Đậu bắp miền bắc gọi là gì

Ẩm thực Việt Nam không chỉ đa dạng trong nguyên liệu, cách chế biến và thưởng thức mà tên gọi của chúng cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam. Đôi lúc rõ ràng biết loại quả này nhưng khi đi du lịch đến một địa phương nào khác, tên gọi lạ tai của chúng khiến ta thoáng chút "bối rối" nhẹ.

Điển hình như 10 loại rau củ quả phổ biến dưới đây có tên gọi khác nhau giữa 3 miền nước ta mà bạn chưa chắc đã từng biết đến. Hãy cùng tìm hiểu để bổ sung thêm vốn từ vựng của mình giúp ngày càng phong phú hơn nhé!

Người miền Bắc gọi quả mận của miền Nam là "roi". Tại một số vùng Trung Bộ, hiếm người biết rằng nó còn có tên gọi khác là "đào".

Trong khi đó, đây mới chính là "mận" đối với người dân miền Bắc. Còn người Nam Bộ lại thường gọi quả này là "mận Hà Nội" cơ!

"Quả dứa" đã trở nên vô cùng quen thuộc với người miền Bắc, thế nhưng nó lại thường được người Nam gọi với cái tên thân quen là "trái thơm". Đặc biệt ở miền Trung, nó có tên là "trái gai".

Đây là "bạc hà" - một nguyên liệu chuyên dùng để nấu canh chua theo cách hiểu của người Nam Bộ. Trong khi đó, ở miền Trung nó thường được gọi là "ráy". Miền Bắc lại nổi tiếng với cái tên "dọc mùng". 

Còn đây mới chính là "bạc hà" đối với người dân miền Bắc, một loại lá tạo mùi thơm đặc trưng. Ở miền Trung và Nam, người ta hay lầm tưởng nó là "húng lủi". Thực chất, cả 2 loại lá này đều cùng thuộc Chi Bạc hà [danh pháp Mentha]. Tuy đặc điểm bên ngoài khá giống nhau nhưng công dụng và mùi vị thì hoàn toàn khác nhau nhé!

Cái này chắc nhiều người biết nè! Người Bắc quen gọi đây là "quả quất". Ở miền Nam, người ta toàn kêu là "trái tắc" mà thôi! Đặc biệt, người dân một số tỉnh Tây Nam Bộ còn gọi đây là "trái hạnh".

"Rau mùi" từ lâu đã quen thuộc với người miền Bắc vì mùi vị vô cùng đặc trưng, thậm chí khiến một số người không chịu nổi. Ở trong Nam, nó được gọi bằng cái tên "ngò rí". 

Nếu như miền Nam gọi đây là "ngò gai" thì ngoài Bắc người ta xem nó như "rau mùi tàu". Rõ ràng cùng một loại rau nhưng lại gọi theo 2 cách khác nhau, nghe ngộ ha!

"Khổ qua" và "mướp đắng" có lẽ là 2 cái tên đã quá quen thuộc đối với cả người dân 3 miền rồi phải không! Thế nhưng, ngoài Bắc người dân vẫn thường sử dụng cái tên "mướp đắng" nhiều hơn.

Bạn có đoán được đây là loại rau nào không? Đối với người Bắc, nó có tên là "cải cúc". Trong khi đó ở miền Nam, người ta hay kêu "tần ô". Một số tỉnh Trung Bộ còn gọi đây là "tàng ô" nữa đó!

Đối với người dân miền Nam, củ "khoai mì" có lẽ đã gắn liền với tuổi thơ của không ít người. Nhưng chỉ cần chuyển ngược lên miền Trung và miền Bắc, nó lại thường được gọi là "củ sắn".

Rắc rối nữa đây, hình bên dưới mới chính là "củ sắn" theo cách hiểu của người miền Nam. Các vùng Bắc Bộ hay gọi nó là "củ đậu" đó bạn ơi! Nhớ nhìn kỹ kẻo nhầm lẫn đấy nha.

Lại thêm một trường hợp minh chứng cho cách gọi khác nhau của 3 miền. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta từng nghe qua người miền Nam toàn gọi "quả na" là quả "mãng cầu" đúng không?

Còn trái mà người miền Bắc gọi là "mãng cầu" thì được người miền Nam kêu là "mãng cầu xiêm". Không biết các bạn ở những vùng khác gọi như thế nào nhỉ?

Ở các tỉnh Bắc và Trung Bộ, loại rau bổ dưỡng này thường được gọi là "súp lơ". Trong khi đó người miền Nam lại thích kêu "bông cải" cho dễ hiểu! Dù cùng một loại rau nhưng chỉ cần gọi tên khác đã đủ khiến nhiều người phải "đứng hình" mất mấy giây.

Bổ thận tráng dương là một khái niệm quan trọng trong Đông y. Theo lý thuyết Đông y từ xưa đến nay, thận được xem là "nguồn sống" của đời người. Chức năng sinh lý của thận đều có liên quan đến các bộ phận khác như xương cốt, máu, da, răng, tai…

Giải pháp bổ thận đầu tiên và chủ yếu chính là dựa vào ăn uống để cải thiện sức khoẻ và giảm nhẹ chứng yếu thận.

Bài viết này giới thiệu về một loại quả phổ biến, dễ mua, dễ trồng và nhanh thu hoạch, đó chính là đậu bắp. Đây là thực phẩm được Đông y đánh giá là một trong những món ăn bổ thận hàng đầu, được gọi là "nhân sâm xanh" trong giới thực vật.

Loại quả phổ biến ở Việt Nam được gọi là nhân sâm xanh bổ thận hàng đầu, tốt cho gan, dạ dày

Vì sao đậu bắp được đánh giá cao?

Đậu bắp có nguồn gốc ở châu Phi, còn có những tên gọi khác nhau như thu quy giáp, hoàng quy, hoàng quy giáp, dương giác đậu, quả bổ thận… Là một loại thực vật có giá trị dinh dưỡng cao, sử dụng làm món ăn hàng ngày có thể giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt, tăng cường thể lực, bảo vệ gan, khoẻ dạ dày và thông đường ruột.

Tuỳ vào khu vực trồng trọt và giống cây, quả đậu bắp sẽ có hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau. Trong đó, loại quả màu xanh đậm sẽ có chất lượng tốt hơn.

Đậu bắp không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn là thực phẩm có thể kết hợp với các thực phẩm khác để chế biến thành nhiều món ăn. Đậu bắp được xem như một loại rau bồi bổ sức khỏe, có thể chế biến bằng cách luộc, xào, nấu canh hay nướng, lẩu…và nhiều người thích ăn đậu bắp cũng vì sự đa dạng của nó.

Đậu bắp được đánh giá là có nhiều ứng dụng tốt trong thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ, phù hợp cho các bữa ăn hàng ngày, hỗ trợ tiêu hoá, lại có thể làm thuốc chữa bệnh như viêm dạ dày, dạ dạy loét, hỗ trợ chức năng gan, tăng cường thể lực, loại bỏ mệt mỏi.

Ngoài ra, hoa, hạt và rễ của cây đậu bắp cũng có tác dụng nhất định trong điệu trị ung nhọt, mụn lở trên da, được nhận định là loại rau quả "kỳ diệu" đối với cuộc sống.

Tác dụng dinh dưỡng và dược liệu

Nghiên cứu cho thấy, đậu bắp là một loại quả giàu dinh dưỡng, có chứa hemicellulose, cellulose và lignin trong tất cả các bộ phận của nó. Đậu bắp giàu protein, phốt pho, sắt, kali, canxi, kẽm, mangan và các khoáng chất khác.

Không những thế, quả này còn giàu các thành phần khác từ polysaccharides pectin, chất keo dính [nhớt], được đánh giá là thực phẩm tương đương hoặc thậm chí phù hợp với sức khoẻ hơn nhân sâm, vì thế đậu bắp còn được gọi là "nhân sâm xanh".

Hương vị của đậu bắp rất đặc biệt, thịt quả mềm, ăn vào có cảm giác khác lạ, độc đáo, giá trị dinh dưỡng cao, thậm chí ăn đậu bắp hàng ngày còn phù hợp hơn so với ăn bổ sung nhân sâm.

Trái đậu bắp non còn chứa một chất kết dính có thể giúp tiêu hóa, điều trị viêm loét dạ dày, và có thể bảo vệ gan và tăng cường sức đề kháng của cơ thể con người.

Hoa đậu bắp phơi khô có thể được sử dụng như là một loại trà chăm sóc sức khỏe

Chiết xuất từ quả đậu bắp còn được dùng làm thành phần dược liệu cho vào các viên nang ở một số loại thuốc.

Đậu bắp được đánh giá là một trong những thực phẩm "cao cấp" trong nhóm thực vật có tác dụng bổ thận.

Hạt đậu bắp già có thể dùng để làm gia vị chính hoặc phụ gia cho nhiều món ăn đặc biệt.

Những tác dụng sức khoẻ của đậu bắp cũng được nghiên cứu và liệt kê khá cụ thể:

1, Hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày, đường ruột

Đậu bắp có chất nhớt, có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa thuận lợi, có ích cho các chức năng hoạt động của dạ dày-ruột.

2, Giảm mỡ máu [hạ lipid]

Chất nhớt dính của đậu bắp có chứa 50% cellulose hòa tan, có thể làm giảm cholesterol trong huyết thanh, tốt cho người bị bệnh mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

3, Chống chứng thiếu oxy trong máu

Ăn đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện triệu chứng bệnh thiếu oxy trong máu.

4, Bảo vệ gan

Các chất nhớt phong phú trong đậu bắp, chất polysaccharides, đường đa có chức năng hỗ trợ các hoạt động của gan tạng.

5, Phòng chống táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết

Chất xơ hòa tan trong đậu bắp được xem là thuốc nhuận tràng, giúp thông tiện, giải độc và phòng ngừa ung thư.

6, Bổ sung canxi:

Hàm lượng canxi trong đậu bắp không chỉ được đánh giá là tương đương so với sữa, mà còn có tỷ lệ hấp thu canxi lên tới 50-60%, là nguồn canxi lý tưởng để bổ sung thường xuyên.

Lưu ý:

Mặc dù được ca ngợi là "nhân sâm xanh" với nhiều tác dụng "thần kỳ" nhưng đậu bắp vẫn có những điều cần lưu ý khi sử dụng.

Do có giá trị dinh dưỡng cao, nên đậu bắp được xem là phù hợp với đa số người, có thể ăn thường xuyên để tăng cường sức khoẻ. Món ăn này đặc biệt tốt hơn cho người có bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, đường ruột, thiếu máu, tiêu hoá kém.

Nhóm người nên ăn gồm thanh niên khoẻ mạnh, vận động viên, phụ nữ cần chăm sóc da, nam giới cần bổ thận, tráng dương.

Tuy nhiên, đậu bắp có tính lạnh, nhóm người mắc bệnh dạ dày yếu, chức năng đường ruột kém dẫn đến tiêu chảy thì không nên ăn nhiều.

Video liên quan

Chủ Đề