Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn

Hiện nay bệnh sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tật về răng miệng. Bệnh xuất hiện rất sớm, ngay sau khi răng mọc [6 tháng tuổi], có tỷ lệ mắc rất cao và có xu hướng ngày càng gia tăng trong cộng đồng.

                                                   - Tác giả:  BS. Phạm Trung Hiếu                                                         CNĐD. Đào Hồng Quang

                                                        YS. Lương Kim Nguyên

TÓM TẮT

Bằng phương pháp mô tả cắt ngang 350 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Răng Hàm Mặt BVĐK Ba Tri, chúng tôi ghi nhận một số kết quả sau: tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng là 92,26%, tỉ lệ sâu răng ở nam giới 92,26% cao hơn ở nữ giới 90,1%, tỉ lệ sâu răng tăng dần theo độ tuổi và 100% bệnh nhân trên 63 tuổi bị sâu răng, sâu răng ở nhóm răng cối lớn cao nhất và sâu đến tủy chiếm đa số, những bệnh nhân có thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, hút thuốc lá, ăn nhiều đường dễ bị sâu răng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay bệnh sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tật về răng miệng. Bệnh xuất hiện rất sớm, ngay sau khi răng mọc [6 tháng tuổi], có tỷ lệ mắc rất cao và có xu hướng ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh đang dần trở thành một vấn đề được quan tâm sâu sắc của thế giới. Tổ chức Y tế thế giới [WHO] ghi nhận bệnh sâu răng là căn bệnh phổ biến trên thế giới, nhất là khu vực Châu Á và Mỹ Latin[1].

Bệnh sâu răng không chỉ gây ra các biến chứng tại chỗ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói và chức năng thẩm mỹ mà bệnh sâu răng còn gây ra nhiều biến chứng toàn thân nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe cũng như sinh hoạt của con người[4]. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh sâu răng rất tốn kém cả về tiền bạc và thời gian. Do vậy, công tác dự phòng bệnh là hết sức quan trọng nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong người dân, từng bước góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.

Để có cơ sở đánh giá và chủ động đề xuất các giải pháp can thiệp tích cực, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Khảo sát tình trạng sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân tại Phòng khám Răng-hàm-mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri" nhằm mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân tại Phòng khám Răng-hàm-mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri năm 2015.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân tại Phòng khám Răng-hàm-mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri năm 2015.

II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Là những bệnh nhân [BN] trên 6 tuổi đến khám ngoại trú tại phòng khám Răng-hàm-mặt Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri từ 01/6/2015 đến 31/8/2015.

1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu

BN trên 6 tuổi đến khám ngoại trú tại phòng khám Răng-hàm-mặt Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri từ 01/6/2015 đến 31/8/2015 đồng ý tham gia nghiên cứu.

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

BN không đầy đủ thông tin nghiên cứu, không đồng ý tham gia nghiên cứu, những người bị bệnh tâm thần, thần kinh…

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.

2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: toàn thể.

2.3. Phương tiện, dụng cụ nghiên cứu

- Phiếu khảo sát.

- Bộ đồ khám nha khoa.

- Công cụ và phương pháp thu thập số liệu: Bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận kết quả khám lâm sàng các cá thể trong đối tượng nghiên cứu được chuẩn bị sẵn.

2.4. Phương pháp khám, chẩn đoán sâu răng theo tiêu chuẩn của WHO

- Trên mỗi răng cần khám đủ 5 mặt răng, trên mỗi mặt răng phát hiện tất cả các lỗ sâu với phương pháp dùng đầu nhọn thám trâm nha khoa tì và di trên mặt răng chú ý các rãnh mặt nhai, các mặt tiếp giáp và ở cổ răng. Ghi nhận kết quả.

- Một người được chẩn đoán là sâu răng khi có ít nhất 01 răng bị sâu.

3. Phương pháp xử lý số liệu

Theo chương trình phần mềm R thế hệ 2014.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào tiêu chuẩn chọn mẫu chúng tôi thu thập được 350 BN đạt tiêu chuẩn và qua phân tích kết quả được ghi nhận như sau:

1. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng

Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng trong đối tượng nghiên cứu

* Nhận xét:

Số lượng người dân mắc bệnh sâu răng trong đối tượng nghiên cứu là 319 người, tỷ lệ 92,26% và số lượng người dân không mắc bệnh sâu răng là 31 người, tỷ lệ 8,86%.

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân

2.1. Yếu tố giới tính

Bảng 1. Tỷ lệ người dân mắc bệnh sâu răng phân bố theo giới tính

    Sâu răng

Giới

n

Sâu răng phân bố theo giới

So sánh % hai giới

SL

Tỷ lệ  %

Nam

168

155

92,26

p>0,05

Nữ

182

164

90,1

Tổng cộng

350

319

91,14

* Nhận xét:

Với kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sâu răng ở nam giới 92,26% cao hơn ở nữ giới 90,1%.

2.2. Yếu tố tuổi

Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng phân bố theo độ tuổi

     Sâu răng

Tuổi

n

Số người có sâu răng

So sánh tỷ lệ mắc bệnh sâu răng  giữa các độ tuổi

SL

Tỷ lệ  %

6 – 12

62

54

87

p63

33

33

100

Tổng cộng

350

319

91,14

* Nhận xét:

Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 32,5 tuổi.

Tuổi thấp nhất là 6 tuổi.

Tuổi cao nhất là 92 tuổi.

Tỉ lệ sâu răng thấp nhất ở nhóm 6-25 tuổi [87%] tăng dần đến nhóm 26-38 tuổi [90%] tiếp đến là nhóm 39-63 tuổi [97%] và cao nhất là nhóm BN trên 63 tuổi [100%].

2.3 Yếu tố nhóm răng

Biểu đồ 2. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng phân bố theo nhóm răng

* Nhận xét:

Tỉ lệ sâu răng xếp theo thứ tự: nhóm răng cối lớn > nhóm răng cối nhỏ > nhóm răng trước.

Tỉ lệ sâu răng cao nhất ở nhóm răng cối lớn hàm dưới 81,5%.

Tỉ lệ sâu răng thấp nhất ở nhóm răng trước hàm dưới 8,78%.  

2.4. Yếu tố các dạng sâu răng

Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng phân bố theo các dạng sâu răng

Phân loại sâu răng

Số lượng răng sâu

Tỷ lệ %

So sánh tỷ lệ

SR giữa các

loại tổn thương

Sâu men

167

28,12

P

Chủ Đề