Đầu tư chất xám là gì

Chảy máu chất xám là gì?

Tương tự: Brain drain

Chảy máu chất xám [Brain drain]là khái niệm ám chỉ sự di cư của lực lượng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao từ nước nghèo sang các nước giàu.

Đào tạo vào năng lực chuyên môn chính là đầy tư vào vốn nhân lực và ở các nước nghèo thường rẻ hơn, vì việc cung cấp chúng là một hoạt động sử dụng nhiều lao động. Những người có năng lực chuyên môn hoặc được đào tạo thường chuyển sang sống ở các nước phát triển, vì ở đó lợi suất thu được từ vốn nhân lực của họ cao hơn.

Sự di cư này thường được luật pháp và các yếu tố thể chế khuyến khích. Hầu hết các nước phát triển đều có cơ chế mở để tiếp nhận những người di cư có trình độ chuyên môn cao.

[Tài liệu tham khảo:Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra số lượng lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế. Chính quyền các nước đã đề ra những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay về bằng nhiều biện pháp.

Nguyên nhân chảy máu chất xám

Các nguyên nhân chính của lực hút chất xám ở các nước có điều kiện:

  • Lương cao, mức sống cao

  • Nền khoa học - công nghệ cao

  • Môi trường học tập và làm việc tốt

  • Cơ chế tuyển dụng công bằng

  • Có chính sách ưu đãi đối với người tài.

Ưu và nhược điểmcủa chảy máu chất xám

​​Ưu điểm

Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gửi những số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu tư và chi dùng.

Người dân sống ở hải ngoại cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại.

Nhược điểm:

Khi người tài bỏ xứ ra đi, quốc gia thường mất một nguồn vốn nhân lực tốt cho việc phát triển vì theo lí thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển này quan trọng nhất so với các yếu tố như tài chính, tài nguyên thiên nhiên hay cấu trúc kinh tế [infrastructure].

Quốc gia bịchảy máu chất xámcòn mất nguồn lực đầu tư vào việc giáo dục cho trẻ em và mức độ thua kém của quốc gia về mọi phương diện phát triển [xã hội, kĩ thuật, đồng lương và năng xuất] càng ngày càng tăng so với thế giới. Trong cuộc đua kinh tế và kĩ thuật, vấn đề tương quan sức mạnh rất nghiêm trọng, một khi đã thua kém thì mức độ cạnh tranh lại càng khó hơn.

Người đăng: hoy Time: 2020-08-19 10:09:07

Video liên quan

Chủ Đề