Động mạch dẫn máu đến các cơ quan trong cơ thể có máu gì

12/09/2016 - Lượt xem: 41761

Tim và mạch máu cùng nhau tạo nên một hệ tuần hoàn có tên gọi là hệ thống tim mạch, là những cơ quan không thể tách rời  nhau. Trái tim là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người, có kích thước lớn hơn nắm tay một chút nhưng có thể bơm hơn 11m3 máu đi nuôi dưỡng khắp cơ thể mỗi ngày, với nhịp đập khoảng 100 nghìn lần và bơm đến 10.000 lít máu và mạch máu. Hệ thống mạch máu với những ống dẫn máu với số lượng nhiều đến mức có thể phủ kín đến hơn 1000 ha đất.

Cấu tạo của hệ tim mạch và các vai trò quan trọng

Cấu trúc của quả tim

Tim là một cơ quan của hệ thống cơ, được tạo thành bởi một loại cơ đặc biệt được gọi là cơ tim.

Ở bên ngoài tim [và một phần đầu của những mạch máu lớn] được bao phủ bởi một chiếc túi có 2 lớp làm từ mô liên kết gọi là màng ngoài của tim.

Ở giữa 2 lớp màng ngoài tim có chứa một lượng rất nhỏ chất lỏng dạng nước có nhiệm vụ bôi trơn để giúp giảm ma sát giữa 2 lớp màng và với các bộ phận xung quanh khi tim co và giãn.

Bên trong tim được lót bởi một lớp biểu mô khá mịn, được gọi là màng trong tim, có nhiệm vụ giúp giảm ma sát giữa máu và vách tim, ngăn ngừa đông máu và sự hình thành các cục huyết khối trong tim.

Bộ phận buồng tim và van tim

Tim của con người có 4 ngăn [buồng] gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Hai buồng tim bên phải là tâm nhĩ phải và tâm thất phải, hai buồng tim bên trái là tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất được hình thành bởi các mô liên kết khá vững chắc [trừ một bó cơ nhỏ thuộc hệ thống dẫn truyền sẽ được nói đến bên dưới] được gọi là vách liên nhĩ và vách liên thất.

Hãy thử tưởng tượng chúng ta có một trái bóng cao su chứa nước bên trong với các lỗ thủng xung quanh. Nếu chúng ta bóp quả bóng đó thì nước sẽ chảy ra từ khắp các lỗ thủng đó. Để nước có thể chảy ra ở lỗ thủng cần thiết, chúng ta cần phải bít các lỗ khác lại. Van tim được hình thành [từ màng trong tim] cũng với những lý do tương tự.

Van ở giữa tâm nhĩ và tâm thất được gọi là van lá. Khi tâm thất co thì những cái nắp van này sẽ đóng lại và nhờ vậy máu từ tâm thất sẽ không chảy ngược lên tâm nhĩ. Khi tâm thất giãn thì các nắp sẽ mở ra để máu từ tâm nhĩ chảy vào tâm thất. Ở buồng tim bên trái là van 2 lá, bên phải là 3 lá.

Van ở lối tâm thất ra động mạch được gọi là van bán nguyệt hay van tổ chim, có nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược từ động mạch về lại tâm thất. Van bán nguyệt mở tung ra về phía động mạch khi máu bị tâm thất đẩy ra. Khi tâm thất co lại thì các nắp van bán nguyệt tự động đóng kín để ngăn máu từ động mạch chảy trở về tâm thất.

Cấu trúc của hệ thống mạch máu

Mạch máu trong cơ thể thường được chia ra làm 3 loại là động mạch, tĩnh mạch [còn gọi là ven] và mao mạch.

Động mạch và tĩnh mạch đóng vai trò như những chiếc ống, có nhiệm vụ vận chuyển máu trong cơ thể một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Khác với động mạch và tĩnh mạch, chức năng của hệ thống mao mạch không phải là vận chuyển máu mà là trao đổi chất, oxy và CO2 giữa máu và các mô.

Vòng tuần hoàn

Trong cơ thể con người máu di chuyển liên tục theo một hệ thống tuần hoàn kín giống hình số 8. Hệ thống tuần hoàn máu con người là hệ thống tuần hoàn kép [được chia ra 2 vòng tuần hoàn riêng biệt], đó là vòng tiểu tuần hoàn[còn gọi là vòng tuần hoàn phổi] và vòng đại tuần hoàn [còn gọi là vòng tuần hoàn hệ thống]. Trái tim nằm ở giao điểm của 2 vòng tròn tuần hoàn này.

Vòng tuần hoàn máu ở người

Trong hệ tuần hoàn máu, trái tim là cơ quan chính với nhiệm vụ đẩy máu đi vào các mạch máu để nuôi cơ thể. Hai nửa của trái tim là 2 chiếc “bơm” làm việc độc lập nhưng lại cùng một nhịp. Chiếc “bơm” bên phải xả máu nghèo oxy và giàu cacbonic vào vòng tuần hoàn nhỏ đến phổi. Tại phổi, máu sẽ giải thoát cacbonic, hấp thụ oxi và đi đến chiếc “bơm” bên trái. Chiếc “bơm” bên trái sẽ xả máu giàu oxi vào vòng tuần hoàn lớn đến cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Máu giàu oxi được gọi là máu động mạch, máu nghèo oxi và giàu cacbonic được gọi là máu tĩnh mạch.

Vai trò quan trọng của hệ tim mạch ở người

Hệ tim mạch có vai trò quan trọng tới không chỉ sức khỏe con người mà cả sinh mạng. Hệ tim mạch giúp duy trì sự sống của con người, do đó, đây là hệ thống quan trọng không thể thiếu trong cơ thể sống. Sau đây là một số vai trò quan trọng của hệ tim mạch ở người:

Thông tin liên lạc bằng thể dịch: Có chức năng vận chuyển các hormon, các enzym đến các cơ quan và liên lạc giữa các cơ quan với nhau.

Điều hòa thân nhiệt: nguồn máu nóng sưởi ấm các cơ quan, bộ phận và làm nhiệm vụ thải nhiệt cho cơ thể.

Trong các chức năng trên, nhiệm vụ cung cấp oxi, glucose cho việc chuyển hóa năng lượng là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất.

Tế bào não thiếu năng lượng dù chỉ vài giây thì đã ngừng hoạt động, nếu thiếu năng lượng quá 5 phút, nó sẽ tổn thương khó phục hồi.

Tim hoạt động như một cái máy bơm, hút và đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn: đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn.

Vòng đại tuần hoàn [hay tuần hoàn hệ thống] mang máu động mạch giàu oxi và các chất dinh dưỡng từ nửa tim trái theo động mạch chủ, động mạch chủ tiếp tục phân thành những động mạch nhỏ dần và đưa đến các cơ quan. Ở tổ chức, các tiểu động mạch tiếp nối với mạng lưới mao mạch, dưỡng chất và khí sẽ trao đổi qua các thành mỏng của mao mạch, chất dinh dưỡng được cung cấp cho tổ chức. Sau đó máu đã bị khử oxi vào các tiểu tĩnh mạch, được mang ra khỏi mô, tập trung vào những tĩnh mạch lớn hơn và đổ về tim phải.

Vòng tiểu tuần hoàn [hay tuần hoàn phổi] mang máu tĩnh mạch từ nửa tim phải theo động mạch phổi lên phổi, ở mạng lưới mao mạch phổi, khí cacbonic được thải ra ngoài và máu nhận oxi để trở thành máu động mạch, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, tiếp đó bắt đầu một chu trình tương tự qua vòng đại tuần hoàn.

Như vậy tim là động lực chính của hệ tuần hoàn, tim hút và đẩy máu vào trong động mạch. Động mạch và tĩnh mạch dẫn máu đến các tổ chức và từ tổ chức về tim. Hệ thống mao mạch chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các mô.

Hệ tim mạch là hệ thống cơ quan quan trọng giúp duy trì sự sống của cơ thể của con người. Do đó, các bệnh về tim mạch thường rất nguy hiểm. Ngày nay dưới sự tác động của nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan mà tỉ lệ người mắc các bệnh về tim mạch ngày một gia tăng. Vì vậy, việc phòng và tránh các bệnh về tim mạch cần được chú ý và tuân thủ. Mỗi người nên thực hiện đi khám định kì để sớm phát hiện và có biện pháp xử trí bệnh kịp thời.

Biên tập bởi Cardocorz - Cao dong riềng đỏ

Gan có nguồn cấp máu kép. Tĩnh mạch cửa [giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng oxy tương đối cao] cung cấp hai phần ba lượng máu cho gan. Động mạch gan [giàu oxy] cung cấp phần còn lại. Các tĩnh mạch gan đưa máu từ gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Khi lưu lượng máu qua tĩnh mạch cửa tăng lên, lưu lượng máu động mạch gan giảm và ngược lại [là phản ứng đệm của động mạch gan]. Cơ chế cung cấp máu kép bù trừ cho nhau này giúp bảo vệ gan phần nào khỏi tình trạng thiếu máu cục bộ ở người khỏe mạnh.

Mặc dù có hệ thống cấp máu kép nhưng một cơ quan hoạt động trao đổi chất tích cực như gan có thể bị tổn thương bởi

  • Tưới máu qua tĩnh mạch không hiệu quả

  • Tổn thương mạch máu cụ thể

Thiếu tưới máu tĩnh mạch có thể xuất phát từ tắc nghẽn cục bộ hoặc toàn bộ hoặc do suy tim phải, như trong bệnh gan sung huyết Bệnh gan sung huyết Bệnh gan xung huyết là xung huyết tĩnh mạch lan tỏa trong gan do suy tim phải [thường do bệnh cơ tim, hở van 3 lá, thiểu năng van 2 lá, tâm phế mạn hoặc viêm màng ngoài tim co thắt]. [Xem thêm... đọc thêm . Tắc nghẽn có thể xảy ra trong các tĩnh mạch trong gan hoặc ngoài gan [Hội chứng Budd-Chiari Hội chứng Budd-Chiari Hội chứng Budd-Chiari là sự tắc nghẽn dòng chảy tĩnh mạch gan có nguồn gốc bất kì từ các tĩnh mạch gan nhỏ trong gan đến tĩnh mạch chủ dưới và tâm nhĩ phải. Các biểu hiện bao gồm từ không triệu... đọc thêm ] hoặc trong tiểu tĩnh mạch tận trong gan và các xoang gan [hội chứng tắc nghẽn hình sin, trước đây còn gọi là bệnh tắc tĩnh mạch Hội chứng tắc nghẽn xoang Hội chứng tắc nghẽn xoang gây ra bởi tổn thương nội mô, dẫn đến sự tắc nghẽn không hình thành huyết khối của đoạn tiểu tĩnh mạch gan tận và xoang gan chứ không phải là tĩnh mạch gan hoặc tĩnh... đọc thêm ] nhưng thường xảy ra ở cả hai. Xơ gan Xơ gan Xơ gan là một giai đoạn muộn của xơ hoá gan là hậu quả của quá trình lan tỏa biến đổi cầu trúc bình thường của tế bào gan. Xơ gan được đặc trưng bởi các nốt tái tạo bao quanh bởi các mô xơ dày... đọc thêm là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẽn dòng chảy trong gan lan tỏa. Tắc nghẽn lan tỏa dẫn đến tắc nghẽn các xoang gan, gan to, tăng áp lực tĩnh mạch cửa Tăng áp lự tĩnh mạch cửa Tăng áp cửa là áp lực cao trong tĩnh mạch cửa. Bệnh này thường do xơ gan [ở các nước phát triển], bệnh sán máng [ở các vùng lưu hành], hoặc các bất thường về mạch máu ở gan. Hậu quả bao gồm... đọc thêm , giảm lưu thông máu mạch cửa, cổ trướng Cổ chướng Cổ trướng là dịch tự do trong khoang phúc mạc. Nguyên nhân phổ biến nhất là tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các triệu chứng thường do bụng chướng. Chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và siêu âm hoặc... đọc thêm và lách to Lách to Lách to là sự tăng kích thước bất thường của lách. [Xem thêm Tổng quan về lách.] Lách to hầu như là thứ phát sau các rối loạn khác. Nguyên nhân gây to lách là vô số, cũng như có nhiều cách để... đọc thêm . Các biểu hiện của tắc nghẽn tĩnh mạch cục bộ phụ thuộc vào vị trí tắc nghẽn.

Tổn thương mạch máu cụ thể có thể xảy ra ở động mạch gan, tĩnh mạch gan hoặc tĩnh mạch cửa. Các động mạch gan có thể bị tắc nghẽn Tắc động mạch gan Nguyên nhân gây tắc động mạch gan bao gồm cục máu đông [ví dụ, bệnh lý tăng đông máu, xơ vữa động mạch nặng hoặc viêm mạch huyết khối], [ví dụ do viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn, khối u, thuyên... đọc thêm . Phình mạch Phình động mạch gan Phình động mạch gan thường không phổ biến. Chúng có xu hướng hình thành nhiều túi phình. Nguyên nhân bao gồm nhiễm trùng, xơ vữa động mạch, chấn thương và viêm mạch. [Xem thêm Tổng quan các... đọc thêm có thể xuất hiện nhưng không phổ biến. Trong ứ máu gan Ứ máu gan Ứ máu gan thường là rối loạn không triệu chứng, là tình trạng nhiều nang chứa đầy máu hình thành ngẫu nhiên trong gan. [Xem thêm Tổng quan các rối loạn mạch máu gan.] Đo đường kính từ vài milimet... đọc thêm , các nang chứa đầy máu sẽ hình thành trong các xoang gan [các vi mạch nối giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan].

Rối loạn tĩnh mạch gan có thể dẫn đến tắc nghẽn tĩnh mạch cục bộ hoặc lan tỏa.

  • Trong gan—ví dụ tắc nghẽn vi mạch tĩnh mạch cửa như trong bệnh sán máng Sán máng Bệnh sán máng là nhiễm các loại sán trong máu thuộc giống Schistosoma, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm vào hệ thống mạch máu của... đọc thêm , xơ gan mật tiên phát Viêm đường mật nguyên phát [PBC] Xơ gan mật tiên phát [PBC] là rối loạn gan tự miễn dịch được đặc trưng bởi sự phá hủy dần các ống dẫn mật trong gan, dẫn đến chứng ứ mật, xơ gan, và suy gan. Bệnh nhân thường không có triệu... đọc thêm [PBC, trước đây gọi là xơ gan mật tiên phát], bệnh sarcoid Sarcoidosis Sarcoidosis là một bệnh lý viêm biểu hiện bằng tổn thương u hạt không hoại tử ở một hoặc nhiều cơ quan và mô; căn nguyên không rõ ràng. Phổi và hệ thống bạch huyết là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều... đọc thêm , và tăng áp lực tĩnh mạch cửa Tăng áp lự tĩnh mạch cửa Tăng áp cửa là áp lực cao trong tĩnh mạch cửa. Bệnh này thường do xơ gan [ở các nước phát triển], bệnh sán máng [ở các vùng lưu hành], hoặc các bất thường về mạch máu ở gan. Hậu quả bao gồm... đọc thêm không xơ gan

Video liên quan

Chủ Đề