Freelance Designer là gì

Thời gian vừa qua mình thấy có rất nhiều phốt qua lại giữa một bên đi thuê [client] và một bên là freelancer. Đứng bên ngoài thì không thể biết được ai đúng ai sai, ai cũng có lý riêng. Tuy nhiên với kinh nghiệm là người đã từng đi thuê freelancer và hiện tay cũng đang là freelancer, mình xin chia sẻ vài kinh nghiệm khá cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để bạn tìm được freelancer ưng ý.

Bài viết tâm huyết, viết trong 1 tuần mới xong nên khá dài, chia sẻ dựa trên quan điểm cá nhân có kèm dẫn chứng cụ thể. Mọi người thoải mái trải lòng comment chia sẻ thêm ý kiến nhé!

1. Freelancer là gì?

Freelancer là những người làm việc không bị ràng buộc thời gian, không bị kiểm soát. Họ chủ động quyết định nhận hoặc từ chối một công việc nào đó mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Điều đó đồng nghĩa với việc họ chỉ nhận thù lao dựa trên công việc hoàn thành.

2. Vì sao bạn cần thuê Freelancer

Nếu bạn không muốn nuôi quân In-house, mật độ công việc không nhiều, muốn tiết kiệm chi phí hay muốn đổi gió cho các phong cách thiết kế thì giải pháp tốt nhất là thuê Freelancer chỉ trả tiền khi hoàn thành việc.

Cụ thể dưới đây là những công việc phổ biến, thường hay thuê Freelancer làm:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
  • Freelancer dịch thuật: Chuyên dịch văn bản từ các tiếng khác sang tiếng Việt hoặc ngược lại.
  • Freelancer viết lách: Viết bài Pr để đăng báo chí hoặc đơn giản là viết bài để đăng lên website, các trang social,
  • Freelancer nhập liệu: có rất nhiều kiểu nhập liệu ví dụ thêm sản phẩm vào hệ thống cua công ty, nhập captcha,
  • Freelance graphic designer: hay còn gọi là freelancer thiết kế 2D, 3D, các thuật ngữ chúng ta hay gặp là thiết kế namecard, logo, poster, bộ nhận diện thương hiệu,
  • Freelance web designer [Freelancer làm Website]: bao gồm là mới website, chỉnh sửa website có sẵn, quản trị website,
Freelancer

3. Tìm freelancer graphic design và web design ở đâu

  • Các trang web chuyên việc làm freelancer trong nước như: vlance.vn, freelancerviet.vn
  • Các trang web thuê freelancer trên toàn thế giới như: fiverr.com, freelancer.com, upwork.com,
  • Các mạng xã hội dành cho designer: behance.com, dribbble.com
  • Các group chuyên về freelancer trên facebook.

4. Lưu ý khi thuê Freelancer

Freelancer đúng nghĩa là làm việc tự do, không bị ràng buộc thời gian, nhưng nếu bạn là người đi thuê và trả tiền thì Freelancer phải có trách nhiệm hoàn thành việc của bạn theo đúng thõa thuận. Vậy bạn cần làm gì để freelancer mang lại hiệu quả?

  • Hiểu bản chất của công việc mà bạn đang sắp thuê freelancer làm. Có thể không biết cách trực tiếp làm nhưng bạn biết được những cái mấu chốt, những cái quan trọng nhất để đánh giá được công việc đó phải trả bao nhiêu tiền, công việc làm như thế này đã ổn chưa, freelancer có đang làm sai gì không,.vvv nói chung bạn control được mọi thứ.
  • Chuẩn bị đầy đủ các đầu công việc cần freelancer làm.
  • Tìm hết các ứng viên phù hợp nhất có thể và bắt đầu tuyển chọn [mình sẽ nói kỹ hơn ở bên dưới là chọn như thế nào]
  • Trao đổi thật chi tiết với freelancer trước khi làm, tránh cách giao việc kiểu như: em cứ làm 3-4 mẫu đi rồi chi duyệt [duyệt tới duyệt lui đến lúc hết kiên nhẫn, cãi nhau rồi đường ai nấy đi], hay chị cũng không biết phải làm thế nào nữa em thử làm đi chị xem,
    Những kiểu giao việc kiểu này cực kỳ cực kỳ nguy hiểm và kết quả cuối cùng đa số client và freelancer đều không hài lòng, nặng hơn là bóc phốt qua lại.

5. Sàn lọc Freelancer

Theo kinh nghiệm của mình nếu tuyển dụng trên Facebook, mình chỉ reply hoặc trao đổi với những bạn có tài khoản Facebook rõ ràng, có hoạt động thực trên timeline [có hình ảnh cá nhân, có post status, comment, reply tương tác người khác,]. Mình thường vào trang cá nhân bạn đó để xem, qua đó phần nắm được style và chất của freelancer.

Đối với những bạn sử dụng nick ảo mình thường để qua 1 bên và tuyệt đối không làm việc, vì đơn giản mình thấy không được tôn trọng nên thôi next. Những đặc điểm giúp mình đánh giá được đó là nick ảo: không có Avatar hoặc Avatar để hình linh tinh, xem timeline chỉ toàn là thay đổi avatar, thay đổi ảnh bìa, chia sẻ những bài livestream quảng cáo, game, tùm lum,.

Những bạn Freelancer cũng nên lưu ý điểm này, profile Facebook cũng là cơ sở tiền đề để các client tham khảo trước khi quyết định chọn bạn. Dù gì 1 profile Facebook chỉnh chu vẫn tạo được lòng tin tốt hơn nhiều so với một profile sơ sài, đôi khi làm client mất cả cảm tình.

Phễu tuyển freelancer

Cá nhân mình vẫn thích tìm freelance graphic designer trên behance và dribbble hơn. Vì các trang này có nhiều tiêu chí khách quan để có thể đánh giá được chất lượng freelacner.

6. Chọn freelance graphic designer

Sau khi đã chuẩn bị các công việc cần thuê, chọn được các bạn freelancer ưng ý. Bây giờ là lúc bạn lọc lại lần nữa để chọn người thích hợp nhất. Trước hết mình xin chia sẻ kinh nghiệm mình chọn các bạn freelancer thiết kế, đồ họa 2D.

6.1. Tham khảo sản phẩm

Thông thường freelancer sẽ gửi bạn một CV [Curriculum Vitae] là sơ yếu lý lịch, tóm tắt lại thông tin cá nhân và kinh nghiệm làm việc. Trong những ngành khác có thể CV không quan trọng miễn sao đủ thông tin, nhưng riêng mảng thiết kế đồ họa thì CV như một poster, phần nào thể hiện được trình độ thiết kế của freelancer.

Như trong Khóa học thiết kế website bằng wordpress của mình có chia sẻ, nếu bạn nắm được những yếu tố thị giác trong thiết kế thì khi nhìn vào bất cứ 1 thiết kế nào bạn sẽ dễ dàng nhận ra những yếu tố làm hỏng thiết kế hoặc những yếu tố thể hiện sự tỷ mỉ của Designer. Và trong lớp này mình cũng chia sẻ và minh chứng là không phải cứ nhiều layer phức tạp rồng bay phượng múa là đẹp.

Sau khi xem qua CV, hãy tham khảo thêm các thiết kế mà freelancer đã thực hiện có thể thông qua file mềm, Behance, Dribbble, Flickr hay website cá nhân. Để nhìn nhận một ấn phẩm đẹp hay không sẽ phải dựa vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của bạn rất nhiều.

Nhìn vào bất cứ design nào mình thường chú ý đến màu sắc, font chữ, bố cục và tính nhất quán của tổng thể thiết kế. Nếu tổng thể thiết kế của các Designer có chất lượng sam sam nhau thì mình mới đi đến chi tiết để đánh giá độ tỉ mỉ. Và đương nhiên sẽ chọn người thể hiện được sự tỉ mỉ và trau chuốt trong từng thiết kế.

CV là bộ mặt của Freelancer, cần được chuẩn bị kỹ để tạo thiện cảm với client

6.2. Gặp trực tiếp freelancer

Sau khi đã quyết định, bạn nên gặp trực tiếp freelancer đó để trao đổi về công việc và tạo mối quan hệ tốt với freelancer [rất cần thiết đấy]. Khi trao đổi về công việc bạn cần đảo bảo các yếu tố cần thiết sau:

  • Truyền tải được linh hồn của thương hiệu, nói hoa mỹ vậy thôi chứ thực ra là bạn phải cho freelancer biết về màu sắc, font chữ, layout, cái này là để freelancer có thể mường tượng được thiết kế.
    Chắc các bạn sẽ đặt ra câu hỏi: Nếu nghĩ ra mấy cái đó thôi tự làm luôn việc gì phải đi thuê freelance thiết kế? Đúng nhưng đó là khi bạn giao cho 1 freelancer hay Agency đẳng cấp với giá trên trời đảm nhiệm. Tin mình đi hãy truyền tải ý tưởng của bạn một cách cụ thể nhất để freelancer cho ra thành phẩm tốt nhất.
  • Mục đích của sản phẩm: dùng để in ấn, in lên chất liệu gì, hay chỉ làm để up lên website, facebook, các kênh social,
  • 2 bên phải thống nhất với nhau về timline và deadline để tránh tình trạng ngâm dự án cứ hứa hẹn ngày này qua ngày kia, không biết khi nào xong, dự án làm đến đâu.
  • Thống nhất với nhau về tiền thù lao, đặt cọc bao nhiêu, trả theo tiến độ như thế nào, khi nào trả hết,.

6.3. Ví dụ một dự án thuê freelancer

Mình ví dụ 1 dự án cụ thể: làm 1 quyển bảng báo giá thiết bị điện tử dày khoảng 200 trang với giá 6tr. Mình trình bày với freelancer:

  • Tone màu Xanh chủ đạo [#2D5E80] và 2 màu phối nhấn nhá Xanh này [#438EBF]Xanh này [#59BDFF].
  • Chỉ sử dụng chữ font Arial màu đen 100%.
  • Sử dụng các shape trang trí [do mình cung cấp, có demo tham khảo] chỉ xuất hiện ở các trang số chẵn.
  • 1 trang không chứa quá 5 sản phẩm.
  • Trả tiền trước theo mỗi 50 trang/3 ngày

Freelancer sẽ làm cho mình trước 4 trang bìa, và 2 trang ruột bao gồm 1 trang số lẻ và 1 trang số chẵn [có shape trang trí], mình sẽ yêu cầu chỉnh sửa trên bản này. Sau khi chốt hết, mình thanh toán 6tr/4=1,5tr, cứ sau 3 ngày xong 50 trang là mình thành toán 1,5tr nữa, 12 ngày là xong dự án. Riêng 50 trang cuối, freelancer hoàn thành, gặp trực tiếp hoặc thõa thuận để bàn giao file gốc rồi mình mới thanh toán phần còn lại.

Việc mình chia nhỏ thanh toán như vầy vừa giúp mình kiểm soát được chất lượng cuốn báo giá, vừa giúp freelancer yên tâm và có trách nhiệm bám theo tiến độ công việc, 2 bên đều vui vẻ.

Hãy truyền tải ý tưởng một cách đầy đủ nhất cho freelancer, đó chính là nguồn data quan trọng để freelancer hoàn thành công việc một cách hoàn hảo

7. Chọn freelance web designer

Website là phần rất quan trọng của doanh nghiệp trên Digital nên mình có dành hẳn 1 bài về Website, bạn chịu khó đọc để hiểu hết về website cũng như cần gì để tạo ra được một website. Xem bài viết về Website

Trong bài này mình xin chia sẻ kinh nghiệm khi thuê Freelancer làm website trên nền tảng WordPress.

Không phải riêng mình đâu, tính đến 4/2020 có khoảng 455,000,000 website đang sử dụng mã nguồn mở WordPress [nguồn]. Trong đó có thể kể đến 45 thương hiệu nổi tiếng trên thế giới sử dụng mã nguồn WordPress để làm website: Xem tại bài viết này

Bản thân mình cũng có kinh nghiệm trong việc thiết kế website bằng wordpress nên mình xin chia sẻ vài lưu ý quan trọng khi bạn thuê freelancer làm website trên nền tảng wordpress.

  • Nếu làm mới hoàn toàn website phải đảm bảo cài đặt phiên bản WordPress mới nhất. Phiên bản mới nhất để đảm bảo tính bảo mật và cập nhật những chức năng mới nhất của wordpress. Kiểm tra phiên bản mới nhất tại đây: //wordpress.org/download/
  • Theme sử dụng là theme có phí hay miễn phí, hoặc theme có nguồn gốc từ đâu. Đa số các website bị hack, lỗi, tự chuyển hướng, đều có nguyên nhân từ theme không rõ nguồn gốc bị dính mã độc.
  • Website được cài những Plugin nào? Cũng tương tự như Theme, Plugin cũng là nguyên nhân dẫn đến website bị lỗi nếu cài từ những nguồn không uy tín.
  • Hosting/Server sử dụng của nhà cung cấp nào? server đặt ở trong nước hay nước ngoài? dung lượng, băng thông bao nhiêu?

Theme wordpress là gì: Bạn hiểu nôn na như là gói giao diện làm đẹp cho website, một số theme xịn có thêm các chức năng cao cấp.
Plugin là gì: là các phần chức năng thêm cho website. Ví dụ bạn muốn làm webiste wordpress bán hàng thì bạn phải cài thêm plugin Woocommerce.

8. Tóm lại, lời khuyên chân thành

Bài viết này mình không khuyên các bạn phải trả giá cao cho freelancer, hay là phải xem freelancer là một cái đó cao siêu. Mình chỉ chia sẻ để các bạn [client] hiểu được công việc mà bạn đang đi thuê [hoặc ít nhất là có cơ sở để bạn tìm hiểu, đào sâu hơn về nghề Graphic design và Web Design].

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Một lần nữa mình xin nhấn mạnh về tầm quan trọng của Website, đây là tài sản quý giá của một doanh nghiệp trên Digital, hãy đầu tư thật kỹ và bài bản nền tảng này. Nếu bạn không có thời gian học ngôn ngữ lập trình web thì hãy thử tìm hiểu về mã nguồn mở dễ hơn rất nhiều. Hoặc có 1 cá nhân, bộ phận chuyên biệt phụ trách quản lý phát triển. Xây dựng website đã cực, duy trì và phát triển càng cực hơn.

Bạn chỉ nên trả giá, ép giá khi bạn thực sự hiểu về giá trị của món đồ muốn mua. Chúc các bạn [client] tìm được các Freelancer phù hợp, phát triển được thương hiệu.

Bài viết tâm huyết, mình sẽ rất vui nếu anh chị em có copy, share đâu đó ghi nguồn từ Duy Ngao Du. Nếu không ghi nguồn thì mình vẫn vui vì đơn giản là mình không làm được gì ahihi.

Nếu có thắc mắc gì thêm, đừng ngại, hãy comment bên dưới mình sẽ trả lời trong tầm hiểu biết.

Duy Ngao Du

Xin chào, mình là Duy Ngao Du, mình chia sẻ những kiến thức biết được trong lĩnh vực Digital Marketing và các trải nghiệm về các sản phẩm công nghệ.

Video liên quan

Chủ Đề