Đau đầu sau gáy là triệu chứng gì

Đau đầu sau gáy là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy đau đầu sau gáy là triệu chứng của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Bạn có thể tham khảo về triệu chứng này qua bài viết sau đây.

Đau đầu sau gáy là triệu chứng gì

Đau đầu sau gáy là bệnh gì?

Đau đầu sau gáy (hoặc đau đầu sau ót) được hiểu là đau ở phía sau đầu, vùng cổ gáy. Hiện tượng này gây đau hoặc mỏi ở vùng cổ, có thể lan sang đầu vùng chẩm, đỉnh đầu và thậm chí là hai bên thái dương.

Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng gây cản trở các hoạt động hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng đau đầu sau gáy

Nhức đầu sau ót gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh với những biểu hiện điển hình như:

  • Đau nhức âm ỉ xuất hiện từng cơn, gián đoạn hoặc liên tục, kéo dài dai dẳng ở một bên đầu, cơn đau ở mức độ từ trung bình đến nặng ở vùng đầu và cổ.
  • Cơn đau thường bắt đầu ở phía sau cổ hoặc sau đầu, dẫn đến cứng cổ và hạn chế phạm vi cử động của đầu và cổ như không thể quay cổ hay nghiêng đầu.
  • Cơn đau bắt đầu từ phía sau đầu, có thể kéo lan sang phía trước đầu, trán, vùng quanh mắt, tới thái dương và vùng xung quanh tai.
  • Đôi khi triệu chứng đau đầu sau gáy còn ảnh hưởng đến thị lực của mắt, tầm nhìn bị mờ đi, hoa mắt…
  • Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn là: Buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, sưng vùng da xung quanh mắt…

Nguyên nhân đau đầu sau gáy

Cơn đau đầu phía sau gáy có thể bắt nguồn từ các yếu tố cơ học, thói quen xấu trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau nhức đầu sau ót có thể là hậu quả của các bệnh lý nguy hiểm.

Các yếu bên ngoài

Căng thẳng/stress

Hiện nay, do ảnh hưởng của môi trường sống hiện đại, số người bị stress, căng thẳng ngày một gia tăng. Stress kéo dài theo thời gian có thể làm co cứng các cơ phía sau cổ và đáy hộp sọ.

Triệu chứng đau đầu sau gáy do căng thẳng là một chứng nhức rất thường gặp, đặc trưng bởi các cơn đau từ sau gáy lan ra trán, da đầu và cổ mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Tình trạng này thường kéo dài cho đến khi bạn thả lỏng và nghỉ ngơi đầy đủ.

Sinh hoạt, làm việc sai tư thế

Một số tư thế lặp đi lặp lại hoặc sử dụng cơ cổ, vai và lưng quá mức có thể dẫn đến đau nhói ở cổ và đáy sọ:

  • Cúi đầu quá gần khi đọc sách, làm việc với máy tính, xem điện thoại…
  • Mang vác vật nặng trên vùng cổ – vai, đội mũ bảo hiểm quá nặng.
  • Những thói quen sinh hoạt phi khoa học: Ngủ trên gối quá cao hoặc chồng nhiều gối, ngủ nghiến răng, xem tivi, đọc sách khi nằm, ….
  • Kẹp điện thoại ở cổ khi nghe gọi, đột ngột giật cổ khi hoạt động thể chất…

Đau đầu sau gáy là triệu chứng gì

Làm việc sai tư thế trong thời gian dài gây triệu chứng đau đầu sau ót

Chấn thương

Chấn thương vùng cổ – gáy khi sinh hoạt, lao động, tập luyện hoặc tai nạn có thể làm tổn thương cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm, khớp cột sống và rễ thần kinh trong tủy sống, mạch máu và dẫn đến đau cổ. Chấn thương do giật cổ (Whiplash) trong các vụ tai nạn ô tô gây rách cơ, gân và dây chằng cũng có thể là một trong những nguyên nhân đau đầu sau gáy.

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh yếu tố cơ học và ảnh hưởng của thói quen, triệu chứng đau đầu sau gáy có thể là dấu hiệu, hậu quả của một số bệnh lý liên quan đến thần kinh, xương khớp…

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình cũng là nguyên nhân gây nhức đầu sau ót. Bệnh lý này là những vấn đề với hệ tiền đình, bao gồm các bộ phận của tai trong và não điều khiển sự cân bằng. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ khác, chẳng hạn như cảm thấy lâng lâng, khó tập trung, nhức đầu dai dẳng, áp lực xoang, nhức đầu vùng sau ót và ù tai. Một số bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có nguy cơ bị ngã cao hơn do mất thăng bằng. Mọi người cũng có thể cảm thấy buồn nôn do các triệu chứng dữ dội.

Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng bình thường của não, dẫn đến nhiều loại đau đầu, trong đó có đau đầu sau gáy.

Đau đầu do thiếu máu lên não thường có thể khu trú hoặc lan rộng ở nhiều vị trí khác nhau khi tăng vận động hoặc suy nghĩ. Đây là lý do khiến một số bệnh nhân có thể bị đau đầu bên trái hoặc bên phải sau cổ. Một số trường hợp cơn đau đầu có thể lan lên vùng chẩm, cổ gáy hoặc có cảm giác, buồn nôn, chóng mặt. Tình trạng này xảy ra có thể do bẩm sinh, xơ vữa động mạch hoặc thoái hóa đốt sống cổ, u não, thiếu máu hoặc bệnh nhân mắc bệnh tim.

Viêm khớp

Viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Chúng ta thường nghĩ viêm khớp ảnh hưởng đến các khớp động như đầu gối hoặc hông, nhưng viêm xương khớp mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến xương cổ và gây đau đầu phía sau gáy.

Viêm khớp dạng thấp, viêm mãn tính các khớp hay thoái hóa khớp cũng có thể gây đau khớp giữa các xương ở cột sống cổ và lan lên vùng gáy.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến dây thần kinh và tủy sống. Vì một số nguyên nhân như chấn thương, thói quen xấu (ngồi sai tư thế, mang vác nặng,…), sự lão hóa của cơ thể… đĩa đệm có thể di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, gây đau nhức và các bệnh lý khác. Có hai loại thoát vị đĩa đệm là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây triệu chứng đau đầu sau gáy.

Đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm thường do viêm xương khớp, đặc biệt là viêm cột sống cổ trên dẫn đến chèn ép dây thần kinh. Không giống như chứng đau đầu hay đau nửa đầu, chứng đau dây thần kinh chẩm có thể khởi phát nhanh chóng, thậm chí chỉ với một động tác đơn giản như chải tóc. Nguy hiểm hơn, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, dữ dội trong vài giây hoặc vài phút.

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là thuật ngữ chung chỉ sự hao mòn liên quan đến lão hóa của tuổi tác ở cột sống cổ, gây ra các triệu chứng như đau cổ, cứng cổ, tê ở vai, cánh tay hoặc bàn tay …. Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý này cứng cổ, đau nhói vùng sau gáy. Cường độ của các triệu chứng tăng lên khi cổ được giữ ở một vị trí không đúng trong một thời gian dài, chẳng hạn như khi lái xe, ngồi bàn làm việc hoặc đọc sách.

Đau đầu sau gáy là triệu chứng gì

Thoái hóa cột sống cổ gây chứng đau đầu phía sau ót phổ biến ở người cao tuổi

Ngoài ra, đau đầu sau gáy còn có thể là triệu chứng hoặc hậu quả của một số bệnh lý khác như: tăng huyết áp, nhiễm siêu vi, viêm màng não, bệnh lý hố sau…

Đối tượng dễ bị nhức đầu sau ót

Hầu hết mọi người đều bị đau đầu vào một thời điểm nào đó trong đời. Điều này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và cũng là vấn đề sức khỏe phổ biến. Tuy nhiên,chứng đau đầu sau gáy phổ biến nhất ở các nhóm đối tượng sau:

  • Người lao động nặng: Những người thường xuyên mang vác nặng trên cổ, vai gáy gây tác động lực xấu đến cấu trúc cơ xương khớp khu vực này, dẫn đến đau nhức nghiêm trọng.
  • Người làm việc sai tư thế: Nhân viên văn phòng, tài xế, học sinh… khi ngồi quá lâu, ít vận động hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài khiến các cơ xương không còn dẻo dai, linh hoạt, các khớp xương dễ bị lệch làm tăng nguy cơ đau đầu sau ót.
  • Người cao tuổi: Nhóm người lớn tuổi dễ bị mất ngủ và thoái hóa cơ xương khiến các cơ quan, nhất là hệ thần kinh và cơ không còn hoạt động tốt. Đây là nguyên nhân hình thành các bệnh lý như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…. dẫn đến các cơn đau sau đầu, đặc biệt là vùng gáy.
  • Người bị thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, sau khi sinh con…. các hormone trong cơ thể thay đổi, đặc biệt là Estrogen – hoocmon có tác dụng duy trì chất khoáng của xương. Sự thay đổi này khiến xương người phụ nữ yếu đi do thiếu dưỡng chất, dẫn đến nhiều bệnh lý và gây chứng đau đầu ở sau ót.

Đau đầu sau gáy tín hiệu của bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?

Người ta xác định rằng, khi bị đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải cổ với tần suất tái phát liên tục và cường độ mạnh, nguy cơ bệnh chuyển sang mãn tính là rất cao. Ngoài ra, bệnh có thể làm tăng nguy cơ phát triển biến thể ác tính.

Đau đầu sau gáy thường là bệnh lành tính, song cũng có thể là những triệu chứng cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng như: Cao huyết áp, U, xuất huyết, viêm màng não, hội chứng nhiễm siêu vi…. Vì thế, bệnh nhân hoàn toàn không được chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu sau gáy.

Cách giảm đau đầu phía sau gáy

Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy có thể khác nhau, vậy nên cần dựa vào nhiều yếu tố bao gồm nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và loại vấn đề mà bạn đang gặp phải để tìm được phương pháp giảm đau phù hợp.

Sử dụng thuốc

Một trong những cách phổ biến nhất để chữa triệu chứng đau đầu sau ót là sử dụng thuốc chống viêm hoặc giảm đau. Một số các trường hợp nặng hơn cần được kiểm soát bởi các thuốc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm đau cổ và viêm, giảm giãn cơ, giảm đau thần kinh…. Những loại thuốc này được dùng bằng đường uống dưới dạng viên nén, viên sủi bọt và gói bột. Chúng có tác dụng cắt cơn đau đầu nhẹ và vừa ở sau gáy nhanh chóng nhưng hiệu quả không lâu dài nếu ngừng thuốc cơn đau ót sẽ lại tiếp tục tái phát. Những loại thuốc đau đầu này cần được lưu ý sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ bởi nếu nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn.

Mặc dù một vài liều có thể giúp chúng ta giảm đau đớn sau mỗi cơn đau, chấn thương nhưng nếu sử dụng nhiều lần trong vài ngày hoặc vài tuần có thể dẫn đến các tác dụng phụ như đau dạ dày, lờn thuốc…. Trong hầu hết trường hợp, các thuốc này chỉ có tác dụng che giấu triệu chứng, không giúp giải quyết nguyên nhân cơ bản gây nhức đầu sau gáy.

Vật lý trị liệu

Có thể thấy, rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu sau gáy có liên quan đến các vấn đề sai lệch cấu trúc xương khớp gây ảnh hưởng tới dây thần kinh. Trị liệu thần kinh cột sống là một trong những phương pháp điều trị không xâm lấn lý tưởng cho tình trạng này. Bạn có thể tìm đến bác sĩ vật lý trị liệu để thực hiện các bài tập cải thiện tính linh hoạt của cơ và gân ở cổ-gáy.

Ngoài ra còn những bài tập, kỹ thuật khác đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân có triệu chứng đau đầu sau ót như: Kích thích thần kinh xuyên da (TENS), châm cứu, xoa bóp, giải nén cột sống, thả lỏng cổ ngồi, “Crunch” đứng thẳng, Parade Rest… Những phương pháp này nên được hướng dẫn bởi các chuyên gia vật lý trị liệu, phục hồi chức năng uy tín.

Đau đầu sau gáy là triệu chứng gì

Trị liệu thần kinh cột sống giúp sắp xếp các xương trong cột sống, giảm đau gáy, tăng sức khỏe cột sống

Thay đổi thói quen sống

Hầu hết các cơn nhức đầu sau gáy không phải do bệnh lý gây ra đều có thể được cải thiện khi nghỉ ngơi và làm việc theo lịch trình hợp lý.

Nếu đau đầu do ngồi hoặc nằm sai tư thế, người bệnh cần điều chỉnh tư thế ngồi và nằm cho phù hợp, tránh áp lực gây đau vùng sau đầu. Khi bị đau đầu, người bệnh nên tạm dừng công việc và nghỉ ngơi, để tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều. Đồng thời nên uống nhiều nước (nước lọc hoặc nước trái cây để bổ sung dưỡng chất) và ngủ một giấc sâu nếu có thể để cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái cân bằng, thoải mái. Nếu bạn đang bị đau đầu vùng gáy, tắm nước nóng có thể làm giảm đau cơ và giảm căng thẳng.

Xem thêm: Khi bị đau đầu nên làm gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Dùng thảo dược thiên nhiên cải thiện đau đầu sau gáy

Những năm gần đây, nhờ có thành tựu của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra một tác nhân quan trọng gây đau đầu nói chung và đau đầu sau ót nói riêng, đó chính là gốc tự do. Gốc tự do được sản sinh từ các phản ứng sinh hóa trong cơ thể hoặc các yếu tố độc hại từ bên ngoài (stress, nhiễm trùng, thuốc trị bệnh, ô nhiễm, khói thuốc, tia cực tím….). Chúng tấn công làm tổn thương tế bào thần kinh, thành mạch máu, ngăn cản sự vận chuyển các dưỡng chất nuôi dưỡng và bảo vệ não gây thiếu máu lên não và các bệnh lý về mạch máu não (mất ngủ, đau đầu, đau nửa đầu, đau đầu sau ót,..) và các bệnh thoái hóa thần kinh khác.

Trong cơ thể của mỗi chúng ta đều có những enzymes và non-enzymes nội sinh chống lại gốc tự do. Nhưng những chất này sẽ bị thiếu hụt dần do sự lão hóa hoặc tăng sinh quá mức của gốc tự do từ những tác động bên ngoài. Vậy nên, bổ sung các dưỡng chất chống gốc tự do để ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ não là điều vô cùng cần thiết.

Có nhiều hoạt chất tốt cho não bộ được giới chuyên gia khuyên dùng, đầu tiên phải kể đến Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry. Hai hoạt chất quý này này với trọng lượng phân tử nhỏ có thể vượt qua hàng rào máu não, chống lại các gốc tự do trong lòng mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương cấu trúc thành mạch, tăng cường lưu thông máu lên não, từ đó hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hiệu quả chứng bệnh đau đầu sau ót.

Trong hàng ngàn năm, lá bạch quả (Ginkgo Biloba) đã được sử dụng như một phương thuốc phổ biến trong y học nhiều quốc gia. Tại Mỹ, nhiều người bổ sung bạch quả để cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tư duy, giúp giải quyết nhiều bệnh lý về não. Ginkgo Biloba giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu lên não và hoạt động như một chất chống oxy hóa tuyệt vời.

Đau đầu sau gáy là triệu chứng gì

OTiV chiết xuất 100% từ thiên nhiên giúp hỗ trợ chống gốc tự do, tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện đau đầu sau gáy.

Khi kết hợp Ginkgo Biloba với các hoạt chất trong Blueberry (hiện có trong viên uống bổ não OTiV), bộ đôi dưỡng chất này sẽ giúp tăng tính thẩm thấu của hàng rào máu não, giúp dưỡng chất đến não nhanh hơn, tăng cường lưu lượng máu lên não, hỗ trợ giảm cơn nhức đầu sau ót hiệu quả từ gốc.

Làm thế nào để ngăn ngừa đau nhức đầu sau gáy?

Để ngăn ngừa những cơn đau đầu phía sau gáy, bạn có thể thực hiện các biện pháp thay đổi về tư thế, lối sống trong cuộc sống hàng ngày:

  • Giữ tư thế tốt: Khi đứng và ngồi, hãy đảm bảo vai của bạn thẳng trên hông và tai của bạn thẳng với vai. Khi đọc sách, sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng hay các màn hình nhỏ khác, hãy ngẩng đầu lên và giữ thiết bị thẳng trước mặt thay vì cúi cổ nhìn xuống thiết bị.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Hãy duy trì tư thế tốt khi bạn ngủ. Nếu bạn nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, hãy đỡ đầu bằng một chiếc gối sao cho đầu và cổ thẳng hàng với phần còn lại của cơ thể. Một số bác sĩ chỉnh hình khuyên bạn nên nằm ngửa khi ngủ với gối dưới đùi để giúp làm phẳng các cơ cột sống, giảm áp lực lên lưng dưới. Tránh nằm sấp quay đầu khi ngủ.
  • Nghỉ giải lao: Nếu bạn di chuyển đường dài hoặc làm việc nhiều giờ trên máy tính, hãy đứng dậy, di chuyển vòng quanh, duỗi thẳng cổ và vai của bạn.
  • Tránh mang vác nặng: Tránh mang những vật nặng như túi xách hoặc vali trên vai. Thay vào đó, hãy cân nhắc việc sử dụng hành lý hoặc túi có bánh xe.
  • Một số bài tập giúp giãn cơ, giảm đau: Việc dành thời gian để thực hiện các bài tập thể chất có thể cải thiện tư thế của bạn, giảm đau đầu vùng ót và giúp cải thiện phạm vi vận động ở cổ. Một số bài tập bạn có thể áp dụng như: Căng cổ, Levator scapula kéo dài, căng vai, chống đẩy đứng, yoga ….

Rất khó để biết được liệu đau đầu sau gáy có phải là do một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng hay không. Nếu cơn đau dai dẳng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, bạn nên chủ động thay đổi lối sống, thăm khám và điều trị thích hợp.