Điều trị giun lươn trong bao lâu

Sau nhiều tháng ra vào bệnh viện ở địa phương điều trị bệnh tiêu hóa, ông T.N.H. đã có đáp án chính xác cho căn bệnh của mình khi Bệnh viện Nhân dân 115 tìm ra nguyên nhân các triệu chứng của ông là do nhiễm giun lươn.

Đến từ một tỉnh miền Tây, ông T.N.H. [59 tuổi] mừng rỡ vì sau nhiều tháng long đong ra vào các bệnh viện ở quê nhà để điều trị chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… khiến cơ thể suy kiệt, ông đã tìm ra đúng bệnh của mình khi đến BV Nhân dân 115.

Ông H. kể: “Nào giờ ở quê tui toàn điều trị đau dạ dày, kế tới là trị nhiễm trùng đường ruột. Cứ vô bệnh viện huyện, rồi lên bệnh viện tỉnh, đỡ đau thì về nhà, chừng đau nữa lại vô viện tiếp. Đi tới đi lui hết mấy tháng trời!”.


Sau khi chữa trị nhiều nơi, bệnh nhân T.N.H. đã được Bệnh viện Nhân dân 115 tìm ra đúng bệnh: nhiễm giun lươn

BS.CK1 Nguyễn Thị Thanh Bình, Phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: Bệnh nhân T.N.H. có hội chứng nhiễm trùng nên được chuyển đến khoa chúng tôi. Khi nhập viện, ông H. bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn điện giải, cứ ăn vào là ói nên cơ thể suy kiệt nặng. Ông H. được làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân… và xác định nguyên nhân là do nhiễm giun lươn”.

Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân H. được nâng đỡ thể trạng thì tình trạng rối loạn điện giải và suy dinh dưỡng cải thiện rất nhiều. Tuần qua, ông được xuất viện và chỉ cần tái khám theo hẹn.

Theo BS.CK1 Nguyễn Thị Thanh Bình, khoa Bệnh nhiệt đới tiếp nhận khá nhiều những trường hợp nhiễm giun lươn mà trước đó chạy chữa nhiều nơi không tìm ra bệnh.

BS Bình từng tiếp nhận một cụ ông 83 tuổi ở huyện Nhà Bè [TPHCM], cả năm trời điều trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, cơ thể suy kiệt chỉ còn da bọc xương. Người nhà nghi ông bị lao phổi hay ung thư, đưa đến khoa Bệnh nhiệt đới. Thấy bệnh nhân cứ ăn vào là ói, BS Bình quyết định nội soi dạ dày cho ông cụ thì phát hiện giun lươn.

3 tuần trôi qua, giun lươn không còn nhưng bệnh nhân vẫn suy kiệt, huyết áp tụt do hậu quả ký sinh trùng này để lại quá nặng nề. Vì giun làm loét đường tiêu hóa nên ông nôn ói suốt, phải nuôi ăn qua sonde dạ dày. Sau 2 tháng tích cực nâng đỡ thể trạng, cụ ông khỏe mạnh, hồng hào, về với gia đình trong niềm vui được tái sinh, bởi trước đó, tưởng mình không qua khỏi, ông đã lập di chúc sẵn sàng.

Qua những trường hợp này, BS.CK1 Nguyễn Thị Thanh Bình khuyến cáo mọi người nên xổ giun định kỳ vì ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho các loại giun sán phát triển, lại thêm việc ăn các thực phẩm không được rửa sạch, nấu chín, dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Nhất là các gia đình có nuôi chó mèo, gia súc gia cầm, sử dụng các nguồn nước tự nhiên như ao hồ, sông suối… càng nên chú trọng việc xổ giun và cẩn thận trong vệ sinh ăn uống.

Bệnh giun lươn là do nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis [2 - 2,5 x 30 - 50 mm]. Các triệu chứng chính của bệnh là do sự ký sinh của giun trưởng thành, chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng, hoặc do ấu trùng di trú qua phổi và các tổ chức dưới da. Có tới 30% số người nhiễm bệnh không có triệu chứng.

Thời gian từ khi ấu trùng dạng sợi xâm nhập qua da cho đến khi ấu trùng xuất hiện trong phân là 3 - 4 tuần. Một hội chứng cấp đôi khi được nhận biết, khi các triệu chứng ngoài da, thường ở chân, được nối tiếp bằng các triệu chứng phổi và sau đó là các triệu chứng đường ruột.

Tuy nhiên, bệnh nhân thường có các biểu hiện mạn tính [kéo dài hoặc tái phát từng đợt] tồn tại hàng năm hoặc suốt đời. Do giun lươn có thể sinh sản trong cơ thể người, điều trị cần được tiếp tục cho đến khi giun bị loại trừ hết.

Kim Quy

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Thanh Tâm,

Bệnh giun lươn là do nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis [2 - 2, 5 x 30 - 50 mm]. Các triệu chứng chính của bệnh là do sự ký sinh của giun trưởng thành, chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng, hoặc do ấu trùng di trú qua phổi và các tổ chức dưới da. Có tới 30% số người nhiễm bệnh không có triệu chứng.

Thời gian từ khi ấu trùng dạng sợi xâm nhập qua da cho đến khi ấu trùng xuất hiện trong phân là 3 - 4 tuần. Một hội chứng cấp đôi khi được nhận biết, khi các triệu chứng ngoài da, thường ở chân, được nối tiếp bằng các triệu chứng phổi và sau đó là các triệu chứng đường ruột.Tuy nhiên, bệnh nhân thường có các biểu hiện mạn tính [kéo dài hoặc tái phát từng đợt] tồn tại hàng năm hoặc suốt đời. Do giun lươn có thể sinh sản trong cơ thể người, điều trị cần được tiếp tục cho đến khi giun bị loại trừ hết.BS không được phép kê thuốc qua kênh truyền thông, đây là luật. Em nên đem kết quả xét nghiệm đến gặp BS chuyên khoa tiêu hóa để được kê thuốc điều trị và lịch theo dõi bệnh thích hợp.


Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email:

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Nhiễm giun lươn [Strongyloides stercoralis] là bệnh ký sinh trùng lây qua da và niêm mạc, phát triển mạnh ở những nơi có thời tiết nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém.

Vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam được xếp vào vùng nội dịch của giun lươn Strongyloides stercoralis.

2. BỆNH SINH

Những hành vi nguy cơ được xác định dựa trên tính chất của chu trình phát triển là do tiếp xúc đất trong sinh hoạt hàng ngày như đi chân đất, chơi các trò chơi tiếp xúc với đất, gặp ở trẻ em sống vùng nông thôn, đặc biệt ở vùng đất ẩm, không ngập nước, có bóng râm quanh năm, người dân đi cầu bừa bãi ngoài đồng, ngoài ruộng, không có hố xí hợp vệ sinh.

Khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể mà chúng di chuyển qua như: da, tiêu hóa, phổi, thực quản, hạch bạch huyết.... gây ra nhiều triệu chứng như nổi mề đay, ngứa da, có khi đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ho kéo dài và nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

3. LÂM SÀNG

Ngứa da nơi ấu trùng xâm nhập. Sau đó bệnh nhân có thể ho khan khi ấu trùng di chuyển từ phổi lên qua khí quản [hội chứng Loeffler]. Sau khi ấu trùng được nuốt vào đường tiêu hóa, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn.

3.2. Nhiễm giun lươn mạn tính

Thường không có triệu chứng hoặc có biểu hiện ở da [mề đay mạn tính] hay rối loạn tiêu hóa.

3.3. Hội chứng tăng nhiễm và bệnh giun lươn lan tỏa

Xảy ra trên cơ địa suy giảm miễn dịch, dùng corticosteroid liều cao, kéo dài. Suy giảm khả năng miễn dịch dẫn đến việc gia tăng chu trình tự nhiễm và số lượng ấu trùng di chuyển. Trong giai đoạn lan tỏa, ấu trùng có thể xâm nhập vào nhiều cơ quan khác ngoài đường tiêu hóa và phổi.

4. CẬN LÂM SÀNG

Soi phân tìm ấu trùng giun lươn, tỷ lệ dương tính thấp [< 5%], có thể dùng phương pháp tập trung phân [Baermann] để tăng khả năng phát hiện.

Cấy phân trên môi trường thạch hoặc bằng phương pháp Harada-Mori, tỉ lệ dương tính 10 – 20%.

Huyết thanh chẩn đoán [ELISA] Strongyloides stercoralis có giá trị hỗ trợ chẩn đoán vì các phương pháp soi trực tiếp có độ nhạy thấp.

Hiếm khi tìm thấy ấu trùng giun lươn trong đàm, dịch dạ dày.

Bạch cầu ái toan trong máu tăng vừa.

5. CHẨN ĐOÁN

Dịch tễ sống ở vùng nông thôn, làm nghề có tiếp xúc với đất.

Dựa vào các biểu hiện của các thể lâm sàng.

Tăng bạch cầu ái toan trong máu.

Xét nghiệm tìm thấy ấu trùng giun lươn trong phân hoặc tìm thấy kháng thể kháng Strongyloides stercoralis trong máu.

6. ĐIỀU TRỊ

 Albendazole 15mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, trong 5 – 7 ngày.

 Hoặc Ivermectine: 0,2 mg/kg uống 1 lần /ngày, trong 2 ngày hoặc cách 1 tuần.

Tái khám sau 1 tuần, nếu xét nghiệm phân còn dương tính hoặc bạch cầu ái toan trong máu còn cao thì lặp lại điều trị.

6.2. Hội chứng tăng nhiễm giun lươn/ Bệnh giun lươn toàn phát

Giảm liều thuốc ức chế miễn dịch xuống thấp nhất có thể được trong thời gian điều trị giun lươn. Điều trị bằng Albendazole hoặc Ivermectin, hạn chế dùng Thiabendazone vì rất độc đối với gan.

 Albendazole 15mg/kg/ngày, chia làm 2 lần [người lớn không quá 800 mg và trẻ em không quá 400mg mỗi ngày], trong 3 tuần. Hẹn tái khám mỗi tuần để kiểm tra chức năng gan trong quá trình điều trị. Sau 3 tuần dùng thuốc, nếu lâm sàng cải thiện và bạch cầu ái toan máu bình thường có thể ngưng điều trị. Nếu chưa cải thiện, có thể lặp lại điều trị.

 Trường hợp không tìm thấy ấu trùng giun lươn, chỉ có huyết thanh chẩn đoán dương tính, điều trị Ivermectine: 0,2 mg/kg uống 1 lần /ngày, trong 2 ngày hoặc cách 1 tuần. Tái khám, kiểm tra lại bạch cầu ái toan trong máu sau 1 tháng, nếu bình thường có thể ngưng điều trị.

 Trường hợp tìm thấy ấu trùng giun lươn trong phân, trong đàm... kéo dài, điều trị Ivermectine 0,2 mg/kg uống 1 lần /ngày cho đến 2 tuần sau khi xét nghiệm trực tiếp không còn thấy ấu trùng giun lươn. Các trường hợp có biến chứng thần kinh nặng, viêm màng não... phải nhập viện để theo dõi.

Lưu ý: Thận trọng dùng Ivermectin trong bệnh viêm màng não. Cân nhắc sử dụng Ivermectin trên phụ nữ có thai và cho con bú nếu như đánh giá lợi ích cao hơn nguy cơ. Ivermectin an toàn cho trẻ trên 3 tuổi hoặc ≥ 15kg.

7. DỰ PHÒNG

Điều trị tận gốc tất cả các ca bệnh dương tính.

Bảo vệ da khi làm công việc có tiếp xúc với đất, không cho trẻ nghịch đất, đi chân đất hoặc chơi các trò chơi tiếp xúc với đất.

Video liên quan

Chủ Đề