Tại sao có thể trải qua bao thăng trầm

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Ki?u Nguyên Tùng, Nguyen Tung Kieu

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Ki?u Nguyên Tùng, Nguyen Tung Kieu

Giới thiệu về cuốn sách này

GN - Cuộc sống vốn dành cho con người nhiều thử thách, áp lực. Làm sao và chuẩn bị thế nào để có đầy năng lượng đặng đối diện, bước qua thăng trầm trong an vui? Đó là điều mà nhiều người trẻ quan tâm trong dịp đầu năm mới.


Bạn trẻ quan tâm đến cách nạp năng lượng để làm hành trang cho cuộc sống - Ảnh: NVCC

Bàn tròn trang Tuổi trẻ Giác Ngộ đầu năm ghi nhận những câu chuyện dễ thương của những người trẻ, tìm đến Sư cô Thích nữ Nhuận Bình, tác giả quyển sách “Bước qua thăng trầm”. Họ đến để lắng nghe, chọn cho mình chìa khóa, tháo những nút thắt, kiến tạo hạnh phúc, tìm cách bước qua thăng trầm, mà vẫn cảm thụ được những giá trị sống.

 
Năm mới, tư duy mới

Mở đầu cho câu chuyện làm sao để người trẻ trị liệu, bình tâm đối diện và vượt qua sóng gió cuộc đời, bạn trẻ đặt ra. Bằng chính sự trải nghiệm của bản thân, Sư cô Nhuận Bình chia sẻ: Chẳng ai trên đời muốn cuộc sống mình gặp nhiều xui rủi, chông chênh. Điều quan trọng là thái độ của chúng ta đối diện và ứng xử thế nào khi có những điều bất như ý đến. Dù muốn hay không, buồn hay vui thì đó vẫn là điều tất yếu của cuộc sống. Chính nó sẽ tạo nên sắc, hương, vị cho tuổi trẻ của mỗi người.

Vậy thì, khi đối diện với những vấp ngã, thất bại, buồn vui, người trẻ cần làm gì đây! Khóc, tuyệt vọng, buông xuôi hay bỏ cuộc?

“Tất cả đều không nên. Chúng ta có thể buồn, có thể ôm gối khóc nhưng tuyệt đối đừng để mình bỏ cuộc, quay lưng. Đau thương, thất bại đến để chúng ta có cơ hội nhìn lại chính mình, cho phép mình được học hỏi, được trải nghiệm để trưởng thành hơn, để khôn lớn hơn. Bởi bài học thất bại chính là bài học tốt nhất, giúp chúng ta nhớ lâu nhất.

Thất bại, tổn thương chính là hồi chuông cảnh báo, rằng chúng ta nên sống chậm lại, tập nhìn sâu, hiểu thấu. Thay vì cứ hướng về phía trước, trườn ra bên ngoài với những cảm xúc xô bồ, bấp bênh, chúng ta nên quay lại với chính mình, nhìn sâu vào tâm hồn mình, xem mình cần gì, thiếu gì. Bởi nếu chưa từng cho tâm hồn mình một bến bờ vững chãi, tựa nương, bạn nhất định sẽ bị vòng xoáy của cuộc đời trói buộc, khổ đau sẽ không thể vượt qua, sóng gió cuộc đời sẽ dễ dàng nhấn chìm bạn”, Sư cô gợi ý với người trẻ.

Làm sao để bước qua thăng trầm một cách an vui nhất?

Đó là câu hỏi thu hút nhiều sự quan tâm của người trẻ và đó cũng là điều nhiều bạn mong chờ câu trả lời.

Sư cô Nhuận Bình nhắc lại bài thơ của thầy Thích Minh Niệm: “Nếu không có khổ đau/ Biết đâu là hạnh phúc/ Nhờ mộng mị hôm nào/ Ta tìm về tỉnh thức”. Điều đó có nghĩa, hạnh phúc và khổ đau là hai phạm trù tất yếu của cuộc sống. Có khổ đau, có sóng gió, chúng ta mới biết trân quý những tháng ngày bình yên, hạnh phúc.

Cuộc đời rất ngắn, liệu bạn còn đủ nước mắt, thời gian để sống hết cho những nỗi đau chạy dài theo năm tháng? Thế nên, có những thứ trong đời, bạn không cần phải nhớ thật kỹ, thật lâu, bởi quên càng sớm thì bớt đau khổ càng nhanh. Mọi vết thương lòng dù lớn, dù nhỏ đều phải nhanh chóng nhận diện và chữa trị. Mọi cung bậc thăng trầm đều phải tự mình vững chãi bước qua.

Sư cô Nhuận Bình đúc kết: “Thay vì cứ ôm mãi khổ đau, tuyệt vọng bên lòng, hãy cho mình cơ hội để buông bỏ quá khứ, trân trọng hiện tại và sống hết lòng ở giây phút này. Thay vì chạy trốn khổ đau, hãy quay lại sống cùng với chúng, cho chính mình cơ hội để được trải nghiệm cuộc sống nhiệm mầu. Bởi thứ đau thương cũng là chất xúc tác để gieo trồng hạnh phúc. Đó là cách mà bạn có thể bước qua thăng trầm một cách vững chãi nhất”.

Công việc, cuộc sống và chuyện cân bằng

Cuộc sống vốn rối ren, phức tạp bởi mỗi ngày chúng ta phải đối diện với những căng thẳng, áp lực từ công việc, gia đình, các mối quan hệ, những thách thức. Đôi lúc chúng ta thậm chí quên mất mình cũng cần được chăm sóc, quan tâm, nghỉ ngơi, hoặc giả quên luôn cả chút ít thời gian sống cho chính mình. Chúng ta nên làm gì đây?

Sư cô Nhuận Bình đặt ngược lại câu hỏi: Trốn chạy chăng, hay tìm một nơi nào đó để ẩn nấp? Không thể được, đúng không? Vì việc chạy trốn chính cuộc sống của chính mình chỉ là nhất thời mà thôi. Thứ chúng ta cần là tìm ra lời giải cho câu hỏi: “Cân bằng thực chất là gì?”.

Suy nghĩ tích cực thêm một chút nhé, bạn của tôi. Có thể mọi thứ trong cuộc đời luôn đi cùng những rắc rối, nhưng chúng ta đều xử lý được một cách êm đẹp nếu biết cách suy nghĩ tích cực và lạc quan. Cùng với những công việc ấy, con người ấy, nhưng nếu như thử nhìn sang một hướng khác, chúng ta sẽ phát hiện ra những điều lý thú, nhiều điểm sáng đã bị cặp mắt thành kiến che mờ bấy lâu nay. “Khi chúng ta sống có ý thức, tỉnh thức hơn về cuộc sống, lý tưởng sống của mình, nỗi khổ niềm đau mỗi ngày sẽ ít lại, niềm vui và lối sống tích cực, đạo đức mỗi ngày được nhân lên. Tin tôi đi, bạn sẽ làm được điều ấy và biến mọi trở ngại thành thứ tốt đẹp cho chính mình”, đó là thông điệp mở lòng Sư cô gửi đến người trẻ.

Mỗi người đều có chìa khóa hạnh phúc

Khi bạn trẻ nói sâu hơn về những nốt trầm của cuộc đời, đôi lúc bế tắc và không thấy hạnh phúc hiện diện. Có bạn lúng túng, đặt câu hỏi không biết hạnh phúc được bắt nguồn từ đâu.

Dẫn lời chia sẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma từng nói: “Hạnh phúc không có sẵn, nó xuất phát từ hành động của chính chúng ta”, Sư cô Nhuận Bình bày tỏ: “Muốn có một cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc, an nhiên, chúng ta nhất định phải thay đổi tư duy và hành động. Tư duy tích cực, hành động tích cực, biết hiến tặng tình yêu thương, nhất định sẽ đưa đến đời sống vẹn tròn ý nghĩa. Như vậy, bí kíp để có một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc chính là: Thay đổi cách bạn nhìn cuộc sống, và cuộc sống sẽ thay đổi theo cách bạn muốn”.

Từ đó, người trẻ hiểu rằng, hạnh phúc không phải là món quà đắt giá mà ai đó đã mua để tặng cho mình, nó chỉ là niềm vui nhất thời thôi. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi nó được xuất phát từ bên trong chúng ta, do chính chúng ta tự mang đến cho mình. Cho dù là hoàn cảnh sống, các mối quan hệ hay bất cứ thứ gì trên cuộc đời này cũng đều không có quyền khiến bạn khổ đau hay hạnh phúc, trừ phi chính bạn muốn chuốc lấy điều đó cho mình.

Thế nên, hãy trân trọng cuộc sống, trân trọng mọi nhân duyên trong đời, biết sống chậm, biết buông xả đúng lúc, biết yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ thấy cuộc đời này đẹp lắm!



Quyển sách hay dành cho các bạn trẻ

Về quyển sách “Bước qua thăng trầm”“Bước qua thăng trầm” là tác phẩm được Sư cô Thích nữ Nhuận Bình chấp bút, Nxb Văn Hóa Văn Nghệ TP.HCM và Saigon Books ấn bản lần đầu 5.000 cuốn dịp cuối năm 2019. Những sẻ chia, trải lòng sau mỗi trang sách, chính là các mảnh ghép đa sắc màu từ đời sống thực tế mà bản thân tác giả đã có cơ hội lắng nghe. Cuộc sống vốn rất thăng trầm, nhưng giá trị từ những bài kinh Đức Phật dạy cũng chính là cánh cửa vi diệu để mở ra chân trời mới cho những đau thương, mất mát của con người. Tác giả đã dựa vào đời sống thực tế của nhân sinh, ứng dụng lời Phật dạy để chế tác thành các món ăn tinh thần bổ dưỡng, giúp con người sống tỉnh thức, bình an, hạnh phúc và nhẹ nhàng bước qua mọi khúc quanh trong kiếp sống vốn nhiều trắc trở này.

“Bước qua thăng trầm” là quyển sách thứ 4, được Sư cô Nhuận Bình chấp bút. Trước đó, tác phẩm “Giữa đôi dòng”, “Mở lối yêu thương” và “Gieo mầm hạnh phúc” cũng được nhiều bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ đón nhận.

Bước qua thời thanh niên sôi nổi, người ở tuổi trung niên hiểu rằng không cần quá nhiều bạn bè thì họ vẫn ổn

Bạn bè dựa trên chất lượng chứ không phải số lượng. Có nhiều người bạn hơn làm bạn phải giao lưu và giải trí nhiều hơn. Trên thực tế, đó là một sự lãng phí thời gian. Khi bạn bè tụ họp thường uống rượu, ăn uống đến say xỉn và nếu bạn tham gia vào những cuộc vui này, bạn sẽ khó có thể kiềm chế và giữ được sự tỉnh táo.

Những người bạn thật sự đối xử với nhau không phải bằng cách lấy lòng, mà bằng sự chân thành. Những người giúp đỡ lẫn nhau không bận tâm đến việc họ nhận được hay mất bao nhiêu, mà là để sưởi ấm bằng trái tim và ảnh hưởng lẫn nhau bằng cảm xúc. Dù cho mối quan hệ giữa được và mất có sự cân bằng hay không cân bằng, nhưng khi cho đi bạn sẽ có cảm giác thanh thản, nhẹ nhõm với một tâm lý thoải mái.

Vậy tại sao bạn nên nghiêm túc với các mối quan hệ bạn bè? Vì nhiều người, dường như rất thân thiết, nhưng khi bạn gặp khó khăn thất bại, họ dường như biến mất. Có bao nhiêu người làm bạn bè với nhau vì lợi ích, chứ không phải vì sự chân thành để khuyến khích động viên lẫn nhau. Khi những lợi ích không còn nữa, họ sẽ phản bội bạn vì lợi ích riêng của mình.

Khi ở tuổi trung niên, người ta không còn theo đuổi sự hão huyền như khi còn 20 tuổi

Có nhiều điều với sự hào nhoáng bên ngoài nhưng thật trống rỗng bên trong. Có bao nhiêu những điều bạn nhận được, bạn thích thú với chúng và sau đó là sự vô vị bởi vì bạn không thực sự cần chúng.

Đừng lãng phí những gì bạn có. Ví dụ, phòng của bạn có máy chạy bộ bạn đã từng thích, nhưng sau đó chiếc máy đầy bụi bặm vì không được sử dụng hàng ngày bởi vì bạn chuyển sang chạy ngoài trời. Hãy nhìn xung quanh, có lẽ góc nhà bạn bị che khuất với những đồ vật nhỏ khác lâu ngày không sử dụng mà thậm chí bạn còn không nhớ nữa. Những thứ có thể bị lãng phí, hãy bỏ nó đi ngay từ đầu để lại một chút không gian phát triển và nuôi dưỡng trái tim của bạn.

Không như thời trẻ có thể thức thâu đêm cho những cuộc vui, với người ở tuổi trung niên, sức khỏe là điều quan trọng nhất, là sự giàu có lớn nhất trong cuộc sống

Khi còn trẻ, mọi người thường nói về các bữa nhậu và những buổi đi chơi thâu đêm suốt sáng. Nhiều người sẽ thức suốt đêm, luôn "tham lam" những khoảnh khắc vui vẻ và ăn quá nhiều thức ăn gây tổn thương cho cơ thể.

Bây giờ tôi hiểu rằng một cơ thể tốt là nền tảng cho hạnh phúc.Bạn phấn đấu vì bản thân, vì gia đình, bạn làm thêm giờ và mệt mỏi với công việc bộn bề, điều này là không đáng. Sau này, dù giàu có bao nhiêu thì bạn cũng không thể mua được một cơ thể khỏe mạnh.

Ở tuổi trung niên, người ta đã già để nói về tình yêu nhưng không còn quá sớm để nói về cái chết

Bạn yêu ai đó rất nhiều, nhưng bạn vẫn có trách nhiệm và áp lực không thể bỏ qua được. Hãy đặt tình yêu xuống, để chúng tự do đến, tự do đi một cách thoải mái. Có lẽ buông bỏ tình yêu là rất đau khổ, nhưng thà có một nỗi đau ngắn còn hơn một nỗi đau dài. Tình yêu là một phần quan trọng, nhưng không phải là tất cả của cuộc sống, vậy nên hãy học cách buông tay thật nhẹ nhàng.

Khi đến tuổi trung niên, mọi người vẫn thường nói rằng họ không già, và vẫn còn quá sớm để nói về cái chết. Đây là một nỗi hổ thẹn về tuổi tác mà nhiều người thường không muốn nhắc đến. Họ luôn nghĩ rằng sự im lặng là vàng, nhưng hãy nhìn vào mái tóc đã có nhiều sợi bạc trên đỉnh đầu. Hóa ra họ không còn trẻ nữa.

Người ở tuổi trung niên không muốn làm hài lòng bất cứ ai nữa, họ bắt đầu sống cho chính mình

Khi còn trẻ, bạn luôn cố gắng để làm hài lòng người khác. Một hoặc hai lần cố ép mình để làm hài lòng người khác có thể là điều bình thường, nhưng nếu liên tục phải ép bản thân như vậy, nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh và bạn sẽ chỉ làm bản thân ngày càng chịu nhiều tổn thương hơn mà thôi.

Tôi đã từng nghĩ rằng mọi thứ đều ổn, mọi người đều thích tôi.Bây giờ tôi hiểu rằng tôi không phải là đồng tiền để tất cả mọi người đều hài lòng.Bạn tốt với tôi, tôi sẽ nhân đôi điều đó với bạn, bạn chống lại tôi, tôi không cần phải lo lắng về bạn nữa.Sống tự do và dễ dàng một chút, đừng bị trói buộc bởi đôi mắt của người ngoài.

Bởi vậy, khi ở tuổi trung niên, hãy đừng cố gắng ép bản thân để làm hài lòng bất cứ ai nữa, thay vào đó hãy ở bên những người mang lại cảm giác thoải mái, nắm tay những người có trái tim ấm áp và trò chuyện với những người bạn chân thành.

Khi ở tuổi trung niên, hãy nghỉ ngơi khi mệt mỏi, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, không đánh cược với sức khỏe, vì ngay cả những người khỏe mạnh cũng sẽ thua. Hãy để độ tuổi trung niên giúp bạn trở thành một người khiêm tốn với trái tim như một tấm gương để phân biệt giữa đúng và sai, không vội vã, không buồn phiền hay bất mãn.

Vứt bỏ 3 điều này trước tuổi trung niên, đời bạn không hề mất đi thứ gì mà còn lên như diều phơi phới


Video liên quan

Chủ Đề