Em bé 16 tuần tuổi nặng bao nhiêu

Thai 16 tuần là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Cả mẹ bầu và thai nhi đều có nhiều thay đổi hơn so với những tuần trước.

Sự phát triển của thai 16 tuần

Thai nhi tuần 16 đã nặng khoảng 140g và có chiều dài từ đỉnh đầu tới mông là khoảng 13 cm. Đây là khoảng thời gian bé sẽ có cuộc bứt phá lớn về cả cân nặng lẫn chiều dài.
Bộ xương của thai 16 tuần dần dần trở thành dạng xương cứng chứ không còn là dạng sẹo như trước đây nữa. Phần đầu cũng thẳng và ngẩng hơn so với những tuần trước đây. Đầu của bé cũng bắt đầu hình thành các mảng da đầu, nhưng tóc thì vẫn chưa nhìn rõ.

Thai 16 tuần có nhiều sự phát triển hơn rất nhiều so với những tuần trước

Giai đoạn thai nhi tuần 16, chân của bé cũng phát triển hơn, móng tay, móng chân cũng bắt đầu xuất hiện. Chân và tay bé cũng đã gần như đạt được độ dài hoàn hảo.
Đặc biệt, khi thai 16 tuần, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé, dù nó chỉ khá nhẹ nhàng. Nhưng chắc chắn đây sẽ là những khoảnh khắc không thể quên.

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 16 tuần

Khi mang thai 16 tuần, tử cung của mẹ bầu đã to như một quả dưa lưới, đỉnh tử cung đã gần chạm tới rốn. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những áp lực nhất định lên vùng xương chậu.
Vòng bụng của mẹ bầu khi thai nhi tuần 16 cũng sẽ trở nên lộ rõ hơn. Mẹ bầu cũng cảm thấy cơ thể của mình nặng nề hơn, di chuyển có phần dễ mất thăng bằng hơn trước. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chọn những đôi dép thấp, vừa vặn để giảm nguy cơ bị trượt ngã, gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

Khi mang thai 16 tuần, mẹ bầu bắt đầu cảm thấy bụng lớn hơn, đi lại dễ mất thăng bằng hơn

Đây là giai đoạn, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đối. Nguyên nhân bởi lúc này thai nhi phát triển rất nhanh và cần nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất hàng ngày.
Quan trọng nhất, mẹ bầu cần thăm khám thai định kì, thực hiện những xét nghiệm, siêu âm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Mẹ bầu cần thăm khám thai định kì, thực hiện xét nghiệm, siêu âm theo chỉ định của bác sĩ

Trong suốt thai kì, nếu có bất kì bất thường nào, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí kịp thời.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến giai đoạn thai 16 tuần. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần, thai 16 tuần nặng bao nhiêu, thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam, cân nặng chuẩn của thai nhi, thai 29 tuần nặng bao nhiêu kg, chỉ số cân nặng chuẩn của thai nhi, thai 16 tuần tuổi nặng bao nhiêu, thai nhi 20 tuần tuổi nặng bao nhiêu, cân nặng thai nhi 22 tuần, thai 16 tuần nặng bao nhiêu, thai 27 tuần nặng bao nhiêu, thai nhi 29 tuần nặng bao nhiêu, cân nặng thai nhi 32 tuần, thai 27 tuần nặng bao nhiêu

Theo dõi bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn cho các mẹ sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sát sao được tình trạng sức khỏe của bé và mẹ, từ đó, đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, tập luyện cần thiết để bé cưng phát triển tốt nhất.

Nếu mẹ muốn biết thai nhi 23 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam, hay thai nhi của mình có cân nặng đạt chuẩn hay không, hãy theo dõi thông tin dưới đây nhé.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn tò mò không biết bé đã phát triển như thế nào, cân nặng và chiều dài bao nhiêu.

Dưới đây là tiêu chuẩn cân nặng và chiều dài thai nhi theo chỉ số trung bình để dựa vào đó, mẹ có thể theo dõi quá trình phát triển của con theo từng tuần, từng tháng tuổi:

  • Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hiệu quả

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi [tiêu chuẩn WHO]

Trong bảng trên, chiều dài thai nhi được đo khác nhau theo từng giai đoạn:

Trước 20 tuần tuổi: Thai nhi cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài được đo từ đầu đến mông [chiều dài đầu mông].

Từ tuần thứ 20: Chiều dài thai nhi được đo từ đầu đến gót chân.

Từ tuần thứ 30 trở đi: Cân nặng của bé tăng nhanh dần để chuẩn bị chào đời.

Lời khuyên dành cho các mẹ khi tham khảo bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi:

Bảng trên là tiêu chuẩn của WHO đưa ra năm 2019, dựa theo mức cân nặng và chiều dài trung bình của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng của thai nhi giữa các quốc gia khác nhau khá rõ ràng, do đó, mẹ không nên quá cứng nhắc phải đạt được chuẩn này bằng mọi giá.

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài chẩn của thai nhi:

Yếu tố di truyền: Ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của thai nhi.

Sức khỏe của mẹ: Mẹ bị tiểu đường, béo phì thì con sẽ nặng cân hơn.

Mức cân nặng: Nếu mẹ tăng cân ít hoặc không tăng cân thì thai nhi sẽ thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu mẹ tăng cân nhiều thì thai sẽ to và nguy cơ sinh mổ cao.

Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu, tuy nhiên, nếu hai lần sinh quá sát thì bé thứ hai sẽ nhẹ cân.

Mang đa thai: Nếu mẹ mang đa thai thì cân nặng của các bé cũng thấp hơn so với bình thường.

Như vậy, việc bé có chiều dài, cân nặng cao hơn hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn một chút thì mẹ cũng không nên lo lắng. Tuy nhiên, nếu sự khác biệt là quá lớn thì sẽ có một số vấn đề cần lo lắng:

1. Nếu thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai:

Chiều dài thai nhi đo được lớn hơn mức tiêu chuẩn 3 cm, mẹ sẽ khó khăn trong khi chuyển dạ và sinh con, bé cũng dễ bị các bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư hoặc bệnh đường tiêu hóa… Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra lời khuyên thích hợp.

2. Nếu thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

Thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, thì có nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, mắc bệnh viêm phổi, ảnh hưởng đến trí thông minh…

Bác sĩ cũng cần kiểm tra xem chức năng nhau thai có tốt không, có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai không, chế độ dinh dưỡng của mẹ có bảo đảm không, tinh thần của mẹ có bị ảnh hưởng không.

Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Mẹ nên tăng bao nhiêu kg trong thai kỳ?

Dinh dưỡng mẹ bầu khi mang thai rất quan trọng. Nếu mẹ bầu tăng ít cân thì con có thể không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Ngược lại, nếu mẹ tăng cân nhiều thì có thể phải sinh mổ do thai to, mà con cũng dễ mắc bệnh tiểu đường.

Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về cân nặng của mẹ bầu:

Mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-12kg trong suốt quá trình mang thai. Nếu mẹ mang thai đôi thì có thể tăng từ 16-20kg.

Trong ba tháng đầu của thai kì, mẹ chỉ nên tăng từ 1,5 kg – 2 kg với mẹ có cân nặng bình thường. Nếu mẹ thiếu cân thì nên tăng 2,5kg, nếu mẹ thừa cân thì chỉ cần tăng 1kg.

Bắt đầu từ tuần thứ 14 đến 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 0,5kg/tuần, riêng với người vốn thừa cân thì chỉ nên tăng 200-300 gr/tuần.

Lời khuyên dành cho mẹ mang thai:

Sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để bé đạt cân nặng chuẩn thì mẹ phải quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của bản thân như sau:

Sữa có thể giúp làm tăng cân nặng của thai nhi trong bụng, theo đó, mỗi cốc sữa mẹ sẽ giúp bé tăng 41gr trọng lượng. Nếu như bé quá nhẹ thì mẹ nên tích cực uống nhiều sữa để gia tăng cân nặng của thai nhi.

Nếu trọng lượng của thai nhi tăng nhanh, mẹ hãy thường xuyên tập luyện thể dục. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra vận động từ 30 phút/ngày sẽ giúp cân nặng của mẹ và bé đạt chuẩn, không tăng quá nhiều hay quá ít.

Mẹ bầu chú ý duy trì chế độ dinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress… để con yêu được phát triển tốt nhất.

Trên đây là bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi, hi vọng dựa vào đó mẹ có thể theo dõi, đánh giá sự phát triển của con yêu, góp phần yên tâm hơn khi mang bầu. Nếu mẹ thấy thai nhi lớn hoặc nhỏ hơn so với tiêu chuẩn quá nhiều thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có điều chỉnh hợp lý nhé.

Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh, sinh ra bé yêu bụ bẫm, dễ thương! Mọi thắc mắc nào khác, chị em có thể liên hệ đến số 0366.880.866 để được giải đáp.

Chia sẻ từ các bác sĩ tại phòng khám phụ khoa 11 Thái Hà.

Video liên quan

Chủ Đề