Điều kiện công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Mục lục bài viết

  • 1.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
  • 2.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
  • 3.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
  • 4.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
  • 5.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
  • 6.Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Cơ sở pháp lý:

- Luật du lịch 2017;

- Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL;

1.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch như sau:

- Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.

- Thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.

-Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

- Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.

- Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho thuê xe du lịch? Mẫu hợp đồng soạn sẵn.

2.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch bao gồm:

- Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật.

- Phòng ăn có đủ ánh sáng; có hệ thống thông gió; có bàn, ghế hoặc chỗ ngồi thuận tiện; nền nhà khô, sạch, không trơn, trượt; đồ dùng được rửa sạch và để khô; có thùng đựng rác.

- Có thực đơn bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác [nếu cần] kèm theo hình ảnh minh họa.

- Bếp thông thoáng, có khu vực sơ chế và chế biến món ăn riêng biệt; có trang thiết bị bảo quản và chế biến thực phẩm.

- Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; mặc đồng phục và đeo biển tên trên áo.

- Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 8 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.

Điều 8.

...

3.Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

...

5. Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.

3.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

>> Xem thêm: Dịch vụ du lịch là gì? Quy định về thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch

Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch:

- Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ thể thao theo quy định của pháp luật.

- Có nội quy bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác [nếu cần]; có nơi đón tiếp, nơi gửi đồ dùng cá nhân và phòng tắm cho khách.

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ luyện tập và thi đấu; có dịch vụ cho thuê dụng cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao.

- Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ, nhân viên cứu hộ phù hợp với từng môn thể thao.

- Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.

Điều 8.

3.Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

...

5. Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.

Điều 9.

...

5. Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; mặc đồng phục và đeo biển tên trên áo.

4.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch:

- Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vui chơi, giải trí theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Cơ sở lưu trú du lịch là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

- Có nội quy; có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.

- Có địa điểm, cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện phù hợp với từng loại dịch vụ vui chơi giải trí.

- Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ vui chơi, giải trí.

- Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.

+ Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

+ Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.

+ Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; mặc đồng phục và đeo biển tên trên áo.

5.Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch:

- Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Kích cỡ biển hiệu công ty như nào là đúng pháp luật ? Qui định về viết và đặt biển hiệu công ty ?

- Có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.

- Có nội quy, quy trình bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác [nếu cần]; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với từng loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Có nhân viên y tế, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 8 và Khoản 5 Điều 9 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.

+ Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

+ Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.

+ Nhân viên có thái độ phục vụ vănminh, lịch sự; mặc đồng phục và đeo biển tên trên áo.

6.Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Các loại dịch vụ du lịch khác bao gồm:Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ thể thao; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

Điều 56 Luật du lịch 2017 có quy định về công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khácđạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch như sau:

>> Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị cấp phù hiệu, biển hiệu mới nhất năm 2022

Điều 56. Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm:

a] Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b] Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận được quy định như sau:

a] Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh;

b] Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

5. Quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn 03 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác có nhu cầu đăng ký công nhận lại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn; thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không bảo đảm các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.

7. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:

- Đầu tư, xây dựng các chuỗi nhà hàng ăn uống, khu ẩm thực, lễ hội ẩm thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống, tiếp thu tinh hoa ẩm thực thế giới;

- Đầu tư, xây dựng các khu phố mua sắm, trung tâm mua sắm, chuỗi cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ có xuất xứ trong nước, cửa hàng miễn thuế; tổ chức các chương trình khuyến mại hằng năm;

- Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch gắn với thể thao trên cơ sở tài nguyên du lịch và lợi thế về địa hình của Việt Nam; tổ chức các sự kiện thể thao để thu hút khách du lịch;

- Xây dựng và tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và đương đại; kết nối hệ thống bảo tàng, nhà hát với hoạt động du lịch; khai thác trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hấp dẫn khách du lịch; xây dựng các công viên chủ đề, trung tâm giải trí;

- Cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại;

- Cung cấp các dịch vụ có liên quan khác theo nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch:

- Được đưa vào cơ sở dữ liệu xúc tiến du lịch quốc gia.

>> Xem thêm: Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

- Được ưu tiên tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương tổ chức.

- Được treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và sử dụng danh hiệu này để quảng cáo, thu hút khách du lịch.

- Phải bảo đảm điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan trong suốt quá trình kinh doanh.

Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

TheoThông tư 34/2018/TT-BTC:

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a] Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác tại Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

b] Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác theo quy định của Luật du lịch;

c] Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Điều 2. Người nộp phí

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác tại Việt Nam khi nộp hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch phải nộp phí thẩm định theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này là Tổng cục Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 4. Mức thu phí

Mức thu phí được quy định như sau:

[Bảng biểu xem chi tiết tại văn bản]

...

LUẬT MINH KHUÊ [Tổng hợp]

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Tư vấn luật du lịch về: Bồi thường hợp đồng du lịch bị hủy và vấn đề bảo hiểm khi tai nạn xảy ra trong quá trình du lịch ?

Video liên quan

Chủ Đề