Đau thượng vị là ở đâu

Đau vùng thượng vị là đau vùng bụng trên rốn và dưới xương ức - Ảnh: Pixabay

Đau bụng vùng thượng vị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đau bụng vùng thượng vị thường liên quan đến các bệnh về tiêu hóa - gan mật.

Đau bụng vùng thượng vị là một hội chứng hay gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đau thượng vị là đau ở đâu, do những nguyên nhân nào gây ra.

Đau thượng vị là gì và ở đâu?

Vùng thượng vị tức là vùng bụng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau vùng thượng vị là một triệu chứng hay gặp ở một số bệnh thông thường trong cuộc sống hằng ngày. 

Trong một số trường hợp, đau vùng thượng vị là dấu hiện này đang cảnh báo một vài bệnh lý như:

  • Viêm thực quản
  • Trào ngược dạ dày
  • Loét dạ dày...

Triệu chứng đau thượng vị

Đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh. Triệu chứng có thể là xuất hiện đột ngột như.

  • Ngộ độc thực phẩm
  • Viêm dạ dày cấp
  • Viêm túi mật cấp
  • Thủng dạ dày
  • Viêm tụy cấp...
  • Hoặc đau âm ỉ, kéo dài như viêm
  • Loét dạ dày - tá tràng mạn tính
  • Viêm đại tràng
  • Nhiễm giun, gan to…

Đau vùng thượng vị là một triệu chứng hay gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có thể đau cồn cào, hoặc âm ỉ, chán ăn, ợ hơi, ợ chua. Ngoài ra, còn có thể là triệu chứng của đau tụy, đau mật nên cần được thăm khám để phát hiện chính xác.

Khi có một số triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để biết chính xác nguyên nhân. Nếu chưa sắp xếp được thời gian, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ.

Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị

  • Thứ nhất, căng tức vùng thượng vị có thể do tình trạng khó tiêu. Cụ thể, triệu chứng của tình trạng này khiến người bệnh bị ợ, đầy hơi trong bụng và buồn nôn sau khi ăn. Trong dạ dày con người có chứa axit để tiêu hóa thức ăn, nhưng thỉnh thoảng, chất axit này lại gây kích ứng niêm mạc của hệ thống tiêu hóa.
  • Nguyên nhân thứ 2 là hiện tượng trào ngược dạ dày. Biểu hiện cụ thể của chứng trào ngược dạ dày là: khó tiêu, ho kéo dài, có vị đắng trong miệng, cảm giác như có cục u ở cổ họng hoặc ngực. Trào ngược dạ dày gây đau vùng thượng vị là do axit dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày đi ngược vào thực quản gây đau ở ngực và cổ họng đi kèm với đau vùng thượng vị.
  • Thứ 3, một nguyên nhân gây đau bụng vùng thượng vị rất phổ biến là viêm thực quản. Axit từ dạ dày lên thực quản, dị ứng, nhiễm trùng hoặc kích ứng mãn tính từ thuốc là nguyên nhân dẫn đến niêm mạc thực quản bị viêm.
  • Thứ 4, loét dạ dày, viêm dạ dày cũng khiến bệnh nhân cảm thấy đau vùng thượng vị.
  • Thứ 5 là do thói quen ăn uống không lành mạnh, điều độ cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau vùng thượng vị. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên ăn vừa phải, đủ no và điều độ, không nên ăn quá nhiều sẽ gây áp lực với dạ dày.

Cuối cùng là do rối loạn túi mật, biểu hiện nhận biết rõ nhất ở người bệnh là vàng da, tiêu chảy kéo dài, nôn, buồn nôn...

Xét nghiệm chẩn đoán

Bệnh nhân đau thượng vị nên đi khám ở các bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa, sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số kỹ thuật sau:

  • Siêu âm
  • Nội soi tiêu hóa
  • X.Quang vùng bụng
  • Xét nghiệm vi khuẩn HP

Trong đó, nội soi tiêu hóa là kỹ thuật thăm dò chức năng quan trọng và chính xác để chẩn đoán nguyên nhân gây đau vùng thượng vị.

Kết hợp với siêu âm, chụp X.quang và xét nghiệm khác cho phép chẩn đoán chính xác.

Phương pháp điều trị

Sau thăm khám, bác sĩ Tiêu hóa sẽ có phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể.

  • Có thể dùng tây y hoặc y học cổ truyền. Ví dụ như nếu là viêm loét dạ dày tá tràng, có thể sử dụng nghệ mật ong để điều trị mang lại hiệu quả.
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, tinh thần vui vẻ
  • Điều trị bệnh dứt điểm bệnh và vi khuẩn HP

Khám và điều trị đau thượng vị ở đâu tốt?

Đau bụng vùng thượng vị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện của một nhóm các bệnh đều gây đau bụng vùng thượng vị [vùng bụng trên rốn đến dưới xương ức]. 

Vì vậy, đi khám với bác sĩ chuyên khoa nào, ở đâu cho phù hợp là việc cần thiết để được thăm khám và điều trị hiệu quả. 

Khi gặp đau bụng vùng thượng vị, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa nội hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám, xét nghiệm và chẩn đoán.

Bên cạnh đó, người bệnh còn thể chọn khám, tư vấn với bác sĩ từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video trực tuyến. Dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.

Sau đây là một số bác sĩ giỏi [hoặc đơn vị uy tín] chuyên Khám tiêu hóa gan mật. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

đau thượng vị, đau bụng, đau dạ dày

Bụng được chia thành chín vùng giải phẫu khác nhau. Vùng thượng vị là tên gọi của phần trên trung tâm của ổ bụng. Nó nằm giữa hai vùng gọi là hạ sườn trái và phải. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các cơ quan nằm trong vùng thượng vị, cũng như những bệnh lý bất thường liên quan vùng này qua bài viết của Bác sĩ Phan Văn Giáo.

Các cơ quan nằm trong vùng thượng vị

Vùng thượng vị là vùng bụng nằm trên rốn, dưới xương ức. Thượng vị có chứa rất nhiều cơ quan của ổ bụng. Bao gồm:

1. Thực quản

Thực quản là một ống cơ nối cổ họng với dạ dày. Ở đầu dưới của cơ quan này, mọi người có thể tìm thấy một bó cơ. Nó được gọi là “cơ vòng thực quản dưới”, giúp ngăn axit và các chất trong dạ dày đi ra ngoài và đi lên từ dạ dày.

2. Dạ dày

Dạ dày là một cơ quan khác được tìm thấy ở vùng thượng vị là dạ dày. Đây là cơ quan phân hủy và tiêu hóa thức ăn nhận được từ thực quản.

Các cơ quan trong vùng thượng vị

3. Gan

Gan à cơ quan lớn nhất của bụng. Gan có chức năng tổng hợp protein và giải độc máu. 

4. Tuyến tụy

Tuyến tuỵ nằm gần bên dưới dạ dày. Đây là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu và góp phần vào quá trình tiêu hóa chất béo, carbohydrate và protein.

5. Lách

Vùng thượng vị của cơ thể cũng bao gồm lách. Lách nằm ngay trên dạ dày. Nó hoạt động như một bộ lọc máu loại bỏ các tế bào hồng cầu cũ và tái chế sắt từ hemoglobin để tạo ra các tế bào hồng cầu mới.

6. Tá tràng

Tá tràng là phần đầu tiên của ruột non, nằm trong vùng thượng vị. Theo các chuyên gia, tá tràng là đoạn ngắn nhất của ruột non, chỉ dài 25 cm. Nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ thức ăn đã được tiêu hóa một phần từ dạ dày và chuẩn bị cho ruột non hấp thụ. 

7. Tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là những tuyến nội tiết nhỏ và hình tam giác nằm ở đầu mỗi quả thận. Các tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất một số hormone như adrenaline, aldosterone và cortisol.

Xem thêm: Tìm hiểu thêm về bệnh suy tuyến thượng thận để có phương pháp phòng tránh và điều trị kịp thời. 

Tuyến thượng thận nằm trong vùng thượng vị

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến vùng thượng vị

Do vùng thượng vị liên quan đến rất nhiều cơ quan, một số tình trạng có thể gây đau hoặc khó chịu ở vùng này. Một trong những bệnh lý điển hình là:

1. Viêm dạ dày

Đây là một bệnh lý có biểu hiện viêm ở niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày có thể là kết quả của việc uống rượu, sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid, nhiễm trùng, chấn thương, thiếu máu hoặc thậm chí là căng thẳng. Điều này gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị. Nó thường đi kèm với các triệu chứng như giảm cân không kiểm soát và buồn nôn, nôn dai dẳng.

Ngoài ra còn có viêm dạ dày ruột. Đây là một tình trạng bệnh lý viêm nhiễm của dạ dày và ruột. Các triệu chứng mà người bệnh sẽ gặp phải cùng với đau vùng thượng vị là:

  • Đau tức vùng bụng.
  • Sốt.
  • Buồn nôn và nôn liên tục.
  • Tiêu chảy dữ dội.

2. Loét dạ dày

Việc sử dụng nhiều thuốc có thể dẫn đến một vấn đề sức khỏe khác được gọi là bệnh loét dạ dày. Trong trường hợp này các tế bào niêm mạc dạ dày bị vỡ. Loét dạ dày là có thể dẫn đến chảy máu trong nếu không được điều trị. 

Loét dạ dày ảnh hưởng đến vùng thượng vị

3. Viêm tuyến tuỵ

Một tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến vùng thượng vị là viêm tuyến tụy. Đây là tình trạng tuyến tụy bị viêm do uống quá nhiều rượu, do sỏi mật hoặc các enzym tiêu hóa hoạt động quá mức. 

Viêm tụy là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau thượng vị. Viêm tụy có thể cấp tính hoặc mãn tính. Trong trường hợp viêm tụy cấp tính sẽ có những cơn đau dữ dội lan ra sau lưng. Trong viêm tụy mãn tính thì cơn đau sẽ khá nhẹ.

4. Viêm phúc mạc

Là một tình trạng viêm ảnh hưởng trực tiếp đến các mô lót ở thành trong của bụng. Các mô lót này bao phủ các cơ quan trong ổ bụng, bao gồm cả các cấu trúc bên trong vùng thượng vị. Thông thường, yếu tố dẫn đến sự phát triển của viêm phúc mạc là nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc do chấn thương gây ra. 

5. Thoát vị

Một số loại thoát vị cũng có thể tác động tiêu cực. Ví dụ như thoát vị Hiatal xảy ra khi phần trên của dạ dày nhô ra qua thực quản. Đây là thoát vị xảy ra khi một phần của dạ dày đẩy lên qua cơ hoành vào lồng ngực. Nguyên nhân của loại thoát vị này có thể liên quan đến: béo phì, mang thai, tuổi già, do tai nạn hoặc do cơ hoành bị suy yếu.

6. Ung thư

Một số bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến vùng thượng vị. Cụ thể là ung thư dạ dày, tuyến tụy và ung thư gan. Đau vùng thượng vị do ung thư biểu mô dạ dày. Trong trường hợp này, cơn đau sẽ kèm theo giảm cân không chủ ý.

7. Trào ngược dạ dày thực quản [GERD]

Đây là một tình trạng bệnh lý mà người bị ảnh hưởng có cảm giác nóng rát phía sau vùng xương ức. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu đau thượng vị do GERD thì cơn đau sẽ trầm trọng hơn khi cúi, khom lưng hoặc nằm.

Trào ngược dạ dày thực quản

8. Khó tiêu axit

Khó tiêu axit còn được gọi là ợ chua. Đôi khi nó cũng có thể gây ra đau vùng thượng vị. Ợ chua gây ra cảm giác nóng rát ở ngực do lượng axit tiết ra nhiều từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác này.

9. Viêm loét hoành tá tràng

Tình trạng này cũng khá phổ biến sinh ra các cơn đau vùng thượng vị. Những vết loét này được hình thành do vi khuẩn H. Pylori. Nếu đau thượng vị do loét tá tràng thì người bệnh sẽ bị đau sau khi ăn một vài giờ.

10. Sỏi mật

Sỏi trong túi mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị. Tình trạng sỏi mật có thể làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật hoặc viêm túi mật. Các triệu chứng  có thể bao gồm:

  • Vàng da.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Ăn không ngon.
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Phân màu đất sét.
  • Đau bụng dữ dội sau khi ăn.

11. Chức năng gan

Các tình trạng như viêm gan cũng có thể gây ra đau thượng vị. Cơn đau này sẽ đi kèm với vàng da.

12. Ăn quá no

Việc ăn nhiều hơn mức cần thiết sẽ khiến dạ dày giãn nở vượt quá khả năng bình thường gây áp lực lên các cơ quan xung quanh dạ dày và gây ra tình trạng đau.

13. Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose có thể là một nguyên nhân khác gây đau thượng vị. Những người không dung nạp lactose gặp khó khăn trong việc phân hủy lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác.

14. Mang thai

Cảm giác hơi đau vùng thượng vị khi mang thai là điều rất bình thường. Điều này thường xảy ra do trào ngược axit hoặc áp lực trong bụng từ tử cung đang giãn nở. Sự thay đổi nồng độ hormone khi mang thai cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit và đau vùng thượng vị.

Mang thai gây cảm giác hơi đau vùng thượng vị

Các triệu chứng xảy ra khi có vấn đề ở vùng thượng vị là gì?

Vì có nhiều tình trạng bệnh có thể xảy ra ở thượng vị, do đó các triệu chứng gặp phải cũng rất đa dạng.

Một số triệu chứng có thể gặp gồm:

  • Đau bụng.
  • Chướng bụng.
  • Ợ hơi thường xuyên.
  • Ợ nóng.
  • Táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
  • Buồn nôn.
  • Cơn đau này do tim: Trong trường hợp bị đau vùng thượng vị kèm theo tức ngực, đánh trống ngực, khó thở và cơn đau lan sang cánh tay trái thì nên đi khám ngay.

Cách khám và chẩn đoán bệnh lý vùng thượng vị

Để thực hiện, đầu tiên bác sĩ điều trị sẽ lấy bệnh sử chi tiết và tiến hành khám sức khỏe. Sau đó, sẽ tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng vùng thượng vị.

  • CBC: Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra nồng độ hemoglobin và hematocrit để xác định nguồn gốc của cơn đau.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này được thực hiện để kiểm tra nồng độ enzym trong cơ thể, cụ thể là enzym tuyến tụy để xem liệu có sự hiện diện của viêm tụy gây đau vùng thượng vị hay không. Vì trong trường hợp này, nồng độ enzym sẽ tăng cao.
  • ESR: Thử nghiệm này được thực hiện để xác định sự hiện diện của chứng viêm trong cơ thể.
  • Chụp X-quang vùng bụng: để tìm bất kỳ khối nào gây đau.
  • Nội soi: trong trường hợp nghi ngờ thực quản có vấn đề thì bác sĩ có thể tiến hành nội soi để xác định nguyên nhân.
  • Các xét nghiệm khác: phân tích nước tiểu, chụp CT hoặc MRI có thể được thực hiện để tìm nguyên nhân gây đau thượng vị tùy thuộc vào các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải.

Các bệnh lý ở vùng thượng vị điều trị như thế nào?

Việc điều trị các bệnh lý ở vùng thượng vị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Trong trường hợp cơn đau đến và tự khỏi trong vài giờ, không có các triệu chứng khác kèm theo thì không cần điều trị. Trong trường hợp nếu có các triệu chứng khác kèm theo đau vùng thượng vị thì cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và kiểm tra.

Thượng vị là vùng có chứa nhiều cơ quan quan trọng đối với cơ thể. Đây đều là những cơ quan có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta. Những thay đổi bất thường xảy ra ở vùng thường vị đều cảnh báo nguy cơ vấn đề sức khỏe cần quan tâm. Việc duy trì lối sống lành mạnh, năng động và thường xuyên kiểm tra sức khỏe sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh tật hơn.

Video liên quan

Chủ Đề