Điểm giống nhau giữa chương trình môn khoa học 2022 và chương trình hiện hành:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

-------------------------------

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2006 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

MÔN KHOA HỌC LỚP 5

Hà nội 12-2020

MỤC LỤC

MỤC LỤC

2

Giới thiệu tài liệu

3

A. MỤC TIÊU TÀI LIỆU

4

B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÀI LIỆU

5

Phần 1. SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC LỚP 5 NĂM 2006 VÀ NĂM 2018

5

1.1. Về quan điểm xây dựng và mục tiêu chương trình môn Khoa học

6

1.2. Về yêu cầu cần đạt

9

1.3. Về sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm hình thành phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

1.4. So sánh, phân tích mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt của Chương trình Khoa học 2006 và Chương trình 2018

11

Phần 2. RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH 2006 THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH 2018

14

2.1. Đề xuất phương án điều chỉnh nội dung dạy học môn Khoa học lớp 5 năm 2006

28

2.2. Danh mục chủ đề liên môn Khoa học 5

45

Phần 3. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 TIẾP CẬN YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA CT 2018

47

3.1. Các bước xây dựng chủ đề/bài học môn Khoa học lớp 5 theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực

47

3.2. Minh họa thiết kế tổ chức dạy học một chủ đề đã điều chỉnh

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT:

Chương trình

HV:

Học viên

DH:

Dạy học

NL:

Năng lực

GV:

Giáo viên

PP:

Phương pháp

GD:

Giáo dục

SGK:

Sách giáo khoa

HS:

Học sinh

YCCĐ:

Yêu cầu cần đạt

 

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

Chương trình [CT] giáo dục [GD] phổ thông 2018 bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021 ở lớp 1, tiếp đến triển khai lớp 2, lớp 6 từ năm học 2021-2022. Để chuẩn bị cho học sinh [HS] các lớp cuối cấp học tập được thuận lợi hơn khi chuyển lên các lớp đầu cấp ở năm học tiếp theo và hỗ trợ giáo viên [GV] triển khai tốt chương trình và sách giáo mới theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức xây dựng Tài liệu Hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình các môn học, hoạt động giáo dục chương trình hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực [NL] học sinh, trong đó có môn Khoa học lớp 5.

Mục tiêu của Tài liệu nhằm hướng dẫn GV dạy môn Khoa học lớp 5 khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành [2006] theo yêu cầu của chưong trình mới và nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu dạy học [DH] môn Khoa học theo chương trình mới [2018].

Nội dung tài liệu chia làm 3 phần gồm:

Phần 1. So sánh, đối chiếu Chương trình môn Khoa học lớp 5 năm 2006 và  năm 2018.

Phần 2. Rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học môn Khoa học lớp 5 Chương trình 2006 theo yêu cầu của chương trình 2018.

Phần 3. Hướng dẫn xây dựng chủ đề/bài học môn Khoa học lớp 5 tiếp cận yêu cầu phát triển năng lực của Chương trình 2018.

Để sử dụng hiệu quả Tài liệu, giáo viên cần nghiên cứu Chương trình GDPT 2018 môn Khoa học trước khi nghiên cứu Tài liệu. Giáo viên theo từng phần của tài liệu có thể tổ chức các hoạt động học theo gợi ý của tài liệu đối với các khóa bồi dưỡng tập trung hoặc theo nhóm.

 

A. MỤC TIÊU TÀI LIỆU

Mục tiêu chung:

Tài liệu nhằm hướng dẫn giáo viên dạy môn Khoa học lớp 5 điều chỉnh Chương trình, sách giáo khoa hiện hành [2006] theo yêu cầu của chương trình mới [2018] và nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu dạy học môn Khoa học tiếp cận theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Mục tiêu cụ thể:

Tài liệu hướng dẫn GV:

- Phân tích, so sánh được chuẩn kiến thức kĩ năng của Chương trình môn Khoa học lớp 5 năm 2006 với các yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Khoa học lớp 5 năm 2018.

- Nhận xét được mối quan hệ giữa các chủ đề nội dung; yêu cầu cần đạt; các chỉ báo phẩm chất, năng lực; phương pháp dạy học, phương tiện dạy học môn Khoa học lớp 5 trong Chương trình năm 2018 với năm 2006.

- Sử dụng Chương trình và SGK năm 2006 thiết kế được bài học/ chủ đề ứng với các nội dung của môn Khoa học lớp 5 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

  

B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÀI LIỆU

Phần 1.

SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU CHƯƠNG TRÌNH

MÔN KHOA HỌC LỚP 5 NĂM 2006 VÀ NĂM 2018

Mục tiêu:

- Xác định được điểm giống và khác nhau giữa chương trình môn Khoa học 2006 và CT môn Khoa học năm 2018

- Nhận xét được mối quan hệ giữa biểu hiện thành phần năng lực Khoa học tự nhiên với phương pháp, cách thức tổ chức dạy học môn Khoa học lớp 5 trong CT phổ thông năm 2018, từ đó xác định được vai trò của tổ chức hoạt động dạy học trong hình thành và phát triển năng lực cho HS.

C  Yêu cầu học tập:

Nhiệm vụ 1. Cả lớp động não chia sẻ hiểu biết về Chương trình môn Khoa học năm 2018.

- GV sử dụng kĩ thuật động não giúp HV liệt kê những hiểu biết về Chương trình môn Khoa học năm 2018.

- GV và HV nhóm các ý kiến vừa trình bày thành những thành tố của CT: quan điểm; mục tiêu; cấu trúc mạch nội dung; yêu cầu cần đạt/chuẩn kiến thức-kĩ năng; phương pháp tổ chức dạy học,...

Nhiệm vụ 2. Thảo luận một số điểm mới của CT Khoa học năm 2018

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Cá nhân - cặp đôi đọc kĩ CT môn Khoa học năm 2018, CT Khoa học năm 2006, trao đổi, nhận xét khái quát về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp tổ chức dạy học.

- HV làm việc theo nhóm, thảo luận về điểm giống nhau, khác nhau giữa 2 chương trình; Nhận xét những điểm mới của CT môn Khoa học năm 2018. Trình bày tóm tắt trên giấy A0.

Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận nhóm.

- Đại diện 1 số nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, trao đổi, bổ sung ý kiến

- GV kết luận chung về điểm giống nhau, điểm khác nhau, điểm kế thừa, điểm bổ sung của CT môn Khoa học năm 2018. [Thông tin cơ bản 1.1]

 

Nhiệm vụ 3. Trao đổi cả lớp về biểu hiện của năng lực Khoa học tự nhiên

- HV theo cá nhân nghiên cứu các từ ngữ mô tả biểu hiện thành phần năng lực Khoa học tự nhiên của chương trình năm 2018 và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:  

+ Trong các biểu hiện thành phần năng lực, bản thân thầy/cô trong DH đã đạt được những biểu hiện thành phần năng lực nào? Nêu ví dụ ở bài học cụ thể.

+ Nêu cách tổ chức DH để đạt được những thành phần năng lực đã nói ở trên.

+ Trong quá trình tổ chức DH phát triển NL đó, thầy/cô gặp khó khăn gì?

- GV tổ chức, dẫn dắt cho cả lớp trao đổi lần lượt theo các câu hỏi.

- GV kết luận hoạt động về việc tăng cường sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực để hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS. [Thông tin cơ bản 1.2; 1.3]

Thông tin cơ bản của Phần 1.

1.1. Về quan điểm xây dựng và mục tiêu chương trình môn Khoa học

Chương trình [CT] môn Khoa học cấp tiểu học năm 2018 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội [các lớp 1,2,3] và là cơ sở để học môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở và các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông.

* Về quan điểm xây dựng chương trình: Kế thừa chương trình 2006. Chương trình môn Khoa học nhấn mạnh tới các quan điểm xây dựng chương trình sau đây: Tích hợp; Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề; chú trọng tới sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Cụ thể quá trình xây dựng chương trình môn Khoa hc cấp tiu học chú trọng tới một squan điểm:

Dạy học tích hợp:  Nhằm bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu thế giới tự nhiên; nhận thức cơ bản, ban đầu về môi trường tự nhiên, về con người, sức khoẻ và an toàn; khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. Môn học cũng chú trọng đến việc tích hợp giáo dục giá trị và kĩ năng sống ở mức độ đơn giản, phù hợp.

Dạy học theo chủ đề: Tổ chức nội dung giáo dục theo c chủ đề: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm, vi khuẩn; con người và sức khoẻ; sinh vật và i trường. Những chđy được phát triển từ lp 4 đến lp 5. Tuỳ theo từng chđề, nội dung giáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục sức khoẻ, công ngh, giáo dục i trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhrủi ro thiên tai,... được thhin ở mức đđơn giản và phù hợp.

– Tích cực hóa hoạt động của học sinh: CT môn Khoa học năm 2018 thiết kế nhằm tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Học sinh học khoa học qua tìm tòi, khám phá, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm. Qua đó hình thành và phát triển ở c em các phẩm chất và năng lực.

* Mục tiêu chương trình môn Khoa học

Về mục tiêu môn Khoa học cơ bản kế thừa như chương trình 2006, tuy nhiên làm rõ hơn về các năng lực cần hình thành và phát triên cho HS – đặc biệt là làm rõ về năng lực đặc thù – năng lực khoa học tự nhiên và các thành phần của năng lực đó: nhận thức thế giới tự nhiên; tìm tòi, khám phá con người và thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức khoa học giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử thích hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh. Cụ thể:

- Môn Khoa học p phn hình thành và phát triển ở học sinh nh u con ngưi, thiên nhiên; trí tò mò khoa học, hứng thú m hiu thế gii tnhiên; ý thức bảo vsức khỏe thchất và tinh thn của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kim bảo vtài nguyên thiên nhiên; tinh thn trách nhim với i trường sống.

- Cùng với các môn học khác, môn Khoa học cấp tiểu học bên cạnh việc góp phần giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung, môn học đồng thời cũng góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lc Khoa học tự nhiên, là năng lực đặc thù của môn học. Năng lực đặc thù của môn Khoa học gồm 3 thành phần năng lực: Nhận thức khoa học tự nhiên; Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.

* Về nội dung môn học:

Nội dung kiến thức môn Khoa học năm 2018 về cơ bản kế thừa của chương trình 2006. Nội dung được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh, bao gồm những nội dung ứng dụng khoa học, kỹ thuật liên quan đến các hoạt động sống ở gia đình, cộng đồng và bối cảnh địa phương nhằm tăng cường khả năng thích ứng với cuộc sống hàng ngày.

Nội dung giáo dục được tổ chức thành các chủ đề, trong đó các mạch chủ đề nội dung 2 CT khá trùng nhau. Các mạch chủ đề tương ứng của 2 CT theo lần lượt CT 2006 và CT 2018 liệt kê ra gồm: Vật chất [đất, sự biến đổi của chất]; Năng lượng [điện và một số loại năng lượng]: Thực vật và động vật [sinh sản và phát triển]; Con người và sức khỏe [sinh sản và phát triển, sức khỏe, an toàn trong cuộc sống]; Sinh vật và môi trường [mối quan hệ của con người, sinh vật với môi trường]. Những chủ đề này phát triển từ lớp 4 đến lớp 5.

Có những mạch nội dung trong một số chủ đề được kế thừa trong chương trình Khoa học 2006, nhưng mục tiêu phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực khoa học tự nhiên đã được chú trọng hơn, thể hiện tường minh qua các yêu cầu cần đạt.  Trong đó các hoạt động tìm tòi khám phá kiến thức được làm rõ hơn trong chương trình môn Khoa học năm 2018, các k năng tiến trình nghiên cứu khoa học [như quan sát, dự đoán, thực hành, nhận xét, giải thích, trình bày,…] được chú trọng hơn. Các yêu cầu vận dụng vào thực tiễn cũng được tăng cường. Cụ thể:

- Tổ chức nội dung thành các chủ đề, tích hợp kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, trong đó hướng đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên; về con người, sức khoẻ và an toàn. Trong từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,... được đưa vào ở mức độ đơn giản và phù hợp.

- Tinh giản một số nội dung mang tính lý thuyết, chưa thật sự phù hợp để tạo cơ hội tổ chức DH phát triển năng lực hoặc những nội dung có sự trùng lặp với các lớp đầu của trung học cơ sở.

-  Đồng thời đưa vào, cập nhật 1 số nội dung thiết thực, gần gũi với học sinh.

- Tăng cường tích hợp một số nội dung mới như “Đất”, “Nấm, vi khuẩn” bên cạnh việc giữ nguyên các nội dung đã tích hợp trong chương trình Khoa học hiện hành.

Sơ lược những thay đổi về mạch nội dung chương trình môn Khoa học năm 2018 được trình bày ở bảng sau:

Mạch nội dung

Lớp 4

Lớp 5

Chất

Nước

Không khí

Đất

Hỗn hợp và dung dịch

Sự biến đổi của chất

Năng lượng 

Ánh sáng

Âm thanh

Nhiệt

Vai trò của năng lượng

Năng lượng điện

Năng lượng chất đốt

Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy

Thực vật và động vật

Nhu cầu sống của thực vật và động vật

Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật, động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi

Sự sinh sản ở thực vật và động vật

Sự lớn lên và phát triển của thực vật và động vật

Nấm, vi khuẩn

Nấm

− Vi khuẩn

Con người và sức khoẻ

Dinh dưỡng ở người

Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh đuối nước

Sự sinh sản và phát triển ở người

Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì

An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh bị xâm hại

Sinh vật và môi trường

Chuỗi thức ăn

Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Vai trò của môi trường đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng

Tác động của con người đến môi trường

* Phần in nghiêng là những nội dung mới ở chương trình môn Khoa học năm 2018.

* Thời lượng của chương trình: 70 tiết/năm học ở cả 2 Chương trình.

1.2. Những biểu hiện thành phần năng lực Khoa học tự nhiên của CT 2018

Các yêu cầu cần đạt của năng lực đặc thù môn Khoa học năm 2018 được mô tả biểu hiện theo từng thành phần năng lực như sau:

[Ghi chú kí hiệu: Chữ thường, in nghiêng: Yêu cầu cần đạt đã có ở CT môn Khoa học năm 2018 mà không có ở CT môn Khoa học năm 2006]

* Thành phần năng lực “Nhận thức khoa học tự nhiên

Kể tên, nêu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và đời sống, bao gồm một số vấn đề về chất, năng lượng, thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn, con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường.

Trình bày được một số thuộc tính của một số sự vật và hiện tượng đơn giản trong
tự nhiên và đời sống.

Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ.

So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật và hiện tượng dựa trên một số tiêu chí xác định.

Giải thích được về mối quan hệ [ở mức độ đơn giản] giữa các sự vật và hiện tượng [nhân quả, cấu tạo – chức năng,...].

Có thể nhận thấy: so với Yêu cầu cần đạt của CT môn Khoa học năm 2018, hầu như yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu cần đạt CT môn Khoa học năm 2006 đã đạt được 1 số biểu hiện thành phần năng lực nhận thức khoa học tự nhiên. Tuy nhiên yêu cầu về biểu hiện thành phần năng lực này chưa đa dạng, chủ yếu là: nhận biết được, nêu được, kể được. Trong khi ở CT môn Khoa học 2018 các biểu hiện về nhận thức đa dạng hơn như: trình bày được, vẽ được sơ đồ, mô tả được, xác định được.

* Thành phần năng lực “Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh”

Quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật bao gồm con người và vấn đề sức khoẻ.

Đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng [nhân quả, cấu tạo – chức năng,...].

Đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán.

Thu thập được các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và sức khoẻ bằng nhiều cách khác nhau [quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, đọc tài liệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet,...].

Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thí nghiệm tìm hiểu những sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thí nghiệm, thực hành,...

Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng.

Có thể nhận thấy, so với Yêu cầu cần đạt về thành phần năng lực Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh của CT môn Khoa học năm 2018, một số yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu cần đạt của CT môn Khoa học năm 2006 đã đạt được 1 số biểu hiện thành phần năng lực này như: Sử dụng được [đồ dùng thí nghiệm đơn giản], quan sát và làm thí nghiệm. Tuy nhiên các biểu hiện mới ở mức độ thấp và chưa có tính hệ thống của tiến trình tìm tòi, khám phá như: đặt câu hỏi, đề xuất phương án, từ kết quả rút ra nhận xét…

*Thành phần năng lực “Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học”

Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật, bao gồm con người và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ.

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụng kiến thức khoa học và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan.

Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên xung quanh; trao đổi, chia sẻ, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng xử trong các tình huống gắn với đời sống.

Có thể nhận thấy, so với Yêu cầu cần đạt “Thành phần năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học” của CT môn Khoa học năm 2018, yêu cầu chuẩn kiến - thức kĩ năng và yêu cầu cần đạt của CT 2006 mới thể hiện được số ít trong những biểu hiện của thành phần năng lực này. Trong khi CT 2018 mô tả biểu hiện rất đa dạng về mức độ như: vận dụng kiến thức để đề xuất, thực hành-luyện tập, cam kết thực hiện, sử dụng nội dung và cách phù hợp để vận động mọi người,…

1.3. Về sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm hình thành phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Phương pháp giáo dục môn Khoa học được thực hiện theo các định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, bảo đảm các yêu cầu sau:

a] Tổ chức các hoạt động học tập phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chú trọng tạo cơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm; học qua điều tra, khám phá thế giới tự nhiên, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn, qua hợp tác, trao đổi với bạn; học ở trong và ngoài lớp học, ngoài khuôn viên nhà trường.

b] Dạy học gắn liền với thực tiễn; quan tâm rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống thực của học sinh.

c] Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể; quan tâm đến hứng thú và chú ý tới sự khác biệt về khả năng của học sinh để áp dụng phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực mỗi học sinh.

Có thể nhận thấy,

- Trong CT 2018 chú trọng tới tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh phát hiện kiến thức mới và tiếp thu các tri thức thông qua tìm tòi khám phá thế gii tự nhiên, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, qua tìm kiếm, thu thập và xử lí các nguồn thông tin, qua hợp tác, trao đi với bạn,…

- Điểm mới về yêu cầu cần đạt của CT Khoa học 2018 mà CT 2006 còn thiếu, chính là các yêu cầu về năng lực chưa có tính hệ thống, chủ đích; yêu cầu về các kĩ năng tiến trình nghiên cứu Khoa học. Vì vậy bản thân việc sử dụng, tổ chức dạy học theo tiến trình các bước thực hiện của những phương pháp đặc thù của môn Khoa học đã là những cơ hội để giúp HS hình thành năng lực chuyên biệt cũng như phát triển các năng lực chung.

Sau đây phân tích đặc trưng của một số PPDH môn Khoa học đã giúp hình thành phát triển phẩm chất, năng lực của HS như thế nào.

Ví dụ1: Phương pháp thí nghiệm

Quá trình tổ chức thường được thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1- Xác định mục đích của thí nghiệm

+ Bước 2- Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm

+ Bước 3- Tiến hành thí nghiệm

+ Bước 4- Phân tích kết quả để rút ra kết luận

+ Bước 5- Thông báo kết quả

Cơ hội hình thành các năng lực

- Các năng lực chung:

+ Năng lực tự học [khi HS tự lực tiến hành thí nghiệm [đưa ra phương án, lập kế hoạch, …, tự nhận xét về việc thực hiện].

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo [khi HS xây dựng phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm để thu thập thông tin, giải quyết vấn đề].

+ Năng lực giao tiếp [khi HS quan sát kết quả thí nghiệm, ghi lại thông tin bằng các cách khác nhau [mô tả, bảng, biểu đồ, trao đổi thông tin quan sát được].

+ Năng lực hợp tác [khi HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm].

- Phẩm chất chủ yếu:

+ Trung thực trong tiến hành, ghi chép, báo cáo kết quả thí nghiệm.

+ Cẩn thận, tuân thủ các quy định về an toàn trong làm thí nghiệm.

+ Ham hiểu biết, tìm hiểu thế giới tự nhiên qua việc tiến hành thí nghiệm.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh [quan sát, dự đoán, đề xuất phương án kiểm tra dự đoán, sử dụng thiết bị để làm thí nghiệm, ghi lại kết quả, rút ra nhận xét, …].

+ Thành phần nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được tính chất của sự vật hiện tượng từ kết quả nghiên cứu.

+ Thành phần vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: trong đưa ra dự đoán, phương án kiểm tra dự đoán, giải thích kết quả.

Vậy điểm cốt lõi là quá trình tổ chức DH cần nắm bắt các cơ hội để tối đa hóa sự trải nghiệm của HS một cách phù hợp, kết hợp linh hoạt các phương pháp đặc thù của môn học với các phương pháp truyền thống; đặc biệt quan tâm tới sự khác biệt về phong cách học của học sinh trong quá trình tổ chức dạy học.

Ví dụ 2. Phương pháp dạy học dự án

Quá trình tổ chức dạy học dự án thường được tổ chức theo các bước sau:

+Bước 1. Chọn chủ đề và xác định mục tiêu

+Bước 2. Xây dựng kế hoạch

+Bước 3. Thực hiện dự án

+Bước 4. Trình bày sản phẩm của dự án

+Bước 5. Đánh giá dự án

Cơ hội hình thành và phát triển các năng lực:

  • NL tự học: khi HS đề xuất vấn đề, câu hỏi nghiên cứu, tìm hiểu; thực hiện theo kế hoạch đã thống nhất; Nhận xét, đánh giá việc thực hiện và kết quả dự án.
  • NL giao tiếp và hợp tác: Rèn tư duy phản biện tích cực khi đặt câu hỏi, lập luận, đối chiếu thông tin, nói, viết, trình bày khi trao đổi thông tin điều tra, thu thập được, trình bày kết quả chung của nhóm; NL hợp tác [khi HS tiến hành tìm tòi, điều tra, xây dựng sản phẩm theo nhóm].

- Năng lực khoa học:

+ Thành phần nhận thức khoa học: Nhận biết, giải thích được đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng từ kết quả tìm tòi, nghiên cứu.

+ Thành phần tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: đưa ra câu hỏi, đề xuất kế hoạch tìm tòi - nghiên cứu, sử dụng công cụ đơn giản để ghi lại thông tin, rút ra nhận xét, kết luận từ kết quả thu thập được, ….

+ Thành phần vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: từ kết quả giải thích, biện luận cho câu hỏi; Đề xuất cách thức giải quyết vấn đề của dự án và phát hiện vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.

 

Phần 2.

RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5

CHƯƠNG TRÌNH 2006 THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH 2018

Mục tiêu:

- So sánh, nhận xét được mối quan hệ giữa các chủ đề nội dung; yêu cầu cần đạt năng lực môn Khoa học lớp 5 trong CT 2018 với CT 2006 dựa trên ma trận tổng thể.

- Biết cách và thực hiện được các điều chỉnh CT Khoa học 2006 theo hướng phát triển năng lực.

C  Yêu cầu học tập:

Nhiệm vụ 1. Làm việc nhóm điền thông tin vào sơ đồ KWL về điều chỉnh nội dung dạy học Khoa học lớp 5 hiện hành theo CT 2018.

- Chia nhóm 6 - 8 học viên [HV]/nhóm.

- Sử dụng sơ đồ KWL dưới đây để HV thảo luận và điền thông tin:

K: Những điều đã biết

W: Những điều muốn biết

L:Những điều đã học được

- HV thảo luận và điền thông tin vào cột “K” những điều đã biết về CT Khoa học 2006 khác với CT năm 2018, vào cột “W” những điều muốn biết về nội dung điều chỉnh của CT/SGK Khoa học 2006.

- Đại diện các nhóm HV trình bày những điều đã biết và muốn đã nêu trên, [GV có thể làm rõ các điều mong muốn về mục tiêu, nội dung, PP,…- nếu cần thiết]. Sau khi trình bày, các nhóm treo/ dán sơ đồ KWL lên tường ở vị trí ngồi của nhóm mình, cuối hoạt động sẽ điền thông tin vào cột “L” những điều đã học được.

Nhiệm vụ 2. So sánh và nhận xét mối quan hệ yêu cầu cần đạt của môn Khoa học lớp 5 CT 2018 và CT 2006

Bước 1. Nghiên cứu tài liệu và thảo luận nhóm

- Cá nhân HV nghiên cứu thông tin cơ bản của Phần 2 và tìm kiếm thông tin về CT từ internet hoặc vốn hiểu biết của mình.

- Thảo luận nhóm, lập bảng so sánh và nhận xét mối quan hệ giữa các yêu cầu cần đạt của CT môn Khoa học lớp 5 mới- 2018 với chuẩn kiến thức kĩ năng của CT môn Khoa học lớp 5 hiện hành- 2006 [Ghi tóm tắt kết quả vào giấy A0, lấy ví dụ khi trình bày].

Chuẩn Kiến thức, kĩ năng CT 2006

Yêu cầu cần đạt CT 2018

Nhận xét mối quan hệ

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

 CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CHẤT

NĂNG LƯỢNG

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

NẤM, VI KHUẨN

NẤM, VI KHUẨN

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Bước 2. Báo cáo kết quả làm việc nhóm

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm.

- Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung, đặt câu hỏi,…

- GV kết luận hoạt động: theo từng chủ đề hoặc chung cho cả CT Khoa học lớp 5 [Tham khảo thông tin cơ bản 2.1]

- Nhóm điền thông tin vào cột “L” những điều đã học được và có thể chia sẻ xem hoạt đông này đã đáp ứng được với nhu cầu hiểu biết của mình về điều chỉnh dạy học lớp 5 hiện hành hay chưa? Nếu chưa, cần tìm hiểu thêm [muốn biết] điều gì?

Nhiệm vụ 3. Làm việc nhóm đề xuất phương án điều chỉnh Chương trình môn Khoa học lớp 5 năm 2006 theo hướng phát triển PC, NL

- Các nhóm sử dụng thông tin cơ bản của phần 2,  thảo luận và hoàn thành kết quả trên giấy A0 mẫu theo bảng dưới. Mỗi nhóm mỗi lượt chỉ nghiên cứu, trình bày 1 chủ đề nội dung.

Chương trình 2006

Phương án/nội dung điều chỉnh

[Lược bỏ/ bổ sung yêu cầu cần đạt]

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

 CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

NẤM, VI KHUẨN

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

- GV sử dụng kĩ thuật công đoạn để luân chuyển sản phẩm giữa các nhóm sao cho mỗi nhóm đều nghiên cứu và viết ý kiến cả 6 chủ đề.

- HV đọc lại sản phẩm đầu tiên của nhóm sau khi đã chuyển qua 5 nhóm khác, phản hồi các ý kiến [nếu có]

- HV đọc, trao đổi theo nhóm nhỏ phần “thông tin cơ bản phần 2” - Các phương án điều chỉnh theo các bài trong SGK và cấu trúc theo chủ đề.

- GV giải đáp thắc mắc sau khi HV nghiên cứu các phương án điều chỉnh [nếu có]

- GV kết luận hoạt động [Tham khảo thông tin cơ bản 2.2]

Thông tin cơ bản của phần 2

2.1. So sánh, phân tích mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt của môn Khoa học lớp 5 CT 2006 và CT 2018

* Nhận xét chung:

- Chương trình môn Khoa học 2018 đặt trọng tâm nhằm phát triển năng lực học sinh vì vậy CT đưa ra các yêu cầu cần đạt về năng lực đối với học sinh có sự mô tả các biểu hiện năng lực khá cụ thể. Trong khi CT Khoa học 2006 đưa ra các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ có mô tả mức độ khác nhau giữa các lớp.

- Tinh giản, sắp xếp lại một số nội dung chưa phù hợp theo phương án chuyển xuống các lớp dưới hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của Trung học cơ sở [ví dụ: phòng chống các chất gây nghiện, an toàn giao thông, các vật liệu thường dùng].

- CT 2018 tăng cường tích hợp một số nội dung mới bên cạnh việc giữ nguyên các nội dung đã tích hợp trong chương trình Khoa học 2006. [ví dụ: giáo dục kĩ năng sống, phòng tránh xâm hại, giáo dục bảo vệ môi trường]

- CT 2018 hầu hết các chủ đề nội dung được kế thừa từ chương trình Khoa học 2006, nhưng mục tiêu phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực khoa học tự nhiên đã được chú trọng hơn, thể hiện tường minh qua các yêu cầu cần đạt; Tách nhỏ các mạch nội dung, tăng cường YCCĐ đảm bảo theo các biểu hiện của 3 thành phần năng lực môn học. Các k năng tiến trình nghiên cứu khoa học [như quan sát, dự đoán, thực hành, làm thí nghiệm, giải thích, trình bày,…] được chú trọng hơn. Các yêu cầu vận dụng vào thực tiễn cũng được tăng cường.

Ví dụ: Bên cạnh nội dung thí nghiệm, thực hành, còn đưa thêm yêu cầu giải quyết vấn đề trong quá trình học tập như:

+  Chủ đề “Năng lượng” đưa ra yêu cầu:

  • Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
  • Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà.
  • Đề xuất và trình bày được những việc cần làm để sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ [như dùng hình ảnh, sơ đồ,...] để vận động gia đình và cộng đồng cùng thực hiện.

à Các yêu cầu này ứng với các thành phần năng lực tìm tòi, khám phá và năng lực vận dụng kiến thức khoa học.

+ Chủ đề “Thực vật và động vật” yêu cầu:

  • Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật có hoa và của động vật;
  • Tìm được thông tin trả lời cho câu hỏi đã đặt ra;
  • Xác định được cơ quan sinh sản của thực vật có hoa;
  • Nêu được tên, các hình thức sinh sản của một số động vật đẻ trứng, để con.

à Các yêu cầu này ứng với các thành phần năng lực tìm tòi khám phá và năng lực nhận thức khoa học tự nhiên.

Như vậy các yêu cầu cần đạt này là cơ sở để GV tổ chức dạy học hình thành và phát triển những thành phần năng lực của môn Khoa học, giúp HS thuận lợi khi học các môn Khoa học tự nhiên ở các lớp cao hơn.

* Bảng ma trận mối quan hệ yêu cầu cần đạt:

Mức độ cần đạt kiến thức, kĩ năng của chủ đề nội dung môn Khoa học lớp 5 CT 2006 với yêu cầu cần đạt chủ đề nội dung CT 2018 được liệt kê ở bảng ma trận. Các nhận xét dựa vào yêu cầu cần đạt CT 2018 làm trục, cụ thể như sau.

[Ghi chú kí hiệu ở bảng: Chữ thường, in nghiêng: Các yêu cầu cần đạt chỉ có ở CT 2018; Chữ thường, gạch chân: Các nội dung đã giảm bớt, không còn ở CT 2018]

2.2. Đề xuất phương án điều chỉnh nội dung dạy học môn Khoa học lớp 5 năm 2006

- Đảm bảo theo cấu trúc nội dung chủ đề trong CT, SGK môn Khoa học lớp 5 năm 2006; Giữ nguyên những nội dung phù hợp với thực tế đời sống; Không đưa thêm chủ đề nội dung hoặc kiến thức mới.

- Bổ sung những yêu cầu cần đạt thuộc thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức- kĩ năng đã học của CT Khoa học 2018 mà mạch nội dung có ở cả 2 chương trình mà từ đó giúp hình thành và phát triển thành phần năng lực Khoa học tự nhiên.

- Giảm thời lượng dạy học những nội dung lạc hậu, không có trong CT môn Khoa học 2018, nội dung đã giảm tải theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trước đây hoặc nội dung mang tính sự kiện, nặng về lý thuyết đòi hỏi ghi nhớ mà vẫn đảm bảo tính logic về kiến thức của chủ đề hiện có.

- Sử dụng được SGK môn Khoa học lớp 5 để tạo thuận lợi cho GV tổ chức thực hiện.

- Tăng cường sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như là một con đường để hình thành phẩm chất, năng lực.

- Đảm bảo thời lượng theo qui định của CT môn Khoa học hiện hành.

2.2.1. Điều chỉnh cấu trúc nội dung, yêu cầu cần đạt CT Khoa học lớp 5 [2006] theo chủ đề

Ghi chú các kí hiệu: Chữ thường, in nghiêng: Nội dung điều chỉnh, bổ sung YCCĐ so với CT 2006; Chữ thường: Nội dung giữ nguyên/tương đương CT Khoa học 2006.

2.2.2. Điều chỉnh cấu trúc nội dung dạy học SGK môn Khoa học lớp 5 hiện hành.

+ Lựa chọn nội dung phù hợp và giảm thời lượng 9 tiết trong SGK. Cụ thể: Giảm 5 tiết/11 bài [cụm bài từ 22-32] trong SGK; Giảm 1 tiết cụm bài 9-10; Giảm 1 tiết cụm bài 16-17; Giảm 1 tiết bài 68.

+ Tăng thời lượng: Linh hoạt sử dụng thời lượng đã giảm ở các bài trên cho một số bài trong SGK để điều chỉnh YCCĐ hướng đến hình thành NL, mỗi bài có thể thêm 1tiết. Cụ thể: bài 18, 42-43; 41 và 44, 48; 54; 65-67.

+ Bổ sung, cập nhật những yêu cầu cần đạt phù hợp với nội dung đã có ở các bài học trong SGK hiện hành nhằm tạo điều kiện để GV tổ chức cho HS thực hiện các PPDH tích cực, gắn với thực tế địa phương hướng đến hình thành và phát triển năng lực môn học và năng lực chung.

Lưu ý khi xây dựng Kế hoạch dạy học của nhà trường: Các GV chủ động chuyển 1 số bài/chủ đề của học kì 2 lên học kì 1 đảm bảo cân đối thời lượng giữa 2 học kì.

Cụ thể gợi ý các bài điều chỉnh ở bảng dưới.

Ghi chú các kí hiệu: Chữ thường, in nghiêng: Nội dung điều chỉnh, bổ sung; Chữ thường: Nội dung giữ nguyên theo SGK Khoa học CT 2006.

2.2.3. Đề xuất các chủ đề tích hợp môn Khoa học lớp 5

Bên cạnh việc điều chỉnh mục tiêu [yêu cầu cần đạt] ở một số bài học trong SGK, GV dựa trên điều kiện tổ chức thực tế của đơn vị, tổ chức, sắp xếp lại một số nội dung trong nội bộ môn học theo hướng tích hợp nội môn nhằm giảm sự trùng lặp không cần thiết, tạo thuận lợi cho tổ chức dạy học tích cực, sử dụng PPDH để hình thành và phát triển năng lực HS.

Phần sau đây là minh họa cụ thể hướng dẫn thực hiện cấu trúc một số nội dung tạo thành chủ đề tích hợp trong môn Khoa học lớp 5.

Ghi chú các kí hiệu cột yêu cầu cần đạt: Chữ thường, in nghiêng: điều chỉnh, bổ sung; Chữ thường: Giữ nguyên theo SGK môn Khoa học CT 2006.

2.4. Danh mục chủ đề liên môn Khoa học 5

Bên cạnh việc cấu trúc lại các bài học, nội dung trong CT Khoa học, các thầy/cô có thể tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng một số môn học tạo thành các chủ đề liên môn.

Việc tạo các chủ đề liên môn giúp HS vận dụng kiến thức của nhiều môn học vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn ở địa phương. Các chủ đề liên môn Khoa học có thể theo các hướng:

- Mục tiêu chủ đề nhằm củng cố, tăng cường kiến thức của cả 2 môn hoặc nhiều môn.

- Mục tiêu chủ đề hình thành kiến thức mới của 1 môn [Khoa học] và sử dụng kiến thức, kĩ năng của môn học khác.

- Chủ đề hình thành kiến thức mới của cả 2 môn học. Lưu ý khi đó GV cần căn cứ vào CT 2 môn học để giảm bớt nội dung của các bài học liên quan trong SGK.

Sau đây là ví dụ 2 chủ đề liên môn Khoa học – Địa ý lớp 5.

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5

TIẾP CẬN YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA CHƯƠNG TRÌNH 2018

- Biết cách xây dựng chủ đề/bài học môn Khoa học 5 hiện hành theo hướng hình thành phẩm chất và năng lực.

- Sử dụng được SGK hiện hành thiết kế được bài học/ chủ đề ứng với các nội dung của môn Khoa học lớp 5 hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Nhiệm vụ 1. Làm việc nhóm sắp xếp các thẻ .

- HV theo nhóm, đọc nội dung thông tin trong thẻ và sắp xếp theo thứ tự 1-6 “Các bước xây dựng chủ đề/ bài học môn Khoa học phát triển phẩm chất, năng lực”

- HV chia sẻ kết quả trước lớp, trao đổi về nội hàm các bước [nếu cần]

Nhiệm vụ 2. Làm việc nhóm thiết kế kế hoạch tổ chức dạy học phát triển năng lực

- HV thảo luận nhóm, lựa chọn 1 nội dung [theo bài/chủ đề - có thể sử dụng thông tin cơ bản của phần 2] thiết kế kế hoạch tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực.

- Sản phẩm trình bày trên giấy A0 : Thiết kế kế hoạch tổ chức dạy học.

Nhiệm vụ 3. Tổ chức “Phòng tranh” trình bày kế hoạch tổ chức dạy học

­ - GV tổ chức cho HV báo cáo kết quả làm việc nhóm theo hình thức phòng tranh.

- Các nhóm treo Thiết kế của nhóm mình xung quanh lớp như trưng bày tranh. Mỗi nhóm cử đại diện 1-2 thành viên đứng trình bày, giải đáp thắc mắc của các nhóm. Các nhóm đi tham quan, đọc, đặt câu hỏi [nếu có].

- HV chia sẻ chung, giải đáp trước lớp sau khi quan sát sản phẩm nhóm.

- GV kết luận hoạt động, chốt lại những lưu ý trong tổ chức dạy học phát triển phẩm chất và năng lực HS.

Thông tin cơ bản của phần 3

3.1. Các bước xây dựng chủ đề/bài học môn Khoa học lớp 5 theo hướng hình thành phẩm chất và năng lực

- Bước 1. Lựa chọn nội dung [hoặc cấu trúc lại nội dung] chủ đề/bài học hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực. Nên lựa chọn các nội dung chủ đề/bài học gắn với địa phương hoặc có thể tích hợp thêm những vấn đề thời sự của địa phương, đất nước, toàn cầu về an toàn sức khỏe, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,...;

- Bước 2. Điều chỉnh mục tiêu/ yêu cầu cần đạt chủ đề/bài học hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực. Dựa trên mục tiêu của chủ đề/bài học theo hướng dẫn của SGV, điều chỉnh hoặc bổ sung thêm những yêu cầu cần đạt để HS thực hiện các hoạt động học tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tế của địa phương, nơi sinh sống;

- Bước 3. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp HS học tích cực, học hợp tác từ đó tạo cơ hội hình thành phẩm chất và năng lực theo mục tiêu chủ đề/bài học;

- Bước 4. Lựa chọn tài liệu, phương tiện dạy học phù hợp, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với điều kiện địa phương. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học;

- Bước 5. Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề/bài học phát triển phẩm chất, năng lực theo 4 giai đoạn: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập-củng cố, vận dụng.

- Bước 6. Đánh giá hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Để tăng cường đánh giá thường xuyên, GV cần xây dựng kế hoạch đánh giá, lựa chọn một số nội dung, thời điểm trong quá trình tổ chức hoạt động học để chủ động thực hiện kế hoạch đánh giá. Cần kết hợp các hình thức, công cụ đánh giá như: miệng, vấn đáp, viết và thực hành, đánh giá qua sản phẩm của HS. Kết hợp đánh giá và tự đánh giá. Chú ý tới đánh giá nhằm thúc đẩy việc học. Không chỉ đánh giá đầu ra mà cả quá trình học, đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

3.2. Minh họa Thiết kế tổ chức dạy học một chủ đề/bài theo điều chỉnh

Minh họa thiết kế thuộc bài 42 – 43 trong SGK Khoa học 5 [CT 2006]. Bài này có lợi thế về nội dung, yêu cầu gần với nội dung CT 2018, thời lượng hiện hành là 2 tiết. Vì vậy nội dung bài có thể điều chỉnh theo hướng: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để thiết kế hoạt động dạy học như Dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề; Bổ sung thêm 1 số yêu cầu cần đạt của CT 2018 phù hợp. Các PPDH tích cực tập trung vào hoạt động có tính chất “tự học” và hợp tác nhóm; Tăng thời lượng của bài học để HS thực hiện các hoạt động tự tìm tòi, khám phá của HS. GV có thể tổ chức linh hoạt với những YCCĐ bổ sung phù hợp với thực tế HS của mình. Sau đây là gợi ý minh họa.

Chủ đề dự án:  NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT

Lớp                             5  [Bài 42-43]

Thời gian dự kiến: 3 tiết trên lớp và thời gian làm việc ngoài lớp học [khoảng 10 ngày]

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- Phương pháp: dạy học dự án; Kĩ thuật: động não, bản đồ tư duy, quan sát thực tế,..

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khám phá chủ đề

Hoạt động 2: Xây dựng mạng chủ đề và các tiểu chủ đề của dự án

Hoạt động 3: Lập kế hoạch thực hiện dự án

Hoạt động 4: Thực hiện các dự án của chủ đề “Năng lượng chất đốt”

Hoạt động 5: Xây dựng các báo cáo dự án

Hoạt động 6: Báo cáo dự án và kết quả thu được

Hoạt động 7: Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học qua thực hiện dự án

2. Phiếu đánh giá học theo dự án [theo nhóm]: Sử dụng sau khi kết thúc dự án

1. Bộ Giáo dục và đào tạo [2018]. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 – Môn Khoa học

2. Bộ Giáo dục và đào tạo [2006]. Chương trình giáo dục phổ thông 2006 – Môn Khoa học

3. Bộ Giáo dục và đào tạo. Văn bản Hướng dẫn giảm tải môn Khoa học năm 2011.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo [2014]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Khoa học.

5. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng [2010]. Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

6. Bùi Phương Nga, Lương Việt Thái. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Khoa học lớp 4,5. NXB Giáo dục.

Video liên quan

Chủ Đề