Dđặc điểm triết học cổ đại trung quốc năm 2022

Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Trung Quốc đất đai rộng lớn, có hai con sông lớn Hoàng Hà và Trường Giang, là một trong những nước có nền văn minh hình thành sớm nhất và rực rỡ nhất trong lịch sử.
Triết học Trung Quốc suy cho cùng là sự phản ánh xã hội Trung Quốc. Triết học Trung Quốc có mầm mống từ lâu, nhưng thực sự nở rộ vào khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ III  tr.CN. Đây là thời kỳ biến đổi dữ dội, chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến kiểu phương Đông – thời kỳ Đông Chu liệt quốc hay Xuân Thu chiến quốc với chiến tranh liên miên, tàn khốc, trật tự xã hội cũng như luân lý đạo đức sụp đổ, cái cũ đã qua, cái mới chưa đến, lòng người chao đảo không biết đi về đâu.

Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc là thời kỳ hai chế độ xã hội chuyển giao, đấu tranh giai cấp gay gắt, chiến tranh liên miên. Đó là thời kỳ “Bá đạo lấn át vương đạo”, thời kỳ: Vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con. Đạo đế vương mờ tối, người đời say đắm đường danh lợi, không ai muốn làm điều nghĩa nữa. Để góp phần cứu vãn tình thế đó, “Bách gia chư tử” ra đời. Nhiều nhà tư tưởng muốn trình bày quan điểm của mình, phê phán trật tự xã hội cũ, đề ra mẫu hình xã hội tương lai.

Phải nói lịch sử Trung Quốc, đây là thời kỳ có một không hai về tự do học thuật, bởi vậy, các trường phái triết học mọc lên như nấm gặp mưa rào. Nền văn minh Hoa Hạ rộng lớn đặc sắc đã được đặt nền móng từ đấy với các tư tưởng phong phú và đa dạng, phức tạp. Nó cũng chứa đựng những mâu thuẫn nhiều khi rất gay gắt. Khái quát lại có 9 hệ thống triết họcchính xuất hiện: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm Dương gia, Danh gia, Nông gia, Tung hoành gia, Tạp gia [có thuyết còn cho có thêm trường phái Tiểu thuyết gia]. Có thể khái quát một số đặc điểm của lịch sử xã hội Trung Quốc như sau:

Một là, công xã nông thôn được bảo tồn lâu dài trong suốt thời kỳ lịch sử cổ – trung đại, với hạt nhân của nó là chế độ đại gia đình phụ quyền [tông pháp] được xác lập vững chắc. Địa vị của người con trưởng quan trọng nhất trong nhà, trách nhiệm cũng lớn nhất, được hưởng gia tài, giữ việc hương khói.

Hai là, ở Trung Quốc, nhà nước ra đời trên cơ sở trình độ kỹ thuật còn non kém [đồ sắt chưa được sử dụng  phổ biến]; trong xã hội, mức độ phân hóa giai cấp chưa sâu sắc. Hình thức bóc lột là hình thức cống nạp; tô và thuế nhập làm một. Mối quan hệ của các thành viên trong xã hội đối với nhà nước là quan hệ của thần dân đối với vua chứ không phải là mối quan hệ của công dân đối với nhà nước.

Ba là, ruộng đất công, trên nguyên tắc, toàn bộ đất đai trong toàn quốc là thuộc quyền sở hữu của nhà vua, mọi người dân chỉ có quyền sử dụng đất. Chỉ bằng một quyết định, nhà nước có thể tịch thu ruộng đất của bất cứ ai.

Bốn là, cho đến trước khi bị chủ nghĩa thực dân tư bản phương Tây xâm lược, trên đất nước Trung Quốc chưa hề có một cuộc cách mạng xã hội theo đúng nghĩa. Trong lòng xã hội, các kết cấu mới – cũ đan xen lẫn nhau, cùng cộng sinh bên nhau trong suốt quá trình lịch sử. Thế kỷ VIII tr.CN phân tầng xã hội đã bắt đầu biến đổi sâu sắc, kết cấu giai tầng phức tạp, xung đột đã gay gắt.
Năm là, Trung Quốc được gọi là một trong những nước có nền văn minh sớm nhất và rực rỡ nhất trong lịch sử, cho đến năm 1911, lịch sử Trung Quốc trải qua ba thời kỳ kế tiếp nhau: thời kỳ thượng cổ, cổ đại, trung cổ. Tuy nhiên, tư tưởng triết học Trung Quốc chỉ nở rộ ở nửa cuối thời kỳ cổ đại [vào thời Đông Chu] và được duy trì phát triển ít nhiều ở thời kỳ Trung cổ.

Xuất hiện và phát triển trong điều kiện như vậy, triết học Trung Quốc có một số đặc điểm cơ bản sau:  

1. Thứ nhất, triết học Trung Quốc nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Đây là tư tưởng xuyên suốt nhiều trường phái, học thuyết khác nhau. Trong những kinh điển chủ yếu của Nho giáo [Kinh dịch, Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử…] đều nhất quán tư tưởng “biết đến cùng cái tính của con người thì cũng có thể biết đến cùng cái tính của vạt vật trời đất”. Ngoài ra, các trường phái, học thuyết khác cũng thể hiện rõ quan điểm này, Trang Chu cho rằng, trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một…

2. Thứ hai, triết học Trung Quốc xuất phát từ con người, lấy con người làm vấn đề trung tâm. Nghiên cứu thế giới cũng chỉ nhằm làm rõ vấn đề con người. Tuy nhiên con người không được chú ý trên tất cả các mặt mà chỉ chú ý trên khía cạnh luân lý, đạo đức. Vấn đề bản thể luận trong triết học Trung Quốc rất mờ nhạt, còn trong triết học phương Tây lại đặt trọng tâm vào nghiên cứu thế giới, vấn đề con người cũng chỉ được bàn tới nhằm giải thích thế giới. Do đó, khác với triết học Trung Quốc, trong triết học phương Tây, vấn đề bản thể luận rất đậm nét.

Về bản chất con người [tính người, Khổng Tử cho gần nhau [giống nhau], nhưng do tập quán, phong tục mà xa nhau [khác nhau] [“Tính tương cận, tập tương viễn”]; Mạnh Tự cho tính người [nhân tính] vốn thiện; Tuân Tử cho tính người vốn ác; Cáo Tử cho tính không thiện cũng không bất thiện. Đổng Trọng Thư đưa ra tính tam phẩm, còn Hàn Dũ đưa ra có tính ba bậc.
Về số phận con người, Nho giáo quy tất cả là do mệnh trời; Tuân Tử cho rằng con người có thể thắng được trời. Từ đó triết học Trung Quốc hướng đến mẫu người lý tưởng như sĩ, quân tử, đại trượng phu, thánh nhân.

3. Thứ ba, triết học Trung Quốc ít tồn tại dưới dạng triết học thuần túy mà thường được trình bày xen kẽ hoặc ẩn giấu đằng sau với những vấn đề cấu trúc xã hội, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật. Vì vậy, ở Trung Quốc ít khi có triết gia và các phần triết học độc lập. Cho nên, nếu ở phương Đông nói chung, Trung Quốc nói riêng triết học ẩn giấu đằng sau các khoa học khác thì ở phương Tây ngay từ đầu, triết học đã là một khoc học độc lập, các khoa học khác lại ẩn giấu ở đằng sau triết học ở vào buổi bình minh của nó.

4. Thứ tư, về mặt nhận thức, triết học Trung Quốc bàn nhiều về vấn đề trực giác tâm linh, những vấn đề phi lý tính. Phương pháp nhận thức này, xét về góc độ nào đó nó phù hợp với đối tượng mà nó đặt ra để nghiên cứu. Nó thường không được trình bày dưới dạng hình thức hệ thống lý luận lôgic như các tác phẩm triết học hiện đại. Nhìn chung, lý luận nhận thức trong triết học Trung Quốc là phiến diện, không xem giới tự nhiên là đối tượng nhận thức, mà chỉ nhận thức chủ yếu về mặt luân lý đạo đức.

5. Thứ năm, triết học Trung Quốc vừa thống nhất vừa đa dạng. Thống nhất ở chỗ nó đều nhằm mục đích ổn định xã hội, chấm dứt chiến tranh, chẳng hạn, Nho gia đưa ra đường lối chính danh, đức trị; Pháp gia đưa ra đường lối pháp trị; Mặc gia đưa ra đường lối kiêm ái; Đạo gia đường lối vô vi… Nó đa dạng ở chỗ có rất nhiều trường phái, khuynh hướng tư tưởng, với 9 trường phái và đặc biệt nổi bật hơn cả là 6 trường phái lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống, trong lịch sử xã hội là: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm Dương gia, Danh gia. Mỗi nhà đều có chủ trương, đường lối riêng của mình.

Trong các trào lưu triết học Trung Quốc cổ đại, thường đan xen các yếu tố duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không gay gắt quyết liệt như ở phương Tây. Chẳng hạn như:

– Nho giáo về cơ bản là duy tâm, nhưng vẫn có những luận điểm duy vật, nhất là ở thời kỳ đầu.
– Đạo gia, Mặc gia, Âm Dương ngũ hành gia bên cạnh những luận điểm duy vật lại có cả những luận điểm duy tâm

Trong suốt chiều dài hơn 2.000 năm phong kiến Trung Hoa, các học thuyết cổ đại thường được các nhà tư tưởng phong kiến kế thừa, tự nhận thuộc về trường phái đã có nào đó từ thời cổ đại mà không lập ra học thuyết mới cho nên sự phát triển của triết học Trung Quốc chủ yếu theo hướng từ từ thay đổi về lượng mà ít thấy có sự nhảy vọt về chất.

6. Phép biện chứng trong triết học Trung Quốc thể hiện trong học thuyết biến dịch [Kinh dịch]; sự tương tác giữa âm dương, ngũ hành; trong học thuyết Lão Tử. Nhìn chung, biện chứng trong triết học Trung Quốc vẫn còn thô sơ, đơn giản, biện chứng vòng tròn, tuần hoàn khép kín.
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba dòng chủ đạo, kiến tạo nên hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc, song trên thực tế, Nho giáo vẫn là dòng chủ đạo, đóng vai trò Trung Quốc.

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn triết học Trung Quốc phát triển rực rỡ, huy hoàng, được người đời sau xưng tụng là “bách gia tranh minh” [nhà nhà đua nhau cất tiếng] với sự xuất hiện của những triết gia lớn, như: Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử, Dương Tử... Những tư tưởng, học thuyết của các triết gia trên đã hình thành nên một nền triết học độc đáo, có tầm ảnh hưởng sâu rộng, tác động lớn lao đến toàn bộ đời sống chính trị-kinh tế-xã hội Trung Quốc từ cổ đại cho đến ngày nay.

Do những hoàn cảnh, điều kiện về địa lý, lịch sử, học thuyết, tư tưởng của các triết gia cổ đại Trung Quốc cũng xuất hiện sớm ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp cận, tìm hiểu triết học cổ đại Trung Quốc đối với bạn đọc Việt Nam ở thời điểm hiện tại lại không dễ dàng, thậm chí còn khó khăn bởi sự đứt gãy về ngôn ngữ, văn hóa do sự chuyển đổi hệ hình chữ viết từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ trong thế kỷ 20. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều học giả đã dày công dịch và công bố những nghiên cứu về các tác phẩm triết học Trung Quốc cổ đại bằng chữ Quốc ngữ. Trong số các công trình ấy, không thể không kể đến bộ "Bách gia tranh minh" của học giả Nguyễn Hiến Lê [1912-1984]. "Bách gia tranh minh" do Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản năm 2021, là tuyển tập 8 bộ sách bàn về 9 nhà triết học Trung Quốc cổ đại nổi tiếng của ông được viết trong nhiều năm khi còn tại thế, gồm: “Khổng Tử”, “Lão Tử”, “Trang Tử”, “Hàn Phi Tử”, “Liệt Tử và Dương Tử”, “Mặc Tử”, “Mạnh Tử”, “Tuân Tử”.

Ra mắt bộ sách “Bách gia tranh minh” của học giả Nguyễn Hiến Lê.Ảnh:MINH THU

Trong bộ sách gần 2.000 trang, học giả Nguyễn Hiến Lê như một “hướng dẫn viên” tài năng, nhiệt tình, tận tâm dẫn dắt bạn đọc “tham quan” khu rừng triết học Trung Quốc cổ điển muôn màu muôn sắc một cách thuận lợi, nắm bắt được những điểm cốt lõi, chính yếu nhất trong hệ thống tư tưởng trừu tượng, phức tạp của các triết gia, tránh lạc lối, sa vào những tiểu tiết. Theo đó, chúng ta bắt gặp các khái niệm “đức trị”, “chính danh”, “quân tử”, “tiểu nhân”... của Khổng Tử; triết lý “vô vi” của Lão Tử; tư tưởng “kiêm ái”, “phi công” của Mặc Tử; cái thú “tiêu dao du” của Trang Tử; phép “trị quốc” của Hàn Phi Tử; quan niệm “tính ác” của Tuân Tử, chủ trương “vị ngã” của Dương Tử...

Các tư tưởng, học thuyết kể trên được học giả Nguyễn Hiến Lê trình bày bằng tất cả sự nghiêm cẩn trong khoa học của một nhà nghiên cứu hàng đầu. Với các trước tác như: “Nam hoa kinh”, “Đạo đức kinh”, “Xung hư chân kinh”... ông nêu rõ nguồn gốc nhằm tránh vấn đề ngụy thư, điều vốn thường xảy ra trong nghiên cứu thư tịch cổ; tiến hành so sánh, đối chiếu cẩn thận các bản dịch của các dịch giả với bản dịch của chính mình, nêu rõ ưu, nhược điểm của từng bản dịch. Trước khi nêu chủ kiến về các tư tưởng, học thuyết của các triết gia, ông tham khảo, nhận xét, đánh giá nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước một cách tường tận, khách quan.

Có thể nói, bằng sự công phu, kỹ lưỡng, bài bản và văn phong giản dị, mạch lạc mà sâu sắc, bộ "Bách gia tranh minh" của học giả Nguyễn Hiến Lê giúp bạn đọc có cái nhìn vừa khái quát, vừa cụ thể, vừa đồng đại, vừa lịch đại về triết học cổ đại Trung Quốc, thấy được ở trong đó quy luật vận động của trời đất, nguyên tắc xử thế của con người, phương pháp “tu tâm”, “rèn thân”, “dưỡng tính”. Với ý nghĩa ấy, "Bách gia tranh minh"không đơn thuần chỉ là một bộ sách, mà đó còn là chìa khóa giúp con người tìm thấy sự an nhiên trong nhịp sống hiện đại gấp gáp ngày nay.

TSĐOÀN MINH TÂM

Video liên quan

Chủ Đề