Delta sống trong không khí bao lâu

Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nylon và sống sót tới 21 giờ trên da người.

Trên bề mặt nylong hay nhựa, thời gian bình quân tồn tại của chủng gốc của virus SARS-CoV-2 ghi nhận là 56 giờ; so với các biến thể khác là Alpha: 56 giờ; Beta: 191,3 giờ; Gamma 156,6 giờ và Delta là 114 giờ.

Tuy nhiên, cả chủng gốc và các biến thể trên đều không ăn thua gì so với Omicron. Biến thể Omicron có thời gian sống sót bình quân trên bề mặt túi nylong hay đồ nhựa là 193,5 giờ, tương đương với 8 ngày.

Hiện tại, các nhà khoa học Nhật Bản đã đệ trình nghiên cứu trên lên bioRvix để đánh giá.

Omicron tồn tại hơn 21 giờ trên da người

Trên các mẫu da tử thi, thời gian sống sót trung bình của virus SARS-CoV-2 là 8,6 giờ đối với chủng gốc và đối với các biến thể khác lần lượt là Alpha: 19,6 giờ; Beta 19,1 giờ; Gamma 11 giờ; 16,8 giờ đối với Delta và 21,1 giờ đối với Omicron.

"Nghiên cứu này chỉ ra rằng biến thể Omicron có sự ổn định trong môi trường cao nhất trong số các biến thể đáng quan ngại [VOC]. Tính ổn định cao trong môi trường của Omicron cũng là một trong những nhân tố cho phép biến thể Omicron thay thế Delta và sẽ lây lan nhanh chóng", các tác giả cho biết.

Tiếp tục trở thành mối lo chủ đạo trên thế giới, Omicron hiện nay có mặt ở tất cả quốc gia Liên minh châu Âu [EU] và đã trở thành biến thể chủ đạo ở phần lớn các nước thành viên EU. Thông tin trên do Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Âu [ECDC] đưa ra.

Ở châu Âu, các nước có tỷ lệ ca nhiễm mới Omicron cao nhất phát hiện qua giải trình tự gene là Phần Lan [99,9%], Bỉ [99,7%], Malta [99,3%] và Đan Mạch [98,8%].

Mặc dù các biến thể thường kháng ethanol [cồn thường được dùng trong chất sát khuẩn và nước rửa tay] hơn so với chủng gốc gây ra COVID-19, tất cả các biến thể của virus đều bị bất hoạt trên da sau 15 giây sử dụng nước rửa tay sát khuẩn có chứa cồn.

Do đó các nhà khoa học kết luận rằng thực hành các biện pháp khử khuẩn hiện tại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] như rửa tay sử dụng chất sát khuẩn vẫn là biện pháp tốt để ngăn ngừa COVID-19.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Đeo khẩu trang có thể là phương tiện hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19

Phát hiện này nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc lây truyền COVID-19 trong phạm vi ngắn, nên việc giữ khoảng cách vật lý và đeo khẩu trang có thể là phương tiện hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm.

"Nguy cơ phơi nhiễm lớn nhất là khi bạn ở gần ai đó bị nhiễm virus"- Giáo sư Jonathan Reid, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí dung của Đại học Bristol và là tác giả chính của nghiên cứu trên cho biết.

"Khi bạn di chuyển ra xa hơn, không chỉ lượng virus phát tán ra bị loãng đi, virus đã mất khả năng lây nhiễm do thời gian" – GS Reid khẳng định.

Cho đến nay, giả định  về việc virus tồn tại được bao lâu trong các giọt nhỏ trong không khí đều dựa trên các nghiên cứu liên quan đến việc phun virus vào các bình kín có tên là trống Goldberg - vật có tác dụng xoay để giữ các giọt nhỏ trong không khí.

Sử dụng phương pháp này, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng virus lây nhiễm vẫn có thể được phát hiện sau 3 giờ. Tuy nhiên, những thí nghiệm như vậy không tái tạo chính xác những gì xảy ra khi con người ho hoặc thở.

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol đã phát triển một thiết bị cho phép tạo ra bất kỳ số lượng nhỏ nào có chứa virus và đưa chúng bay nhẹ nhàng giữa hai vòng điện trong khoảng thời gian từ 5 giây đến 20 phút, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ, độ ẩm và tia cực tím, cường độ ánh sáng của môi trường xung quanh chúng.

"Đây là lần đầu tiên mô phỏng những gì virus thể hiện trong quá trình thở ra" –  GS Reid cho biết.

Nghiên cứu này cho rằng khi các phần tử virus rời khỏi điều kiện tương đối ẩm và giàu carbon dioxide của phổi, chúng nhanh chóng mất nước và khô đi, trong khi quá trình chuyển đổi sang mức carbon dioxide thấp hơn là liên quan đến sự gia tăng nhanh chóng của pH.

Cả hai yếu tố này đều làm gián đoạn khả năng lây nhiễm sang tế bào người của virus, nhưng tốc độ làm khô các hạt thay đổi tùy theo độ ẩm tương đối của không khí xung quanh.

Khi con số này thấp hơn 50% - tương tự như không khí tương đối khô được tìm thấy ở nhiều văn phòng – virus đã mất khoảng một nửa khả năng lây nhiễm trong vòng 5 giây, sau đó sự suy giảm chậm hơn và ổn định hơn, với tỷ lệ mất thêm 19% so với 5 phút tới. 

Ở độ ẩm 90% - gần tương đương với phòng xông hơi ướt hoặc phòng tắm - sự suy giảm khả năng lây nhiễm diễn ra từ từ hơn, với 52% hạt còn lại lây nhiễm sau 5 phút, giảm xuống khoảng 10% sau 20 phút, sau đó không có sự khác biệt giữa hai điều kiện.

Tuy nhiên, nhiệt độ của không khí không tạo ra sự khác biệt nào đối với khả năng lây nhiễm của virus, trái ngược quan điểm rằng khả năng lây truyền virus thấp hơn ở nhiệt độ cao.

"Điều đó có nghĩa là nếu hôm nay tôi gặp bạn bè ăn trưa trong quán, thì rủi ro chính có thể là tôi truyền virus cho bạn bè của mình hoặc bạn bè của tôi truyền virus cho tôi, hơn là nó được truyền từ ai đó" – GS Reid giải thích.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang trong những tình huống mà mọi người không thể cách xa nhau.

TS Julian Tang, một nhà virus học lâm sàng tại ĐH Leicester, cho biết phát hiện này ủng hộ những gì các nhà dịch tễ học đã quan sát được, đồng thời khẳng định rằng "khẩu trang rất hiệu quả…trong việc chống lây nhiễm virus".

Các hiệu ứng tương tự đã được nhìn thấy trên cả 3 biến thể Sars-CoV-2 mà nhóm đã thử nghiệm cho đến nay, bao gồm cả Alpha. Họ hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm với biến thể Omicron trong những tuần tới.

Mời các bạn xem thêm video:

Bộ Y Tế lo ngại Omicron lây lan nhanh dịp Tết Nguyên Đán


Thời gian ủ bệnh hay tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid ở người bình thường là cơ sở để thực hiện sàng lọc và kiểm soát sự lây lan virus trong cộng đồng. Cùng các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu về thời gian nhiễm bệnh đối với người bình thường sau khi tiếp xúc virus SARS-CoV-2 thông qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Virus SARS-CoV-2 ngoài môi trường có khả năng tồn tại như thế nào?

Tất cả những mất mát và tổn thất trong suốt thời gian qua trên toàn cầu được xuất phát từ virus SARS-CoV-2 - tác nhân dẫn đến đại dịch Covid-19. Bên ngoài môi trường, virus có thể tổn tại ở đâu và thời gian sống của nó bao lâu là thắc mắc chung của không ít người.

Trước khi đi tìm lời giải cho nghi vấn tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid, bạn nên biết trong môi trường tự nhiên, sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 và thời gian sống của chúng như thế nào để có cách phòng tránh.

Khả năng tồn tại của virus SARS-CoV-2 theo nhiệt độ

Virus SARS-CoV-2 có khả năng sống khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ và độ ẩm.

  • Ở mức nhiệt độ từ 40 - 200, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong khoảng thời gian là 5 ngày.

  • Đối với mức nhiệt trên 200, khả năng sống của virus sẽ có xu hướng yếu dần và từ 330 trở lên thì hoạt động yếu, ít có khả năng lây nhiễm.

  • Đối với mức nhiệt từ 560 trở lên thì chúng sẽ mất khả năng lây nhiễm sau thời gian là 30 phút.

Khả năng sống của virus SARS-CoV-2 thay đổi ở các mức nhiệt khác nhau

Virus SARS-CoV-2 sống chủ yếu trên các bề mặt tiếp và trong không khí, không thể tự bay vào mũi con người mà chủ yếu thông qua bàn tay. Do đó mà Bộ y tế khuyến cáo người dân đưa tay lên mặt, mũi, miệng và rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn. Tia UV và các dung dịch sát khuẩn y tế có khả năng tiêu diệt virus trong khoảng thời gian 60 phút.

Thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trong không khí và bề mặt

Virus tồn tại trọng không khí thông qua giọt bắn từ người bệnh lúc ho, hắt hơi và bám lên các bề mặt khi có sự tiếp xúc. Khả năng lây lan của virus trong môi trường cực kỳ nhanh và có thể tồn tại nhiều giờ liền trên bề mặt.

  • Ở nhiệt độ bình thường, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại dưới dạng giọt nước lơ lửng trong không khí lên đến 3 giờ sau khi bắn ra từ người bệnh lúc ho, hắt hơi.

  • Đối với các bề mặt tiếp xúc khác nhau thì khả năng sống của virus cũng có sự thay đổi. Chúng sống lâu nhất khi ở trên bề mặt các vật làm từ nhựa hoặc thép với thời gian có thể là 3 ngày. Đối với bề mặt thép không gỉ và đồng thì chúng tồn tại khoảng 48 giờ. Cuối cùng là bề mặt của tấm bì cứng thì chúng có thể tồn tại trong khoảng 24 giờ.

Virus SARS-CoV-2 tồn tại dưới dạng nước lơ lửng trong không khí khoảng 3 giờ

Sự tồn tại của virus trong không khí hay bất cứ đâu mặc dù quan trọng nhưng không phải là tất cả đối với công tác phòng chống dịch mà chủ yếu phụ thuộc vào ý thức bảo vệ mình trước đại dịch của mọi người.

2. Người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid?

Để xác định người bị Covid hay không sẽ được khẳng định sau khi thực hiện test nhanh kháng nguyên hoặc kết quả xét nghiệm PCR. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thực hiện test nhanh hoặc xét nghiệm Covid khi có biểu hiện nghi ngờ hay tiếp xúc với người nhiễm virus.

Tiếp xúc mầm bệnh bao lâu thì kiểm tra có kết quả chính xác?

Người bị Covid sẽ được khẳng định sau khi cán bộ y tế thực hiện test nhanh kháng nguyên hay xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, thời điểm để có kết quả chính xác là âm hay dương tính còn tùy thuộc vào người được kiểm tra đã tiêm vacxin hay chưa.

  • Sau 24 - 48 giờ, những trường hợp chưa tiêm vacxin, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ có thể cho kết quả kiểm tra dương tính.

  • Những người đã tiêm vacxin thì sau khi tiếp xúc với virus, sau thời gian 5 - 7 ngày kết quả kiểm tra có thể dương tính với Covid.

Sau 24 - 48 giờ kiểm tra Covid sẽ có kết quả chính xác nếu chưa chích ngừa

Sau khi xâm nhập, virus SARS-CoV-2 cần có thời gian để phát triển, khi nồng độ virus đạt đến một mức độ nhất định có thể gây bệnh thì test nhanh hay xét nghiệm kiểm tra mới có kết quả chính xác nhất. Nếu bạn thực hiện kiểm tra sớm hơn thời gian nói trên, nồng độ virus chưa đạt mức có thể cho kết quả âm tính.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh bạn cần tự cách ly theo đúng quy định để tránh sự lây lan cho những người xung quanh trong khoảng thời gian chờ đợi kết quả kiểm tra chính xác nhất. Khoảng thời gian này đối với từng cá nhân chính là câu trả lời cho nghi vấn tiếp xúc với người nhiễm Covid bao lâu thì bị bệnh.

Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc mầm bệnh là bao lâu?

Khoảng thời gian từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh lần đầu tiên cho đến khi xuất hiện triệu chứng Covid khởi phát thì gọi là thời gian ủ bệnh. Tùy vào thể trạng của từng cá nhân và chủng virus phơi nhiễm mà thời gian ủ bệnh Covid sẽ có sự khác nhau.

  • Theo công bố từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ [CDC Mỹ] thì thời gian ủ bệnh Covid-19 có thể là từ 2 - 14 ngày tùy từng trường hợp.

  • Trung bình thì thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 là 5 ngày, biến thể Delta thời gian ngắn hơn là từ 2 - 4 ngày. Đặc biệt, biến chủng Omicron thời gian ủ bệnh còn ngắn hơn các biến chủng khác.

Trong khoảng thời gian này, virus đã sự tồn tại trong cơ thể người và vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác. Chính vì vậy mà những trường hợp khi đã có sự phơi nhiễm với virus thì dù không xuất hiện triệu chứng cũng không được tính là an toàn. Covid hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Hơn nữa, hiện nay do đã được tiêm phòng vacxin nên có rất nhiều các trường hợp dương tính với Covid nhưng không có biểu hiện nên bất kể ai cũng phải nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ chính mình.

Thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân và những người xung quanh

Bạn có thể tìm hiểu về vấn đề người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid để có thêm thông tin cho bản thân, tuy nhiên, phòng bệnh vẫn tốt hơn so với việc nhiễm bệnh mới bắt đầu lo lắng. Hiện nay, phương pháp bảo vệ bản thân tốt nhất chính là tiêm vacxin phòng Covid theo quy định của Bộ y tế.

Tự bảo vệ mình chính là bảo vệ đất nước trước đại dịch toàn cầu Covid-19. Mọi vấn đề có liên quan đến dịch bệnh hay sức khoẻ, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề