Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường

Tôi năm này 55 tuổi, là giáo viên về hưu. Gần đây, số lần đi tiểu tiện của tôi tăng nhiều so với trước, mỗi ngày phải đến 15 lượt. Bác sĩ cho tôi hỏi tiểu nhiều có sao không? Tần suất  bao nhiêu lần một ngày  được coi là nhiều và làm thế nào để cải thiện? [Anh Trịnh Văn T. – Bắc Giang].

Cảm ơn anh T đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua tham vấn của PGS.TS Nguyễn Huy Oánh – Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Dược Hà Nội, chúng tôi xin gửi đến anh câu trả lời như sau:

Tiểu tiện là nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể để bài thải lượng chất dư thừa, có khả năng hòa tan trong nước ra khỏi cơ thể. Đối với một người bình thường, nếu uống đầy đủ nước, cơ thể sẽ phát sinh nhu cầu đi tiểu từ 6-8 lần/ ngày. Nếu vượt qua con số đó mà không có bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống thì được coi là tiểu nhiều.

Việc đi tiểu thường xuyên thường gây nên bởi 2 nguyên nhân cơ bản:

  • Sự gia tăng khối lượng nước tiểu được sản xuất
  • Sự suy giảm khả năng lưu trữ nước tiểu và làm rỗng bàng quang

Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, lượng chất lỏng nạp vào cơ thể, các bệnh lý có liên quan [như tiểu đường, bệnh thận, huyết áp…] cũng ảnh hưởng đến số lần đi tiểu của người bệnh. Ở một số trường hợp nặng, tần suất có thể lên đến 20 lần, thậm chí nhiều hơn trong một ngày.

Tiểu nhiều không phải là một căn bệnh, đó là triệu chứng của một bệnh lý nào đó mà bệnh nhân đang mắc phải. Tiểu nhiều có sao không? Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện một thời gian ngắn thì cũng không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, tiểu nhiều triền miên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh:

  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao do nhịp sinh hoạt bị đảo lộn
  • Mất ngủ do phải tỉnh dậy nhiều lần vào ban đêm
  • Giảm tập trung dẫn đến giảm hiệu suất công việc
  • Suy giảm khả năng sinh lý nam giới
  • Gây phiền toái, mất tự tin, khiến người bệnh không dám ra khỏi nhà

Nếu lượng nước tiểu bài tiết ra mỗi ngày vượt quá 2,5 lít, kèm với các triệu chứng sau, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:

  • Đau lưng, mỏi gối
  • Nước tiểu có màu bất thường như hồng, đỏ, ngả nâu đen
  • Nước tiểu có máu hoặc có cục máu đông
  • Nước tiểu có mùi rất đậm
  • Tiểu khó, tiểu buốt, đau mỗi lần đi tiểu
  • Tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng số lượng nước tiểu rất ít
  • Tiểu không tự chủ, tiểu gấp
  • Tiếu mất kiểm soát về đêm [đái dầm ở người trưởng thành]
  • Tiểu nhiều kèm sốt, nóng bừng

Khi có các biểu hiện đi kèm như trên, người bệnh nên dừng ngay loại thuốc mà mình đang sử dụng [nếu có] và đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Viêm niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào. Các ổ viêm hình thành do sự tấn công của vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E.Coli vào vùng niệu đạo.

Ở giai đoạn mới chớm, bệnh có thể không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có máu, dương vật chảy mủ…

Tương tự như viêm niệu đạo, viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng gây nên bởi vi khuẩn. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm lại nằm ở sâu phía trong bộ phận chứa nước tiểu. Căn bệnh này phổ biến hơn ở nữ giới, do đường tiết niệu ngắn và đặc điểm cấu tạo của âm đạo khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Viêm bàng quang gây nên tình trạng lở loét, xuất huyết niêm mạc, rối loạn tiểu tiện, gây đau đớn. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, gây nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nam giới.

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên nhận tín hiệu kích thích và co bóp. Ngay cả khi mới tích được một lượng nước tiểu rất nhỏ, người bệnh đã có cảm giác “mắc tiểu”.

Ngoài tiểu nhiều, bàng quang tăng hoạt còn gây ra các triệu chứng khác như tiểu gấp, tiểu són, tiểu mất kiểm soát.

Tiểu nhiều là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh nhân suy thận. Thận không khỏe mạnh gây rối loạn quá trình bài tiết của cơ thể. Từ đó dẫn đến mất cân bằng lượng nước tiểu.

Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: tiểu nhiều về đêm, nước tiểu sủi bọt, tiểu ra máu [nước tiểu đổi màu hồng, màu coca], phù cổ tay, cổ chân, mệt mỏi, mẩn ngứa, hơi thở có mùi, đau mỏi xương khớp, yếu sinh lý…

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Oánh, sự suy giảm chức năng thận không chỉ gây tiểu nhiều lần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và khả năng sinh lý của người bệnh. Chính vì vậy, cần có biện pháp điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Cải thiện và nâng cao khả năng hoạt động của thận bằng thảo dược tự nhiên là phương pháp được giới chuyên môn đánh giá cao bởi độ an toàn, lành tính và đặc biệt ít gây tác dụng phụ. Các loại thảo dược phổ biến giúp bổ thận là: sơn thù, kỷ tử, nhục thung dung, sâm cau,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm các dược liệu đại bổ nguyên khí như lộc nhung, nhân sâm…

Sỏi thận [sạn thận] là tình trạng lắng đọng nước tiểu tại thận, bàng quang, niệu quản thành các viên rắn. Sỏi thận nếu không phát hiện sớm và có phương thức điều trị sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như: giãn thận, teo thận, viêm thận, suy thận…

Các viên sỏi trong quá trình di chuyển gây kích ứng cổ bàng quang, khiến người bệnh có cảm giác “mắc tiểu” thường xuyên. Bên cạnh đó, sự cọ xát giữa các viên sỏi với bề mặt niệu đạo, bàng quang trong “cung đường” di chuyển còn gây ra các vết xước. Từ đó gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.

Sự gia tăng kích thước [phì đại, u xơ] hoặc sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào tiền liệt tuyến gây chèn ép niệu đạo và bàng quang. Triệu chứng thường gặp nhất là: tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu bí, tiểu ngắt quãng…

Theo thống kê, phì đại hoặc ung thư tiền liệt tuyến là các bệnh lý hàng đầu gây tiểu nhiều ở nam giới.

Nguyên nhân người bị tiểu đường thường xuyên đi tiểu là do cơ thể có nhu cầu đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài.

Bên cạnh các bệnh lý kể trên, yếu tố tâm lý, tình trạng mệt mỏi, stress… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn bài tiết, tăng tần suất tiểu tiện.

Để điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, ngoài việc sử dụng thuốc chữa tiểu đêm, tiểu nhiều lần, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối, nhất là sau 8 giờ
  • Tránh các loại đồ uống kích thích đi tiểu như bia, rượu, cà phê, nước có ga, trà…
  • Hạn chế sử dụng các loại hoa quả có tính axit như cam, chanh, khế, sấu, cà chua,…
  • Không nên ăn các loại thực phẩm lên men [dưa muối, kim chi…] vì chúng gây kích ứng bàng quang.
  • Tránh xa đồ ăn cay nóng, chiên xào, đồ ngọt vì chúng làm bàng quang nhạy cảm hơn
  • Nói với bác sĩ về tình trạng tiểu nhiều khi cần kê đơn thuốc, để tránh thuốc lợi tiểu.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và chất xơ
  • Luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày, nhất là các bài tập kegel, yoga, chạy bộ…
  • Hạn chế căng thẳng, stress, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến câu hỏi tiểu nhiều có sao không? Tiểu bao nhiêu lần một ngày là nhiều? Những thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ số hotline để được hỗ trợ kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe!

XEM THÊM: 

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp [thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...] và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…]

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ

Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Tiểu tiện là hoạt động sinh lý bình thường của con người nhằm đào thải lượng nước dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Tần suất đi tiểu, tình trạng nước tiểu có thể báo hiệu những vấn đề bất thường ở thận, bàng quang, hệ tiết niệu. Vậy trung bình 1 ngày đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn, cùng chúng tôi tham khảo nhé.

Một người khỏe mạnh đi tiểu bao nhiêu lần 1 ngày là tốt?

1. Trung bình 1 ngày đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường

Để trả lời câu hỏi con người trung bình 1 ngày đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường thì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng nước bạn tiêu thụ, đồ ăn, loại nước uống, thời tiết, tuổi tác, mang thai, điều kiện vệ sinh,…

  • Người bình thường đi tiểu bao nhiêu lần 1 ngày là tốt? Lượng nước tiểu trung bình 1 ngày là bao nhiêu ml? Theo nghiên cứu, một người lớn sức khoẻ bình thường đi tiểu 6 – 8 lần/ngày với 6 – 7 lần ban ngày và 1 lần ban đêm, lượng nước tiểu trung bình 1 ngày thải ra trong cả ngày từ 1,5 – 2 lít là tốt nhất. Số lần đi tiểu trong ngày có thể nhiều hoặc ít hơn nhưng không dưới 4 lần và không quá 10 lần.
  • Bà bầu đi tiểu bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường? Theo thống kê, có 80 – 95% phụ nữ mang thai đi tiểu trên 7 lần ban ngày và 2 lần ban đêm khi thai nhi to lên. Điều này là hoàn toàn bình thường nên mẹ bầu yên tâm nhé!

  • Trẻ nhỏ đi tiểu bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường: Ở trẻ sơ sinh, trẻ có thể đi tiểu liên tục 15 – 20 lần/ngày và số lần đi tiểu sẽ giảm khi trẻ lớn lên: trẻ 1 – 2 tuổi sẽ đi tiểu 10 – 15 lần/ngày và còn 7 – 10 lần khi trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Một ngày đi tiểu mấy lần là tốt? Một người bình thường 1 ngày đi tiểu 8 lần với lượng nước thải ra khoảng 2 lít là tốt nhất

Vậy khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu như thế nào là tốt? Trung bình 1-2 tiếng đi tiểu 1 lần là tốt. Nếu bạn uống nhiều nước, uống thực phẩm lợi tiểu như: trà, caffein,… thì khoảng cách sẽ ngắn hơn.

2. Triệu chứng đi tiểu bất thường cần thăm khám và điều trị

Nếu 1 ngày đi tiểu 10 lần hoặc ít hơn 4 lần và kèm các triệu chứng bất thường như sau thì bạn nên nhanh chóng đi khám:

  • Đi vệ sinh bị đau rát. Nóng buốt bộ phận sinh dục mỗi lần đi tiểu;
  • Nước tiểu chuyển màu hồng hoặc đỏ do lẫn máu;
  • Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu. 30 phút đi tiểu một lần, thậm chí cứ 5 phút đi tiểu 1 lần;
  • Tiểu ra mủ trắng;
  • Nước tiểu có mùi khai nồng, hôi bất thường;
  • Rò rỉ nước tiểu không kiểm soát.

3. Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh – Điều trị dứt điểm các bệnh đường tiểu

Theo Đông y, các bệnh lý đường tiểu do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Nhóm tiểu nhiều như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són/tiểu không tự chủ, tiểu dầm là do thận hư yếu, bàng quang thấp nhiệt, chức năng chế ước bàng quang bị suy giảm. Do đó để điều trị tận gốc thì cần tới sản phẩm có công dụng bổ thận, bổ khí, tăng cường chức năng bàng quang.
  • Nhóm tiểu ít như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… là do cơ thể mất cân bằng âm dương, dương khí hạ hãm ép xuống thành bàng quang, khiến ống dẫn tiểu nhỏ lại, gây khó khăn khi đi tiểu, gây bí tiểu, tiểu khó.

Thuốc trị Đái dầm Đức thịnh nguồn gốc thảo dược điều trị tiểu nhiều, đái dầm, tiểu ít, bí tiểu

Hiện nay, trên thị trường, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao nhờ khả năng vừa điều trị chứng tiểu nhiều, vừa điều trị chứng tiểu ít, từ đó giải quyết tận gốc rễ nguyên nhân gây nên các bệnh lý đường tiểu. Sản phẩm sở hữu những ưu điểm vượt trội sau:

  • Có nguồn gốc 100% từ thảo được với 7 vị thuốc quý hiếm: Đương quy, Đảng sâm, Tang phiêu tiêu, Quy bản, Phục linh, Cam thảo, Viễn chí.
  • Công dụng bổ khí, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật, định tâm.
  • Giảm các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, khó tiểu, bí tiểu, tiểu ít,…

Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước siro, tiện lợi khi sử dụng, tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên, phụ nữ sau sinh. 

Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, thuốc trị đái dầm Đức Thịnh đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của các chuyên gia và người dùng, đạt giải thưởng “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022”

Như vậy, bài viết trên đây đã trả lời cho thắc mắc: Trung bình 1 ngày đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường? Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn, hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể dục điều độ và kiên trì sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức thịnh để khỏe mạnh hơn bạn nhé! 

Nếu bạn còn thắc mắc về các bệnh lý đường tiểu, tìm hiểu thêm về chương trình khuyến mãi, đặt hàng Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh chính hãng, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Ghé thăm gian hàng của 3T Đức Thịnh tại Shopee và Tiki:

Bài viết này có hữu ích không?

Video liên quan

Chủ Đề