Điểm giống nhau trong hai lần tấn công Bắc Kì của thực dân Pháp là gì

Thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai với cớ Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh, ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.

Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh

Đáp án đúng D.

Thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai với cớ Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh, ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích, ngày 25 – 4 – 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành, không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.

Ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.

Ngày 25 – 4 – 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

Triều đình Huế vội cầu cứu nhà Thanh, cử người ta Hà Nội thương thuyết với Pháp; ra lệnh quân ta phải rút lên mạn ngược => quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi.

Pháp nhanh chóng chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.

Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp.

Ngày 19 – 5 – 1883, quân ta giành thắng lợi lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng chúng sẽ rút quân.

Chiều 18 – 8 – 1883, Pháp bắt đầu tiến công vào Thuận An, đến ngày 20 – 8, Pháp đổ bộ lên khu vực này.

Ngày 25 – 8 – 1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng [thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì]

Nội dung Hiệp ước Hác – măng: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí. Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì. Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.

Những câu hỏi liên quan

C. Gửi tối hậu thư và sau đó cho quân nổ sung xâm lược.

D. Sử dụng các thủ đoạn chính trị, sau đó cho quân nổ súng xâm lược

Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

So sánh sự giống và khác nhau trong việc thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai?
Nhận xét thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn?

Nếu là vua Tự Đức,e sẽ quyết định thế nào?

Các câu hỏi tương tự

Tóm tắt mục I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất [1873]. Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì

I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất [1873]. Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất [Giảm tải]

a] Chính trị

- Tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

- Nội bộ triều đình chia thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến => khiến lòng dân li tán.

- Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đề xướng cải cách, canh tân đất nước, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận các ý kiến canh tân, song thực hiện nửa vời, thiếu kiên quyết [ví dụ: cử người sang phương Tây học kĩ thuật, của người vào Nam học tiếng Pháp,...] => hầu hết các đề nghị cải cách đều không được thực hiện.

b] Kinh tế: kiệt quệ.

c] Xã hội

- Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.

- Các phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất [1873]

* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

* Thủ đoạn:

- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

* Hành động xâm lược:

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất [1873]

3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.

Di tích lịch sử Ô Quang Chưởng [Hà Nội]

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương [73 tuổi] chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh

- Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.

- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy [21/12/1873]. Gác-ni-ê tử trận => Nhân dân vô cùng phấn khởi, thực dân Pháp hoang mang lo sợ tìm cách thương lượng. 

- Trong bối cảnh đó, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước 1874 [Hiệp ước Giáp Tuất]. 

* Nội dung Hiệp ước 1874 [Hiệp ước Giáp Tuất]. 

- Quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

- Bản Hiệp ước gồm 22 điều khoản. Với Hiệp ước này, triều Huế chính thức nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, chấp nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của Pháp.

=> Hiệp ước 1874 đã gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.

ND chính

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.

- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất [1873]: âm mưu, thủ đoạn và hành động xâm lược của Pháp.

- Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874.

Sơ đồ tư duy Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất [1873]. Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề