Gangster là gì trong rap

1. Một số thuật ngữ trong Rap

Flow: là cách mà một rapper thể hiện sáng tác của mình nhằm biến những lyrics trở thành một “giai điệu” riêng biệt. Các rapper sẽ sử dụng những kĩ thuật về việc nhả chữ, nhấn nhá và flow nhịp sao cho đoạn rap đi theo một nhịp điệu nhất định, liền mạch và mượt mà.

Fastflow: Là thuật ngữ chỉ những Rapper đi theo xu hướng rap nhanh hoặc rất nhanh. Fastflow đòi hỏi người Rapper phải có kĩ năng cực tốt trong cách phát âm cũng như ghi nhớ Lyrics.

Skill Lyric: nói về kĩ năng viết lời của một Rapper. Lyric trong Rap đóng một vai trò cực kì lớn để truyền tải nội dung, thông điệp và cảm xúc. Do đó, các sản phẩm sỡ hữu lyric tốt sẽ luôn được đảm bảo về mặt nội dung, truyền tải tốt thông điệp và lôi kéo được sự đồng cảm và chú ý từ khán giả.

Metaphor [Ẩn dụ]: là kĩ năng để tăng độ “mean”. Tức là, thay vì sử dụng từ ngữ “thô và thật”, thì Rapper sẽ khéo léo đưa các phép ẩn dụ vào lyric bài hát để không mang lại cảm giác thô tục nhưng vẫn đảm bảo được tính “điệu nghệ”.

"... Anh làm rất nhiều thứ, để đồng tiền trong ví chật

Người ta không quý con ong mà người ta chỉ quý mật ..."

~ Trích "Hai triệu năm" - Đen Vâu ~

Multi Rhymes – Vần đa âm: Đây là hình thức Rapper sử dụng những từ ngữ đơn hoặc đôi cùng vần. Ví dụ, vần đơn như yêu – kiêu, thương – vương, tay – bay, … vần đôi: tương lai – sương mai, yêu thương – tơ vương, … Việc gieo vần trong lyric mang đến cảm giác liền mạch, liên kết giữa các câu rap khiến người nghe không bị tụt mood.

"... Long lanh lấp lánh kiêu sa

Long bào châu báu thêu hoa

Xưng hùng xưng bá ngai vàng chói loá

Nơi trần gian chốn xa hoa ..."

~ Trích "Phiêu lưu ký" - Dế Choắt ~

Bar: có thể hiểu đơn giản là một câu. Độ dài của 1 bar tuỳ thuộc vào các Rapper cũng như tính chất bài hát, sẽ có bar rất dài và cũng có bar rất ngắn.

Wordplay: Hay còn gọi là kĩ thuật chơi chữ trong Rap. Thường các rapper sẽ sử dụng từ ngữ đồng âm để bày tỏ nội dung của một vấn đề khác. Tuy nhiên không phải Rapper nào cũng có thể chơi chữ một cách khéo léo để không khiến người nghe bị “xoắn não”.

"... Ơ hay đang vui mà nhỉ

Nàng muốn đi chơi mà nhỉ

Không có áo mưa nên đành thôi lại phải về nhà nghỉ ..."

~ Trích "Tình hình thời tiết" - Tlinh x AK49 x Hà Quốc Hoàng ~

Offbeat: là thuật ngữ chỉ phần trình diễn có flow nhịp sai lệch hoàn toàn so với phần Beat. Có thể hiểu nôm na là do Rapper bị mất kiểm soát, dẫn đến phần rap không ăn nhập với nhạc.

Freestyle: có hiểu đơn giản giống như “xuất khẩu thành thơ”. Đối với một bản Rap thông thường, các nghệ sĩ phải chuẩn bị kĩ lưỡng về lyric, beat, flow, … Thì với Freestyle, đây là một “con Beat” được phát ngẫu nhiên, và Rapper phải ứng biến để flow trên nền nhạc đó. Freestyle là một hình thức giúp khẳng định thực lực và tài năng của một Rapper chân chính.

Beef: Chỉ mâu thuẫn xảy ra giữa hai hoặc nhiều người, từ đó dẫn đến những cuộc cãi vã, ẩu đả, … Tương tự, trong Rap, khi các Rapper có Beef với nhau, họ sẽ có những màn tranh cãi bằng Rap Diss.

Diss: Là việc Rapper sử dụng lyric trên nền nhạc với mục đích công kích vào một đối tượng nào đó. Do đó, lyric trong Rap Diss thường xuất hiện khá nhiều những câu chữ gai góc, thậm chí có phần tục tĩu.

Punchline: được hiểu như là một câu chốt mang tính đả kích, những vẫn đảm bảo được việc gây cười hoặc khiến khán giả phải “wow” lên đầy kinh ngạc. Để đạt được hiệu quả tốt, Rapper cần có kĩ năng tốt trong việc sử dụng lối chơi chữ hay ẩn dụ, …

Một số từ lóng trong âm nhạc/nhạc rap

DIzz/Diss: Dùng nhạc và lời công kích đối thủ.

Beef/Rap Battle: Cuộc tranh tài giữa các ca sĩ bằng nhạc

Rep/Reply: Trả lời bài diss của đối thủ.

ft/Feat./Featuring: Hợp tác hát chung

Underground/Hip hop đường phố: Cộng đồng các rapper đường phố không nổi tiếng, không lên truyền hình hay quảng cáo nhiều. Rapper underground rất kén người nghe. Họ rap về đủ thể loại như: Ganz/Diss, Love, Life,...

Overground/Mainstream: Cộng đồng các rapper tham gia showbiz và nổi tiếng. Họ đa phần chỉ rap love và quảng cáo

Southside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực phía Nam

Northside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực phía Bắc

Midside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực miền Trung

Eastside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực phía Đông

Wastside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực phía Tây

“Reality Rap” hay “Gangsta Rap” ?

Bởi

Tomura

-

25/03/2021

0

1089

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

“Who gave it that title, gangsta rap? It’s reality rap. It’s about what’s really going on”. Eazy-E

Eazy-E

Có một sự thật là chẳng một ai mong muốn tranh giành công lao rằng mình là người đặt ra thuật ngữ “Gangsta Rap”….. Ít nhất thì chẳng có rapper nào làm được. Trên thực tế, trong khoảng thời gian NWA làm mưa làm gió trên hầu hết các bảng xếp hạng âm nhạc tại Hoa Kỳ, thì các nghệ sĩ trong làng Hip Hop thường gọi những ca khúc từ họ là “Reality Rap”.

Niggaz Wit Attitude [NWA]

Những con track được tạo ra bởi NWA không phải chỉ đơn giản là các câu chuyện hư cấu mang màu sắc đẫm máu như những bộ phim được sản xuất bởi đạo diễn Francis Ford Coppola, mà ở đây, phần lớn những bài nhạc mô tả bạo lực, và xung đột trong các khu ổ chuột đều là ‘thực tế’, là những việc mà họ chứng kiến và từng trải qua. Thậm chí, nhà sản xuất chính của NWA, Dr.Dre cũng từng thể hiện sự khó chịu của mình với thuật ngữ được áp đặt cho nhóm, “Gangsta Rap”. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1993 với Rolling Stone, Dre đã phàn nàn về việc truyền thông đã đưa những thông tin sai lệch, bóp méo thứ âm nhạc được tạo nên bởi NWA.


“Nếu truyền thông nói chúng tôi là người đang quảng bá bạo lực, thì tôi nghĩ chính họ mới là người quảng bá nó nó nhiều nhất, bằng cách tập trung vào nó trong hầu hết các bài báo. Điều đó thực sự khiến tôi khó chịu – bạn biết đấy, nếu nó không diễn ra, chúng tôi không thể viết về nó. Và ai là người đã nghĩ ra thuật ngữ gangsta rap? Chính là truyền thông các người” – Dre chia sẻ

Dr. Dre

Tiếp theo là MC Ren của NWA. Theo ông người đầu tiên gắn cái mác đáng nguyền rủa ấy chính là Jonathan Gold, người đã giành được giải thưởng Pulitzer về phê bình thực phẩm. Nhưng lúc ấy ông ta chỉ hoàn toàn tập trung vào sân khấu Hip Hop mới nổi của L.A, và Gold đã đưa NWA vào trang bìa đầu tiên của mình, trên tờ Weekly năm 1989.

Tờ LA WEEKLT ấn phẩm năm 1989. [Pinterest]

Chính trong câu chuyện đó, ông ta đã tự đặt ra cụm từ tai tiếng này. MC Ren đã trả lời phỏng vấn của HiphopDX:

“Chúng tôi chưa bao giờ gắn nhãn nó là ‘Gangsta Rap’, kiểu mấy ông như giết người vậy … Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn một lần tại nhà mẹ của Eazy ở sân sau khi chúng tôi mới bắt đầu. Eazy đã cầm súng để chụp ảnh, và thế là ông ta đã dán cho chúng tôi cái mác là ‘gangsta rap’ ” Không thể tin được – Ren trả lời phỏng vấn trong tức giận

MC Ren

Bài báo trên của tờ Weekly được xuất bản vào ngày 5 tháng 5 năm 1989. Nhưng sáu tuần trước đó, nhà phê bình nhạc pop, Robert Hilburn [nhà phê bình âm nhạc] của tờ Los Angeles Times cũng từng sử dụng cụm từ này trong một bài báo. Nhưng trong bài này chủ yếu chỉ nói qua về cuộc chiến đã nổ ra tại show diễn của NWA tại Anaheim. Phần lớn bài báo nói về Ice-T, chủ nhân của single hit nổi tiếng “6 ‘N the Mornin”. Và đây được cho là ca khúc đầu tiên của gangsta rap tại LA

Sau khi bài báo trên của Hilburn được lên kệ, khi được hỏi về thuật ngữ ông ta còn không chắc về điều gì đã truyền cảm hứng để ông viết ra cụm từ này. Mặc dù vậy, Robert Hilburn cũng chia sẻ thêm rằng ca khúc “Gangsta Gangsta” của NWA, được Ice Cube viết lời vào năm 1988, chắc chắn cũng một phần truyền cảm hứng cho thuật ngữ này. Bên cạnh đó Hilburn cũng nhớ lại việc khám phá mối liên hệ giữa các băng đảng và Hip Hop trong một bài báo khi viết về Run-DMC, một trong những đội nhóm chủ trương tình yêu, và hòa bình trong nhạc:

“Thể loại họ chơi bạn sẽ không thể gọi đó là Gangsta Rap, nhưng buổi hòa nhạc năm 1986 tại Long Beach đã bị hủy bởi bạo lực băng đảng, khiến hơn 40 người bị thương” – Robert Hilburn nói, và tại đây ông đã sử dụng cụm từ “street-spawned rap music“

Robert Hilburn

Như mọi người có thể thấy, “Gangsta Rap” từ những ngày đầu tiên đã là một thuật ngữ đầy tai tiếng. Và chẳng có lấy một nghệ sĩ, rapper nào muốn nhận lấy cái công trạng là người đã khai sinh nên thuật ngữ này. Tuy nhiên ở đây chúng ta có thể cảm nhận được một điều, khi thứ gì đó mang màu sắc phản cảm, phản văn hóa, một sự nổi loạn thì nó luôn bị truyền thông gắn một cái mác không lấy gì là đẹp đẻ cho lắm.

  • TAGS
  • eazy-e
  • Gangs World
  • Gangsta Rap
  • Hip Hop
  • HipHop
  • HipHop Classic
  • nwa
  • Rap
  • Rapper
  • reality rap
  • Wesstcoast HipHop

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Bài trướcSự liên kết giữa Converse & HipHop

Bài tiếp theoKhi các quốc gia đại diện cho mỗi Rappers

Founder of Gangs World

Video liên quan

Chủ Đề