Độ tan của một chất trong nước là gì cho ví dụ

Nội dung bài học bài 41 độ tan của một chất trong nước chương 6 hóa học lớp 8. Bài học giúp các bạn hiểu được khái niệm về chất tan và không tan, biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước. Hiểu được khái niệm độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.

Các em đã biết, ở một nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể bị hòa tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hòa tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất.

1. Thí nghiệm về tính tan của chất

Thí nghiệm 1:

Lấy một lượng nhỏ canxi cacbonat sạch \[[CaCO_3]\] cho vào nước cất, lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc trên tấm kính sạch. Làm bay hơi nước từ từ cho đến hết [hình 6.4].

Quan sát: Sau khi bay hơi nước, trên tấm kính không để lại dấu vết.

Kết luận: Canxi cacbonat không tan trong nước.

Thí nghiệm 2:

Thay muối canxi cacbonat bằng muối ăn [NaCl] rồi làm thí nghiệm như trên [hình 6.4].

Hình 6.4

Quan sát: Sau khi bay hết hơi nước, trên tấm kính có vết mờ.

Kết luận: Natri clorua tan được trong nước.

Ta nhận thấy, có chất không tan và có chất tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước.

2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối

Axit: Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic \[[H_2SiO_3]\]

Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số như: \[KOH, NaOH, Ba[OH]_2\], còn \[Ca[OH]_2\] ít tan.

Muối:

a. Những muối natri, kali đều tan

b. Những muối nitrat đều tan

c. Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn muối cacbonat không tan.

Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng “độ tan”.

1. Định nghĩa

Độ tan [kí hiệu là S] của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Thí dụ: ở \[25^0C\] độ tan của đường là 204g, của NaCl là 36g, của \[AgNO_3\] là 222g..

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

a. Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan lại giảm [hình 6.5].

Hình 6.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn

b. Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan chất khí trong nước sẽ tăng, nếu ta giảm nhiệt độ [hình 6.6] và tăng áp suất.

Hình 6.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí

1. Tính tan của các hợp chất trong nước:

Bazơ: phần lớn các bazơ không tan, trừ \[NaOH, KOH, Ba[OH]_2\].

Axit: hầu hết các axit tan được, trừ \[H_2SiO_3\].

Muối: Các muối nitrat đều tan.

Phần lớn các muối clorua và sunfat tan được, trừ \[AgCl, PbSO_4, BaSO_4\].

Phần lớn muối cacbonat không tan trừ \[Na_2CO_3, K_2CO_3\].

2. Độ tan của một chất trong nước:

Độ tan [S] của một chất là số gam chất đó tan được trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Độ tan của chất rắn sẽ tăng, nếu tăng nhiệt độ. Độ tan của chất khí sẽ tăng, nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

  • Xem: giải bài tập 1 trang 142 sgk hóa học lớp 8

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:

A. Đều tăng

B. Đều giảm;

C. Phần lớn là tăng

D. Phần lớn là giảm;

E. Không tăng và cũng không giảm.

  • Xem: giải bài tập 2 trang 142 sgk hóa học lớp 8

Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. Đều tăng

B. Đều giảm

C. Có thể tăng và có thể giảm

D. Không tăng và cũng không giảm.

  • Xem: giải bài tập 3 trang 142 sgk hóa học lớp 8

Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước [hình 6.5], hãy cho biết độ tan của các muối \[\]\[NaNO_3, KBr, KNO_3, NH_4Cl, NaCl, Na_2SO_4\] ở nhiệt độ \[10^0C\] và \[60^0C\].

  • Xem: giải bài tập 4 trang 142 sgk hóa học lớp 8

Xác định độ tan của muối \[\]\[Na_2CO_3\] trong nước ở \[18^0C\]. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g \[Na_2CO_3\] trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa.

  • Xem: giải bài tập 5 trang 142 sgk hóa học lớp 8

Trên là toàn bộ lý thuyết và nội dung bài 41 độ tan của một chất trong nước chương 6 dung dịch. Bài học giúp bạn rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, từ thí nghiệm rút ra nhận xét, kĩ năng làm một số bài toán có liên quan đến độ tan.

Bài Tập Liên Quan:

Công thức tính độ tan

  • I. Độ tan là gì?
  • II. Công thức tính độ tan
  • III. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
  • IV. Bảng tính tan trong nước của các Axit - Bazo -Muối
  • V. Bài tập vận dụng liên quan
  • VI. Bài tập vận dụng tự luyện
  • VII. Bài tập trắc nghiệm về độ tan

Độ tan là gì? Công thức tính độ tan được VnDoc biên soạn tổng hợp lại nội dung khái niệm độ tan là gì, công thức tính độ tan cũng như các công thức biến đổi liên quan đến độ tan. Từ đó biết các vận dụng vào làm các dạng bài tập về độ tan hóa 8.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan:

  • Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước
  • Muối nào sau đây không tan trong nước
  • Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào

I. Độ tan là gì?

Độ tan [độ hòa tan] của một chất được hiểu là số gam chất đó tan trong 100g dung môi [thường là nước] để tạo thành một dung dịch bão hòa ở một điều kiện nhiệt độ cho trước.

Độ tan của một chất trong nước

Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

II. Công thức tính độ tan

Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam

* Phương pháp giải bài tập tính độ tan:

Áp dụng công thức tính độ tan:

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa

mdm là khối lượng dung môi [nước] để tạo thành dung dịch bão hòa

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.

Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

IV. Bảng tính tan trong nước của các Axit - Bazo -Muối

V. Bài tập vận dụng liên quan

Ví dụ 1: Tính độ tan của MgSO4 ở 20oC biết rắng ở nhiệt độ này 360 ml nước có thể hòa tan tối đa 129,6 gam MgSO4 tạo thành dung dịch bão hòa

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: S = mct/mH2O .100 = 129,6/360 .100 = 36 [g/100g nước]

Ví dụ 2. Ở 25oC, độ tan của NaCl là 36 gam. Thể tích nước cần dùng để hòa tan 1 mol NaCl ở cùng nhiệt độ trên là bao nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Theo đề bài ta có mNaCl = n.M = 58,5 gam

Ta có: mH2O = mct/S.100 = 58,5/36.100 = 162,5 gam

=> VH2O = 162,5 ml

Ví dụ 3. Xác định độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết ở nhiệt độ này, hoà tan hết 143 g Na2CO3.10H2O trong 250g nước thì được dung dịch bão hoà

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nNa2CO3.10H2O = 143/286 = 0,5mol

=> mNa2CO3 = 0,5.106 =53 gam

=> mH2O = 0,5.180=90 gam

Tổng khối lượng nước : 90 + 250 = 340 gam

S = 53/340.100 = 15,59

Vậy độ tan của Na2CO3 ở 18oC là 15,59 gam

Ví dụ 4. Một dung dịch có chứa 26,5g NaCl trong 75g H2O ở 250C. hãy xác định dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa? Biết độ tan của NaCl trong nước ở 250C là 36g.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

100g H2O ở 250C hòa tan 36g NaCl

75g H2O ở 250C hòa tan x?g NaCl

x = [75.36]/100 = 27 gam

Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hòa.

Vì dung dịch này có thể hòa tan thêm: 27 - 26,5 = 0,5[g] NaCl ở 250C

Ví dụ 5. Độ tan của NaCl trong nước là 25oC là 44 gam. Khi mới hòa tan 20 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m

=> Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa là: mct = m + 20

Ta có: mdm = 50 gam

Áp dụng công thức tính độ tan:

S = mct/mdm.100 => [m + 20]/50.100 = 44

=> m = 2 gam

VI. Bài tập vận dụng tự luyện

Bài tập số 1: Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 nước thì thu được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ?

Bài tập số 2: ở 20oC, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam muối này vào 80 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho ?

Bài tập số 3: Tính khối lượng KCl kết tinh đợc sau khi làm nguội 600 gam dung dịch bão hoà ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan S ở 80oC là 51 gam, ở 20oC là 34 gam.

Bài tập số 4: Biết độ tan S của AgNO3 ở 60oC là 525 gam, ở 10oC là 170 gam. Tính lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hoà ở 60oC xuống 10oC.

Bài tập số 5: Hoà tan 120 gam KCl và 250 gam nớc ở 50oC [có độ tan là 42,6 gam]. Tính lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dung dịch bão hoà?

VII. Bài tập trắc nghiệm về độ tan

Câu 1. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:

A. Đa số là tăng

B. Đa số là giảm

C. Biến đổi ít

D. Không biến đổi

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 2.Bazơ không tan?

A. Zn[OH]2

B. Ba[OH]2

C. Ca[OH]2

D. KOH

Xem đáp án

Đáp án A

Bazơ không tan là Zn[OH]2

Còn lại Ba[OH]2, Ca[OH]2, KOH là các bazo tan

Câu 3.Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào

A. Nhiệt độ

B. Áp suất

C. Loại chất

D. Môi trường

Xem đáp án

Đáp án A

Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào Nhiệt độ

Câu 4.Độ tan là gì

A. Số kilogam chất đó tan được trong một lít nước để tạo ra dung dich bão hòa để nhiệt độ xác định

B. Là số gam chất đó tan ít nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định

C. Là số gam chất đó tan nhiều nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa nhiệt độ xác định

D. Là số gam chất đó không tan trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định

Xem đáp án

Đáp án A

Độ tan là gì Số kilogam chất đó tan được trong một lít nước để tạo ra dung dich bão hòa để nhiệt độ xác định

Câu 5.Chọn kết luận đúng

A. Muối clorua đều là muối tan

B. Muối sắt là muối tan

C. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan

D. AgCl là muối tan

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 6. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. có thể tăng và có thể giảm.

D. không tăng và cũng không giảm.

Xem đáp án

Đáp án A

Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước: đều tăng

Câu 7. Có một cốc đựng dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng. Làm thế nào để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa?

A. Cho thêm tinh thể NaCl vào dung dịch.

B. Cho thêm nước cất vào dung dịch.

C. Đun nóng dung dịch.

D. cả B và C đều đúng.

Xem đáp án

Đáp án D

Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa ta có thể :

Cho thêm nước cất vào dung dịch => tạo thành dung dịch loãng hơn, có thể tan thêm NaCl.

Đun nóng dung dịch => độ tan tăng, muối có khả năng tan nhiều hơn => tạo thành dd chưa bão hòa

Câu 8. Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là

A. 35,5 gam.

B. 35,9 gam.

C. 36,5 gam.

D. 37,2 gam.

Xem đáp án

Đáp án B

Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước thu được dung dịch bão hòa

=> mct = 14,36 gam và mdm = 40 gam

Áp dụng công thức tính độ tan: S = mct/mdm.100 =14,36/40.100 = 35,9 gam

Câu 9.Chọn câu đúng khi nói về độ tan.

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. Số gam chất đó tan trong 100g dung dịch.

B. Số gam chất đó tan trong 100g dung môi

C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100g dung dịch

D. Số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hoà

Xem đáp án

Đáp án D

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là: Số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hoà

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng về độ tan một chất trong nước?

A. Chất rắn tan trong nước phụ thuộc áp suất.

B. Chất khí tan trong nước phụ thuộc thể tích nước.

C. Chất lỏng không tan trong nước.

D. Chất rắn tan trong nước phụ thuộc nhiệt độ.

Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì chất rắn tan trong nước phụ thuộc nhiệt độ, không phụ thuộc áp suất.

B sai vì chất khí tan trong nước phụ thuộc áp suất.

C sai vì chất lỏng có thể tan trong nước.

Câu 11.Chọn câu đúng khi nói về độ tan.Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. Số gam chất đó tan trong 100g dung dịch.

B. Số gam chất đó tan trong 100g dung môi

C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100g dung dịch

D. Số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hoà

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 12.Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch?

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng.

B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng.

D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 13.Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 ml dung dịch

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 ml nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa

Xem đáp án

Đáp án C

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa

Câu 14. Tiến hành thí nghiệm nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

A. Xuất hiện kết tủa trắng xanh.

B. Có khí thoát ra.

C. Xuất hiện kết tủa đỏ nâu.

D. Xuất hiện Kết tủa màu trắng.

Xem đáp án

Đáp án C

Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, xảy ra phản ứng:

3NaOH + FeCl3 → Fe[OH]3 ↓ + 3NaCl

Fe[OH]3 kết tủa màu đỏ nâ

Câu 15. Cho m gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí ở đktc. Giá trị của m là

A. 15,9 gam

B. 31,8 gam

C. 34,8 gam

D. 18,2 gam

Xem đáp án

Đáp án B

Phương trình phản ứng hóa học:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

nCO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

Theo phương trình hóa học:

nNa2CO3 = nCO2 = 0,3 mol

=> m = mNa2CO3 = 0,3.106 = 31,8 gam

>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan

  • Giải Hóa 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước
  • Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 41
  • Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

Độ tan là gì? Công thức tính độ tan VnDoc đã đưa tới các bạn một tài liệu rất hữu ích. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề