Đối tượng hữu quan là gì

                      

B_iểu hiện của đạo đức kinh doanh trong quan hệ với các đối tượng hữu quan_

                      

  • Đạo đức kinh doanh là 1 tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
                          
  • Đối tượng hữu quan là những đối tượng hay nhóm đối tượng có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn và sự thành công của 1 hoạt động kinh doanh. Bao gồm:
  1. Đạo đức kinh doanh liên quan đến chủ sở hữu
  2. Chủ sở hữu là các cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp 1 phần hay toàn bộ nguồn lực vật chất, tài chínhhính cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp, có quyền kiểm soát nhất định đối với tài sản, hoạt động của tổ chức thông qua giá trị đóng góp.
  3. Các vấn đề liên quan đến chủ sở hữu bao gồm 2 loại phổ biến sau:
    • sự tách biệt giữa việc sở hữu và điều khiển doanh nghiệp: nhà quản lý là người trực tiếp điều hành doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng chủ sở hữu mới là người có quyền quyết định cao nhất.
    • Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ do chủ sở hữu giao cho nhà quản lý và lợi ích của nhà quản lý : chủ sở hữu muốn cắt giảm chi phí để duy trì và phát triển tài sản của mình nên không muốn thực hiện trách nhiệm với xã hội. nhà quản lý phải thực hiện các nhiệm vụ để mang lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp [trong đó có trách nhiệm pháp lý và đạo đức]
                            
  1. Đạo đức kinh doanh liên quan đến người lao động
  2. Vấn đề cáo giác: việc 1 thành viên trog doanh nghiệp công bố thông tin làm chứng cứ hành vi bất hợp pháp hay phi đạo đức của doanh nghiệp
    • Cáo giác thể hiện mâu thuẫn của người lao động trong việc trung thành với doanh nghiệp [vì lợi ích doanh nghiệp, có trách nhiệm giữ bí mật của doanh nghiệp] và bảo vệ lợi ích xã hội [do doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức]
    • Lợi ích: ngăn chặn việc vì lợi ích trước mắt gây thiệt hại lâu dài cho doanh nghiệp
    • Thiệt hại:
                            
              • Với doanh nghiệp phải sửa chữa sai lầm đồng thời làm giảm uy tín, quyền lực của ban lãnh đạo.   
                 • Với người lao động bị coi là kẻ phản bội, cần xem xét lại động cơ cáo giác  
  • Vấn đề bí mật thương mại: là tài sản đặc biệt tạo lợi thế cho doanh nghiệp và cần phải được bảo vệ, do vậy người lao động không được tiết lộ
  • Vấn đề điều kiện, môi trường làm việc: cải thiện điều kiện, môi trường làm việc có thể tốn chi phí nhưng sẽ đem lại lợi nhuận lâu dài cho chủ sở hữu, vì vậy cần phải ưu tiên tính toán an toàn và lường trước rủi ro tại nơi làm việc
  • Hành vi phi đạo đức của chủ doanh nghiệp: không cung cấp đủ trang thiết bị an toàn, không kiểm tra tính an toàn thường xuyên, không phổ biến về an toàn lao động, không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường làm việc... Do đó gây thiệt hại cho người lao động. Cần phải có giải pháp thông báo về mối nguy hiểm của công việc để người lao động chủ động phòng tránh
  • Vấn đề lạm dụng của công, phá hoại ngầm: tình trạng lạm dụng của công, phá hoại ngầm có thể do chủ doanh nghiệp đối xử với nhân viên thiếu đạo đức [không công bằng, hạn chế cơ hội thăng tiến, trả lương không tương xứng...] vì vậy cần nâng cao đạo đức của chủ doanh nghiệp
  • 1 số hành vi thiếu đạo đức của nhân viên: bán bí mật thương mại cho đối thủ, tiết lộ kế hoạch của công ty, câu kết với khách hàng để giảm giá vượt mức, lạm dụng trang thiết bị vào mục đích cá nhân, sao chép thành quả...
                          
  1. Đạo đức kinh doanh liên quan đến khách hàng: quảng cáo phi đạo đức, marketing lừa gạt, sản phẩm không an toàn [sản phẩm có khả năng gây tai nạn cao, sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, sản phẩm kích thích, bạo lực...]
  2. Tác hại của hành vi phi đạo đức đối với khách hàng:
    • Quảng cáo phi đạo đức và marketing lừa gạt: bị mất quyền tự do lựa chọn sản phẩm, mất khả năng kiểm soát hành vi, bị lôi cuốn vào những thị hiếu tầm thường, xói mòn văn hóa
    • Sản phẩm không an toàn: ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm
  3. Đối với sản phẩm không an toàn, nhà sản xuất hoàn toàn chủ động và có kiến thức về sản phẩm nhiều hơn người tiêu dùng, thu được lợi nhuận cao trong khi người tiêu dùng bị thiệt hại. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm về sản phẩm không an toàn: phải thực hiện nghĩa vụ trọn vẹn, cẩn thận, không được cố tình ràng buộc cam kết về trách nhiệm của họ, hơn hết doanh nghiệp phải trung thực về từ ngữ trong quảng cáo, tuyên bố
  4. Ngoài ra còn 1 số vấn đề đạo đức liên quan khác như:
    • Không cân đối giữa nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài của khách hàng [khách hàng quan tâm đến nhu cầu ngắn hạn trước mắt như sản phẩm giá rẻ nhưng lại đòi hỏi cả lợi ích lâu dài là không ô nhiệm môi trường, không có hại đối với sức khỏe...].
    • Vi phạm bí mật riêng tư của khách hàng: doanh nghiệp có thể mua bán những số liệu được lưu trữ của khách hàng [thông tin về sản phẩm đã mua, tình trạnh tâm lý, sức khỏe...] làm cho quyền riêng tư của khách hàng bị xâm phạm
                            
  1. Đạo đức kinh doanh liên quan đến đối thủ cạnh tranh: bản chất vấn đề đạo đức đối với đối thủ cạnh tranh
  2. Cạnh tranh là nhân tố tích cực trong kinh doanh thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bản thân vượt lên đối thủ, giúp nâng cao thị phần lợi nhuận, giúp nâng cao uy tính hình ảnh cho doanh nghiệp
  3. Nhưng nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn cách cạnh tranh không lành mạnh, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không chú trọng đến lợi ích lâu dài, chơi xấu để hạ uy tín đối thủ, làm suy yếu đối thủ bằng mọi cách. Có 4 hình thức cạnh tranh không lành mạnh phổ biến: thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để ép giá, độc quyền; cung cấp thông tin sai lệch về đối thủ cho chủ thầu; ăn cắp bí mật thương mại của đối thủ; dùng những biện pháp thiếu văn hóa để hạ uy tín đối thủ.
                                  

Chủ Đề