. cả ba cách trên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 8: Phương pháp đường chuyển động được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố theo những điểm cụ thể

A. phân bố theo những điểm cụ thể.

B. phân bố theo luồng di chuyển.

C. phân bố phân tán, lẻ tẻ.

D. phân bố thành từng vùng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/11 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Trên trên bản đồ kinh tế xã hội các đối tượng địa lí nào dưới đây được thể hiện bằng phương pháp điều chuyển động ?

A. Đường giao thông đường sắt đường ô tô đường hàng không.

B. Các luồng di dân.

C. Đường ranh giới giữa các vùng các địa phương.

D. Tất cả đều đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Trên bản đồ tự nhiên các đối tượng địa lí nào dưới đây được thể hiện bằng phương pháp điều chuyển động

A. Đường biên giới , đường bờ biển.

B. Các dòng sông, các dãy núi.

C. Hướng gió dòng biển.

D. Tất cả đều đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3 [có đáp án]: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống [Phần 1]

Câu 1: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng ?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

C. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất từ mặt cong lên mặt phẳng giấy. Vì vậy, bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn nhưng mức độ chi tiết càng thấp và các loại bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

Câu 2: Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông , cần phải sử dụng bản đồ nào ?

A. Bản đồ khí hậu.

B. Bản đồ địa hình.

C. Bản đồ địa chất.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Sông ngòi là hàm số của khí hậu, chính vì vậy các đặc điểm của sông ngòi do các đặc điểm của khí hậu quyết định. Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông thì cần phải sử dụng bản đồ khí hậu.

Câu 3: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự ?

A. Bản đồ dân cư.

B. Bản đồ khí hậu.

C. Bản đồ địa hình.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trong quân sự người ta thường dùng bản dồ địa hình để xây dựng các phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình và địa vật trong phòng thủ và tấn công,…

Câu 4: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là

A. 9 km. B. 90 km. C . 900 km. D. 9000 km.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm thì trên thực tế 1cm trên bản đồ bằng 30km trên thực tế và 3cm trên bản đồ bằng 90km trên thực tế. Như vậy, trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là 90 km.

Câu 5: Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào

A. Các cạnh của bản đồ.

B. Bảng chú giải trên bản đồ.

C. Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ.

D. Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/16 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Để giải thích tình hình phân bố Mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào

A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.

C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Sự phân bố mưa chịu tác động của nhiều nhân tố như hoàn lưu gió, địa hình, dòng biển, khí áp,… và đề giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực thì cần kết hợp sử dụng những bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

Câu 7: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 3 cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là

A. 50 km.

B. 150 km.

C. 100 km.

D. 200 km.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Bản đồ tỉ lệ 1 : 5000 000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 50km trên thực tế. Khoảng cách giữa hai thành phố đo được trên bản đồ là 3 cm => trên thực tế khoảng cách đó là: 3 x 50 = 150km.

Câu 8: Cần sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và địa hình để giải thích vấn đề nào dưới đây?

A. Tác chiến quân sự.

B. Phân vùng du lịch.

C. Tình hình phân bố mưa.

D. Sự phân công nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm vị trí địa lý, gió kết hợp với độ cao hoặc hướng địa hình.

- Bản đồ khí hậu thể hiện lượng mưa của các khu vực [mưa nhiều hay mưa ít], hoạt động của gió [hướng gió, tên các loại gió], hoạt động của bão [phạm vi hoạt động, tần suất, thời gian bão].

- Bản đồ địa hình thể hiện đặc điểm về hướng núi, độ cao địa hình. Kết hợp quan sát hướng núi, độ cao núi với hướng thổi của gió có thể biết được đâu là khu vực địa hình chắn gió hay đón gió,…

Như vậy, sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình có thể giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực.

Câu 9: Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 triệu, từ A đến B đo được 25 cm. Vậy khoảng cách [km] A đến B trên thực tế là

A. 121000 km.

B. 123000 km.

C. 125000 km.

D. 127000 km.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 triệu, từ A đến B đo được 25 cm. Vậy khoảng cách [km] A đến B trên thực tế là 125.000 km [25 x 5000 = 125 000km].

Câu 10: Để giải thích tình hình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?

A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.

C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

Hiển thị đáp án

Gợi ý: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm vị trí địa lý, gió kết hợp với độ cao hoặc hướng địa hình

Đáp án A.

Giải thích: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm vị trí địa lý, gió kết hợp với độ cao hoặc hướng địa hình

- Bản đồ khí hậu thể hiện lượng mưa của các khu vực [mưa nhiều hay mưa ít], hoạt động của gió [hướng gió, tên các loại gió], hoạt động của bão [phạm vi hoạt động, tần suất, thời gian bão].

- Bản đồ địa hình thể hiện đặc điểm về hướng núi, độ cao địa hình. Kết hợp quan sát hướng núi, độ cao núi với hướng thổi của gió có thể biết được đâu là khu vực địa hình chắn gió [có mưa ít] hay đón gió [hướng sườn hoặc địa hình cao đón gió gây mưa nhiều]. Ngoài ra, khu vực có hoạt động nhiều của bão cũng mang lại lượng mưa lớn.

Như vậy, sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình có thể giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các loạt bài Địa Lí 10 hay khác:

  • Lý thuyết Địa Lí 10
  • Giải bài tập Địa Lí 10 [ngắn nhất]
  • Đề kiểm tra Địa Lí lớp 10 có đáp án

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí

Website Luyện thi online miễn phí, hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí

Bộ 17bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

Cho bảng số liệu

Câu 1:Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp thời kì 1950 – 2003

A. Tròn

B. Đường

C. Miền

D. Cột

Câu 2:Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết sản phẩm nào sau đây có tốc độ tăng trưởng thời kì 1950 - 2003 nhanh nhất?

A. Than.

B. Điện.

C. Thép.

D. Dầu mỏ.

Câu 3:Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết sản phẩm nào sau đây có tốc độ tăng trưởng thời kì 1950 - 2003 chậm nhất?

A. Than.

B. Điện,

C. Thép.

D. Dầu mỏ.

Câu 4:Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết sản phẩm nào sau đây có tốc độ tăng trưởng thời kì 1950 - 2003 đứng vào hàng thứ hai?

A. Than.

B. Điện,

C. Thép.

D. Dầu mỏ.

Câu 5:Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết sản phẩm nào sau đây có tốc độ tăng trưởng thời kì 1950 - 2003 đứng vào hàng thứ ba?

A. Than

B. Điện,

C. Thép

D. Dầu mỏ.

Câu 6:Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết than, dầu mỏ, điện thuộc ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Cơ khí

B. Luyện kim

C. Năng lượng.

D. Hóa chất

Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI THỜI KÌ 1950 – 2013

Câu 7:Để thể hiện sản lượng than và dầu mỏ của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ cột ghép.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ đường.

Câu 8:Để thể hiện sản lượng điện và thép của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ cột hoặc đường.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ kết hợp [cột, đường].

Câu 9:Thép là sản phẩm của ngành công nghiệp

A. Thực phẩm.

B. Sản phẩm hàng tiêu dùng.

C. Luyện kim.

D. Điện tử - tin học.

Câu 10:Nhận xét nào dưới đây là đúng về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2013?

A. Than có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm.

B. Đào mỏ có tốc độ tăng liên tục qua các năm.

C. Điện có tốc độ tăng nhanh nhất.

D. Thép có tốc độ tăng thấp nhất.

Câu 11:Để thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ tròn.

Câu 12:Nếu lấy năm 1950 = 100%, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của thế giới qua các năm lần lượt là

A. 143,0%; 186,1%; 291,2%; 331,0%; 376,9

B. 201,1%; 636,9%; 726,5 %; 691,2%; 705,5

C. 238,3%; 1223,6%; 1535,8%; 2199,4%; 2393,1%.

D. 183,1%; 407,4%; 460,3%; 621,7%; 737,0%.

Câu 13:Nếu lấy năm 1950 = 100%, tốc độ tăng trưởng các sản phẩm trên năm 2013 lần lượt là

A. 376,9%; 705,5%; 2199,4%; 460,3%.

B. 291,2%; 746,5%; 1535,8%; 460,35%.

C. 331,0%; 691,2%; 2199,4%; 621,7%.

D. 376,9%; 705,55; 2393,1%; 737,0%.

Câu 14:Than, dầu mỏ, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp.

A. Hóa chất.

B. Năng lượng.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng.

D. Cơ khí.

Câu 15:Sản lượng điện trên thế giới tăng nhanh không phải do

A. Nhu cầu rất lớn cho sinh hoạt và sản xuất trên thế giới

B. Có nhiều nguồn sản xuất điện.

C. Ngành này có hiệu quả kinh tế thấp.

D. Nhiều nhà máy điện có công suất lớn ra đời

Câu 16:Ý nào dưới đây là đúng khi nói về sản lượng dầu mỏ trên thế giới?

A. Có sản lượng liên tục tăng.

B. Sản lượng khai thác không ổn định.

C. Sản lượng khai thác liên tục giảm.

D. Tất cả ý kiến trên đều đúng

Câu 17:Ý nào dưới đây là đúng khi nói về sản lượng dầu mỏ trên thế giới?

A. Có sản lượng liên tục tăng.

B. Sản lượng khai thác không ổn định.

C. Sản lượng khai thác liên tục giảm.

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 25 [có đáp án]: Thực hành: Phân tích bản đồ phân nố dân cư thế giới

❮ Bài trước Bài sau ❯

Video liên quan

Chủ Đề