Dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng tăng trưởng nhanh độ

Đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương; cấp ủy, chính quyền các địa phương trong vùng và các nhà nghiên cứu, học giả… đã thảo luận, thống nhất nhiều giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh mới.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; có vị trí rất thuận lợi, hội tụ nhiều lợi thế về phát triển kinh tế-xã hội.

Kết nối hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư công nghiệp

Theo đánh giá của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thời gian qua số lượng doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng có sự phát triển vượt bậc, từ 31.965 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 đã lên tới 253.425 doanh nghiệp năm 2020, tức đã tăng khoảng 7,93 lần sau 15 năm, cao hơn so trung bình cả nước [7,18 lần]. Tuy vậy, sự tăng trưởng doanh nghiệp là không đồng đều tại các tỉnh.

Về thu hút đầu tư, vùng đồng bằng sông Hồng cùng với Đông Nam Bộ là một trong hai vùng tập trung chủ yếu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, ước tính đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 30% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của cả nước.

Tuy vậy, tại nhiều tỉnh khác ở vùng đồng bằng sông Hồng, việc triển khai các dự án đầu tư công, dự án đầu tư kinh doanh, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư vẫn gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc trong các vấn đề như: chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, nhất là tại các dự án trọng điểm; những khó khăn trong thẩm định hoặc phê duyệt đầu tư.

Để tiếp tục phát triển công nghiệp một cách đồng bộ toàn Vùng, đại diện lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất thí điểm mô hình liên kết bốn tỉnh Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh theo trục cao tốc phía đông. 4 địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên thời gian qua đã rất thành công trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, trở thành một cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Những lý do quan trọng là các địa phương này có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và đặc biệt là việc hình thành và phát triển trục hành lang giao thông, đường cao tốc nối giữa Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Ninh, đi qua Hưng Yên và Hải Dương.

Thống nhất với đề xuất trên, TS Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế bổ sung các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài [FDI] trong thu hút dự án công nghiệp. Như chú trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ bằng các kết quả thực tế mà các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại Việt Nam đạt được. Chủ động tiếp cận, vận động linh hoạt qua các kênh khác nhau như: chính khách, các nhà đầu tư hiện có, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế …

Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Về tình hình thực hiện chuyển đổi số tại các địa phương trong vùng, thực hiện định hướng phát triển chuyển đổi số quốc gia, các tỉnh ủy, thành ủy trong vùng đồng bằng sông Hồng đã ban hành Nghị quyết về Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và các kế hoạch thực hiện để phục vụ cho chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột “Chính quyền số - kinh tế số - xã hội số”. Từ đây đã truyền đi thông điệp cam kết mạnh mẽ của tỉnh trong chiến lược “tăng tốc” chuyển đổi số toàn diện, đáp ứng nhu cầu của “công dân số” trong thời gian tới của vùng.

Tuy nhiên nguồn lực đầu tư cho công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; quản lý nhà nước về chuyển đổi số chưa theo kịp thực tiễn; một số cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương chưa thật sự quan tâm đến chuyển đổi số; tư duy đổi mới và hành động trong thiết kế lại mô hình, tối ưu quy trình nghiệp vụ và trong áp dụng công nghệ, dữ liệu số để phục vụ quản lý, điều hành chỉ mới hình thành, chưa phát huy hiệu quả; công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; kỹ năng và nhận thức của người dân trong việc tham gia các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.

Từ thực tiễn trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số với các giải pháp:

Về phát triển hạ tầng số, vùng đồng bằng sông Hồng cần đẩy nhanh chương trình mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường internet cáp quang, mỗi hộ gia đình một đia chỉ số, triển khai 5G tại các khu công nghiệp để hỗ trợ sản xuất thông minh, cũng như sẵn sàng đón làn sóng đầu tư công nghệ cao.

Tích cực triển khai chính quyền số. Tăng cường việc đưa dịch vụ công lên trực tuyến. 100% dịch vụ công trực tuyến của các tỉnh lên mức độ 4 cần được triển khai nhanh chóng. Không chỉ dịch vụ công mà đồng thời là các hoạt động khác của chính quyền lên môi trường số. Tương tác với người dân nhiều hơn. Mở dữ liệu cho doanh nghiệp tham gia sáng tạo thêm các dịch vụ mới cho người dân. Triển khai chính quyền số từ cấp thấp nhất là cấp xã.

Rà soát, giảm bớt thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Xây dựng cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến: Giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo thẩm quyền, phân bổ chỉ tiêu đến cấp xã, thực hiện thí điểm yêu cầu bắt buộc sử dụng dịch vụ công trực tuyến với một số thủ tục hành chính…

Phát triển mạng lưới đô thị và nông thôn

Theo Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, mục tiêu đặt ra đến 2030, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế-đô thị hóa phát triển năng động có tính cạnh tranh cao của cả nước; một trong những vùng động lực quan trọng có sức lan tỏa trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng của khu vực phía bắc và cả nước; cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế trí thức, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn.

Tầm nhìn đến năm 2045, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế-đô thị hóa phát triển xanh, thông minh và bền vững, có tỷ lệ đô thị hóa cao của Việt Nam, khu vực ASEAN và châu Á. Xây dựng được ít nhất ba đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế.... Góp phần vào việc thực hiện thành công Nghị quyết số 06 của Bộ Chính Trị về quy hoạch, xây dựng và quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trong vùng đồng bằng sông Hồng thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị chưa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Mối liên kết vùng còn yếu. Tỷ lệ đô thị hóa đạt được thấp hơn mục tiêu đề ra, còn khoảng cách khá xa so với tỉ lệ bình quân của khu vực và thế giới.

Để làm tốt công tác phát triển mạng lưới đô thị và nông thôn Vùng, chúng ta cần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh. Lấy phát triển kinh tế đô thị làm động lực phát triển kinh tế-xã hội cả nước, các vùng và địa phương. Tái cấu trúc và tổ chức không gian, xây dựng hệ thống đô thị thống nhất hiệu quả, toàn diện, năng động, có sức cạnh tranh cao; tăng cường liên kết vùng và kết nối đô thị-nông thôn. Nâng cao chất lượng đô thị, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, cải thiện điều kiện sống cho dân cư đô thị. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng chống chịu của các đô thị, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai...

Từ góc độ nguồn nhân lực trong phát triển mạng lưới đô thị và nông thôn của vùng đồng bằng sông Hồng, Bộ Lao động-Thương inh và Xã hội nêu ý kiến về công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm. Cụ thể là cần tập trung thực hiện các giải pháp đột phá đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, bền vững; đồng thời gắn với chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Hội thảo Phát triển công nghiệp và đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng - Ảnh: VGP/HT

Chiều 19/7, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng [ĐBSH] đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [Ban chỉ đạo 54] và Tỉnh ủy Bắc Ninh đã tổ chức Hội thảo Phát triển công nghiệp và đô thị vùng ĐBSH.

Phát triển nhanh, chưa bền vững

Chủ trì hội thảo, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết: Sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 54 và 11 năm thực hiện Kết luận 13 của Bộ Chính trị, phát triển kinh tế-xã hội toàn vùng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh và quan hệ quốc tế; vai trò là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước được phát huy.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Duy Hưng cũng nhấn mạnh vấn đề phát triển vùng ĐBSH vẫn còn nhiều hạn chế, vấn đề phát sinh mới, nhất là bất cập về quy hoạch và quản lý quy hoạch.

"Gần đây, dư luận nhắc đến nhiều về quy hoạch Thủ đô Hà Nội, đường Lê Văn Lương là điển hình của việc quy hoạch bất cập. Quy hoạch bất cập, không đồng bộ hạ tầng dẫn đến tình trạng mưa to là ngập lụt, tắc đường…", lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương dẫn chứng.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng khi tác động ngày càng lớn cần phải đánh giá lại những gì đã làm được, chưa làm được sau 17 năm qua ở vùng ĐBSH trong lĩnh vực công nghiệp và đô thị. Đặc biệt, cần thay đổi nhận thức tư duy về vấn đề liên kết vùng có sức nặng, hiệu quả mạnh mẽ hơn.

Có cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng thẳng thắn chỉ ra những bất cập trong vấn đề phát triển hạ tầng vùng ĐBSH. 

Theo Bộ Xây dựng, hệ thống hạ tầng đô thị của vùng còn thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm sự kết nối giữa đô thị và vùng, nhất là về hạ tầng khung, tình trạng ngập úng vẫn còn, đặc biệt tại các đô thị lớn. Tình trạng quá tải, tắc nghẽn  giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội chậm được giải quyết. Hạ tầng cấp thoát nước còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp hữu hiệu.

Về phía Bộ Công Thương, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương chỉ ra quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như kết nối các loại hình giao thông với nhau còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng của Vùng.

Thể chế về liên kết vùng chưa hoàn thiện, còn thiếu cơ chế điều phối đủ mạnh, rõ ràng, phạm vi liên kết hiện đang chủ yếu tập trung theo mệnh lệnh hành chính, lợi ích liên kết chưa thực sự rõ ràng. Các hình thức liên kết trong sản xuất công nghiệp còn lỏng lẻo, thiếu sự ràng buộc, chưa hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, phát triển các ngành chưa có sự liên kết theo từng khâu, đoạn sản xuất.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - Ảnh: VGP/HT

Tăng hiệu quả liên kết vùng

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận: Nghị quyết 54 rất coi trọng vấn đề liên kết vùng, tuy nhiên, thực tế hiện nay sự liên kết vẫn chưa hiệu quả, vẫn còn sự cạnh tranh lẫn nhau về đầu tư, thu hút lao động...cần có sự rà soát, thay đổi để phát triển bền vững. Do đó, để liên kết vùng tốt hơn phải sửa đổi hoàn thiện cả về thể chế. 

"Vừa rồi đi làm cầu từ Quảng Ninh đi Hải Phòng, Hải Phòng có nhu cầu bức thiết hơn muốn bỏ giải phóng mặt bằng bên Quảng Ninh mới được nhưng theo luật Ngân sách nhà nước lại không cho phép. Hay tuyến đường Bắc Giang sang Sóc Sơn Hà Nội, nhưng Hà Nội không quy hoạch được, vì thế pháp luật là vấn đề...", ông Nguyễn Duy Hưng dẫn chứng.

Ông Hưng cũng dẫn câu nói "muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi lâu dài phải đi cùng nhau", do đó, cốt lõi là phải có sự liên kết hiệu quả. Thủ tướng đã có quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, đây là điều kiện tốt giải quyết bài toán tổng thể liên kết vùng. Thực tế, hạ tầng ở khu vực ĐBSH tốt hơn nhiều khu vực khác, cộng với các lợi thế tự nhiên cần phải tận dụng để phát triển mạnh hơn, tạo bước đột phá. Do vậy, trên nền quy hoạch ĐBSH, cần bảo đảm nguyên tắc tích hợp từ dưới lên từ trên xuống, huy động nguồn lực các địa phương.

Về vấn đề thể chế vùng, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng cần tính toán kỹ trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương về sắp xếp tổ chức tinh bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Cần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi thu hút nguồn lực đầu tư. Bởi "giờ là lúc lựa chọn kỹ càng dự án đầu tư, không chạy theo số lượng, làm sao thu hút về mình tạo ra giá trị gia tăng cao nhất chứ không phải thâm dụng lao động, hay công nghệ thấp".

Liên kết để thu hút FDI

Về lĩnh vực đầu tư nước ngoài, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: ĐBSH là một trong hai vùng  kinh tế-xã hội thu hút được nhiều vốn FDI nhiều nhất tại Việt Nam. Vùng ĐBSCH nhiều năm qua luôn dẫn đầu về thu hút hút FDI, tính đến tháng 6/2022, đã thu hút được 11.871 dự án với vốn đầu tư 126,5 tỷ USD, tương ứng 32,75% số dự án và 30,1% của tổng vốn đầu tư của cả nước.

Với sự có mặt của nhiều Tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới hoạt động ở nhiều lĩnh vực như Samsung, LG, General Electric, Mitsubishi, Panasonic..., vùng ĐBSH từng bước tham gia mạng giá trị và chuỗi sản xuất toàn cầu thực hiện một số công đoạn sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghệ cao.

Mặc dù là vùng kinh tế thu hút được nhiều vốn đầu tư, song FDI vào vùng đồng bằng sông Hồng còn tồn tại một số hạn chế trong việc liên kết giữa các tỉnh, nguồn vốn đầu tư vẫn tập trung vào những thành phố lớn có thế mạnh thu hút FDI như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh; cơ cấu ngành kinh tế trong vùng chuyển dịch chậm.

Do đó, theo ông Phan Hữu Thắng: Cần khắc phục việc liên kết giữa các địa phương trong vùng. Cần có các chương trình, kế hoạch chung [liên quan đến xúc tiến đầu tư, ưu đãi trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư kết cấu hạ tầng…]. Cần có sự phối hợp quy hoạch các ngành kinh tế, sử dụng tài nguyên nước, các vùng chuyên canh [lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp, thủy sản…] giữa các địa phương để thu hút FDI hình thành các vùng nông nghiệp công nghệ cao và các trung tâm công nghiệp lớn mang tính liên tỉnh. Cần có giải pháp giảm thiểu cạnh tranh lẫn nhau thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, phát triển tràn lan nhiều khu, cụm công nghiệp; các ngành nghề, sản phẩm trùng lắp giữa các địa phương,tạo bất lợi cho sự phát triển trong nội vùng, gây tổn thất chung cho nền kinh tế.

Đề xuất lập Hội đồng thực hiện mục tiêu phát triển vùng

Ông Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ góp ý: "Sắp tới nên có Ban chỉ đạo, hay lập hội đồng vùng thực hiện mục tiêu phát triển vùng gồm lãnh đạo Trung ương các bộ và địa phương".

Hội đồng vùng, không phải cơ quan hành chính nhưng có trách nhiệm tư vấn, các nhà quản lý khoa học, đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch hành động, lựa chọn các dự án đầu tư liên kết vùng, đề xuất các chính sách liên quan phát triển vùng, làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số...

Bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết: mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị thông minh, đô thị lớn, đồng thời cùng với Vĩnh Phúc, Hà Nội là ba cực trong tam giác phát triển trong vùng Thủ đô, có sức cạnh tranh, phát triển kinh tế đô thị theo hướng công nghiệp công nghệ cao gắn với thương mại, du lịch và kinh tế tri thức. 

Cùng với đó, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tập trung, rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất chuyên ngành để điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể Quốc gia, quy hoạch điều chỉnh vùng Thủ đô, quy hoạch tỉnh sau khi được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, với định hướng mang tính đột phá về ý tưởng, chiến lược và tầm nhìn quy hoạch, trong đó đặc biệt chú trọng đến quy hoạch dài hạn phát triển không gian ngầm, hệ thống tàu điện ngầm và đường sắt trên cao kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Huy Thắng - Phan Trang


Video liên quan

Chủ Đề