Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học năm 2024

- Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu[OH]2 ↓

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Lưu ý: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Hóa học lớp 9 hay và chi tiết khác:

  • Trình bày tính tan của muối
  • Nêu trạng thái tự nhiên của natri clorua [NaCl]
  • Nêu phương pháp khai thác muối NaCl
  • Nêu ứng dụng của muối natri clorua
  • Nêu các tính chất của kali nitrat [KNO3]
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra được VnDoc biên soạn giúp bạn đọc nắm chắc nội dung Hóa học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học sẽ giúp các bạn biết chất có thể biến đổi thành chất khác hay không, cũng như điều kiện xảy ra phản ứng hóa học...... Bên cạnh đó tài liệu đưa vào các dạng bài tập nhằm củng cố nâng cao kiến thức cho các bạn học sinh.

1. Định nghĩa Phản ứng hóa học

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng [hay chất tham gia]
  • Chất mới sinh ra là sản phẩm.

Phản ứng hóa học được viết theo phương trình chữ như sau:

Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm

Ví dụ: Khí hidro + oxi → nước

Đọc là: Khí hidro tác dụng với oxi tạo ra nước

Canxi oxit + nước → canxihidroxit

Đọc là: canxi oxit tác dụng với nước sinh ra canxi hidroxit

Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

2. Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra

  • Muốn phản ứng hóa học được xảy ra: Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

Ví dụ: Ta pha nước đường, sử dụng đường cát sẽ dễ tan hơn sử dụng đường phèn. Vì đường cát có diện tích tiếp xúc nhiều hơn đường phèn.

  • Một số phản ứng hóa học muốn xảy ra được cần phải đun nóng đến nhiệt độ thích hợp.
  • Muốn phản ứng xảy ra cần có mặt chất xúc tác đối với một số phản ứng hóa học.

3. Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học

  • Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng.

Ví dụ: Cho vôi sống tác dụng với nước, phản ứng sinh ra nước vôi trong làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

  • Dựa vào màu sắc, trạng thái, tính tan,…

Ví dụ: Khi sục khí cacbonic [CO2] vào dung dịch nước vôi trong ta quan sát được dung dịch bị vẩn đục.

4. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả sau:

  1. Cho một mẩu kali vào nước, ta được sản phẩm kali hidroxit KOH và khí hidro.
  1. Cho dung dịch Đồng clorua CuCl2 tác dụng với dung dịch bạc nitrat AgNO3, thu được bạc clorua kết tủa màu trắng và dung dịch đồng [II] nitrat.

Hướng dẫn giải bài tập

  1. Kali + nước → kali hidroxit + hidro
  1. Đồngclorua + bạc nitrat → bạc clorua + Đồng [II] nitrat

Câu 2. Viết phương trình hóa học sau: Đốt cháy mẩu kẽm trong bình đựng khí oxi, tạo ra oxit kẽm. Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành?

Hướng dẫn giải bài tập

Kẽm + khí oxi → Kẽm oxit

Chất tham gia: kẽm và khí oxi

Chất tạo thành: Kẽm oxit

Câu 3. a] Theo em, muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có điều kiện gì?

  1. Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?

Hướng dẫn giải bài tập

  1. Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra

Những chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

Có nhiệt độ thích hợp, có trường hợp cần chất xúc tác.

  1. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:

Nhiệt độ của các chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng khi tăng nhiệt độ và ngược lại.

Thí dụ: Phản ứng phân hủy đá vôi cần đun nóng ở nhiệt độ cao

Độ đậm đặc của dung dịch chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng nếu độ đậm đặc của dung dịch tăng. Ngược lại

Khi cho một mẩu kẽm vào dung dịch HCl đặc, phản ứng xảy ra nhanh hơn, khi cho mẩu kem tác dụng với dung dịch HCl loãng.

Kích thước của các chất rắn phản ứng: kích thước của các chất rắn càng nhỏ [tức là diện tích tiếp xúc càng lớn] thì tốc độ phản ứng hóa học càng tăng. Ngược lại.

Thí dụ: Phản ứng giữa bột sắt và bột lưu huỳnh xảy ra khi các chất tham gia đều ở dạng bột min làm tăng diện tích tiếp xúc thúc đẩy phản ứng hóa học.

-------

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc tài liệu Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có điều kiện gì?

Phản ứng hóa học xảy ra khi: - Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau: Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng hóa học xảy ra càng dễ. Ví dụ: Trong thí nghiệm cho sắt tác dụng với lưu huỳnh, dùng sắt và lưu huỳnh ở dạng bột sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất làm phản ứng dễ dàng hơn.

Làm sao để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

– Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học là có chất mới xuất hiện [khác với chất phản ứng]. Chất mới tạo thành có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái, sự tỏa nhiệt, phát sáng… Ví dụ: Cho mẩu sắt đã nung đỏ vào bình chứa oxi thấy phản ứng cháy sáng mạnh và tỏa nhiều nhiệt → phản ứng có xảy ra.

Theo em khi nào phản ứng hóa học xảy ra?

“Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau, có những trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…” [Sách Giáo khoa Hóa học 8 – NXB Giáo dục Việt Nam, trang 50]. Cụ thể: Tiếp xúc: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng hóa học xảy ra càng dễ.

Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi gì?

Phản ứng hóa học là sự chuyển đổi một số chất thành một hoặc nhiều chất khác nhau. Cơ sở của sự biến đổi hóa học như vậy là sự sắp xếp lại các electron trong các liên kết hóa học giữa các nguyên tử. Nó có thể được miêu tả một cách tượng trưng qua một phương trình hóa học, trọng tâm đặt vào các nguyên tử.

Chủ Đề