Ghép thận thì sống được bao lâu

Sau khi ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng, cơ thể sẽ có phản ứng thải bỏ mô ghép. Do đó, người bệnh sau khi được ghép tạng thường phải dùng thuốc chống thải ghép. Ngoài ra, chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là những biện pháp cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân sau ghép tạng.

Các bước chuẩn bị tiến hành cho ghép thận

Ghép thận cũng như ghép tạng đòi hỏi phải phối hợp nhiều chuyên ngành: thận học, miễn dịch học, mô phôi học, thận nhân tạo, phẫu thuật thực nghiệm, ngoại khoa [ngoại chung, ngoại mạch máu, tiết niệu] gây mê, hồi sức, sinh hoá, hoá nghiệm, huyết học – truyền máu – chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán chức năng; tâm lý y học, dược học… Chính vì vậy việc chuẩn bị bệnh nhân trước ghép nhất là với người cho thận là người sống rất quan trọng. Người cho phải có nhóm máu phù hợp, không có bệnh lây truyền, bệnh hệ thống, bệnh ung thư… hai thận phải có chức năng tốt và giải phẫu bình thường. Về miễn dịch học và các xét nghiệm cho phép ghép về tương hợp mô [tương hợp về hệ thống DLA, thử chéo, tiền mẫn cảm]. Với người cho sống phải làm test tâm lý để họ tự nguyện dù là có quan hệ huyết thống. Với người cho là chết thì cũng phải được tự nguyện hoặc gia đình họ chấp nhận. Ở nhiều nước trên thế giới đã làm thẻ cho phủ tạng tự nguyện để khi chết não có thể xin phủ tạng mà không phải xin ý kiến người thân nữa. Về phía người nhận, được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối hoặc mất thận phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng chu kỳ. Tuổi từ 6 tháng đến 64 tuổi – cá biệt có thể cao hơn 70 tuổi. Chống chỉ định ghép thận cho người có bệnh sau: bệnh lý ác tính, suy tim không hồi phục, suy hô hấp mạn tính, bệnh gan đang phát triển, bệnh mạch máu [mạch vành, mạch não hoặc ngoại biên], dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh nặng, nhiễm khuẩn mạn tính không đáp ứng với điều trị, người nhiễm HIV/AIDS, rối loạn đông máu nặng, bệnh tâm thần, nghiện rượu nặng… Việc tuyển chọn người cho và người nhận phải rất chặt chẽ. Hiện nay có khoảng 50 chỉ tiêu để chọn cặp ghép.

Ghép thận cần rất nhiều yếu tố và phải theo dõi bệnh nhân sau ghép thận rất kỹ.


Những điều cần biết sau khi ghép thận
Triệu chứng lâm sàng và chức năng phản ứng thải bỏ mô ghép thay đổi tuỳ thuộc vào cơ quan ghép. Bệnh nhân thường có sốt và mệt mỏi. Cơ quan ghép thường bị phù nề và mất trương lực. Để đánh giá tình trạng phản ứng thì cần làm các xét nghiệm hoá sinh và chức năng. Qua đó sẽ chẩn đoán phân biệt giữa phản ứng thải bỏ và nhiễm trùng. Gần đây người ta sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán “mạnh mẽ” hơn bao gồm cả việc làm sinh thiết mô ghép để có được kết luận về phản ứng thải bỏ mô ghép.

Điều trị sau ghép thận

Mục đích lớn nhất của việc điều trị là làm giảm cường độ tấn công của các cơ chế miễn dịch vào các cơ quan hoặc mô ghép. Các steroid có hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt trong việc làm giảm phản ứng thải bỏ [tới 60 – 70% các trường hợp ở giai đoạn thải bỏ cấp]. Thường thì sau tiêm bệnh nhân hết các triệu chứng thải bỏ, đặc biệt là hết sốt và dễ chịu ngay. Có thể phối hợp các steroid với globulin kháng lympho bào. Sự phối hợp này có hiệu quả cao nhất với các trường hợp phản ứng thải bỏ có sự tham gia của đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Việc điều trị các cơn thải bỏ cấp thường có kết quả. Nhưng ngược lại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với các trường hợp ghép thận khác gen cùng loại mà có phản ứng thải bỏ tối cấp hoặc mạn tính. Việc ngăn ngừa thải ghép mạn ở tất cả bệnh nhân được ghép khác gen cùng loại bằng duy trì các thuốc ức chế miễn dịch trong suốt thời gian sống sau ghép. Có thể dùng phác đồ 2 thuốc: cyclosporin A phối hợp với prednisolon hoặc imuran phối hợp với prednisolon. Hoặc phác đồ 3 thuốc: cyclosporin A phối hợp với prednisolon và imuran hoặc cellcept. Dùng imuran hoặc cellcept trong phác đồ điều trị phải theo dõi bạch cầu trong máu. Nếu bạch cầu hạ dưới 4,0 x 103 phải ngừng thuốc, sau 1 – 2 tuần bạch cầu sẽ trở về bình thường và có thể dùng tiếp thuốc nhưng phải giảm liều. Khi dùng thuốc cần phải định lượng nồng độ cyclosporin trong huyết thanh để tăng hay giảm liều sao cho đạt nồng độ tối thiểu.


Theo dõi sau ghép thận lâu dài

Ghép thận – ghép tạng là kỹ thuật y sinh học cao, đòi hỏi nhiều chuyên ngành, tốn kém và phải theo dõi lâu dài, liên tục với chế độ dùng thuốc hợp lý, nhất là thuốc ức chế miễn dịch. Do vậy người bệnh sau ghép phải được thầy thuốc chuyên khoa quản lý và theo dõi chặt chẽ. Bệnh nhân ghép thận phải được theo dõi suốt đời sau ghép: Định kỳ 1 - 2 tháng phải được kiểm tra ure, creatinin, công thức hồng cầu, bạch cầu, SGOT, SGPT, axit uric, glucose trong máu và protein nước tiểu. Cân nặng và huyết áp phải được theo dõi hàng ngày để duy trì chế độ ăn không tăng cân và dùng thuốc duy trì huyết áp cho phù hợp. Bệnh nhân phải được theo dõi nồng độ thuốc ức chế miễn dịch và điều chỉnh liều sao cho phù hợp với từng cá thể người bệnh; theo dõi các biến chứng nhiễm khuẩn, tim mạch, ung thư sau ghép, biến chứng do dùng corticoide và các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Phù hợp với tình trạng giảm miễn dịch của cơ thể người mang thận ghép là vô cùng quan trọng. Do vậy, việc theo dõi, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe của người mang thận ghép cũng như hoạt động của quả thận ghép phải được theo dõi sát sao. Bất cứ sự thay đổi bất thường nào về hoạt động cũng như chức năng của thận ghép cần khảo sát kỹ càng bằng các thăm dò đặc biệt để phát hiện các tình huống: thải ghép cấp, thải ghép mạn, bệnh lý thận xuất hiện trên thận ghép, ảnh hưởng của thuốc ức chế miễn dịch lên cơ thể… để xử trí kịp thời. Không những thế, khi thận được ghép vào cơ thể, người nhận cần được sử dụng thuốc ức chế miễn dịch [ƯCMD] để tránh hiện tượng đào thải tạng ghép. Sử dụng thuốc ƯCMD đúng, đủ liều và tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian dùng thuốc trong ngày. Việc định lượng nồng độ thuốc ƯCMD trong máu người mang thận ghép là hết sức quan trọng bởi nồng độ thuốc cần đạt ở trong một giới hạn nhất định, nếu thấp sẽ gây thải ghép, còn nếu cao sẽ gây hại cho thận ghép [nhiễm độc] cũng như toàn cơ thể. Nếu được theo dõi đầy đủ đúng cách thì đời sống của thận ghép sẽ được duy trì có thể đến 30 – 40 năm, ngược lại nếu không được theo dõi tốt quả thận ghép chỉ tồn tại được vài năm, thậm chí ít hơn. Nếu sức khỏe hồi phục tốt, bệnh nhân ghép thận có thể sinh hoạt vợ chồng sau 3 tháng phẫu thuật và sinh con sau đó 1-2 năm. Tuy nhiên, cần đề phòng nhiễm trùng do mất vệ sinh hoặc trầy xước niêm mạc khi giao hợp. Nếu muốn tránh thai, nên dùng bao cao su. Bệnh nhân sau ghép thận do tâm lý thoải mái nên thường ăn ngủ nhiều, dễ tăng trọng lượng cơ thể, ảnh hưởng tới sức khoẻ, do đó cần có kế hoạch ăn uống điều độ. Nên ăn đồ ăn đã nấu chín, không ăn đồ sống, đồ biển, nước chưa đun sôi, sữa tươi, rau quả đã dập nát. Kiêng rượu và các đồ uống có cồn khác. Nên ăn thức ăn ít muối, ít chất béo, ít đường. Không nên ăn các loại đậu. Nên tạo môi trường sinh hoạt với không khí trong lành, thoáng mát, dọn dẹp sạch các nơi có chứa nước [là nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh]. Không nuôi chim, súc vật nếu không thể kiểm soát lây nhiễm [như chó ghẻ, heo, bọ chét….]. Tránh khu vực ô uế, đám tang người có bệnh truyền nhiễm, nơi đông người, nhất là trong mùa có dịch bệnh hô hấp. Tránh hướng gió gần nơi ô nhiễm. Cần dùng kem chống nắng khi đi biển hoặc phải ở ngoài trời nhiều giờ liên tục. Tránh để mắc cảm cúm, tránh gần những người bị các bệnh truyền nhiễm.



Những điều bệnh nhân cần ghi nhớ:
Để đảm bảo sức khoẻ cơ thể và tuổi thọ của quả thận mới, bệnh nhân sau khi xuất viện cần tái khám định kỳ theo chế độ như sau: Tháng đầu sau khi xuất viện: 10 ngày tái khám 1 lần. Tháng thứ 2 sau khi xuất viện: 15 ngày tái khám 1 lần. Tháng thứ 3 đến tháng thứ 6: mỗi tháng tái khám 1 lần. Sau 6 tháng nếu bạn cảm thấy không có gì khác lạ hay khó chịu thì có thể 2-3 tháng đi tái khám một lần [khi cảm thấy cơ thể khó chịu hoặc có những biểu hiện không bình thường nên đi kiểm tra ngay]. Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Do loại thuốc này có độc tính cao nên việc sử dụng nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần dùng thuốc đúng giờ [nên có một đồng hồ báo giờ], theo dõi các biến chứng, tác dụng phụ của thuốc. Việc uống các thuốc khác cũng phải theo y lệnh để tránh các tương tác có hại. Không ngừng thuốc vì tác dụng phụ [phải hỏi ý kiến bác sĩ] hay vì cảm thấy đã khỏe mạnh. Không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian uống thuốc khi nghi ngờ rằng nó không giống với thuốc lần trước bạn đã mua.

Người chạy thận sống được bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tiên lượng sống của bệnh nhân chạy thận đóng vai trò quan trọng giúp người nhà có lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.

Bệnh nhân mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối hầu như đều phải chạy thận [lọc máu]. Đây không phải là phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nó giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

Khi nào cần phải chạy thận?

Trước khi tìm hiểu vấn đề: “Người chạy thận sống được bao lâu?” thì chúng ta cũng nên biết khi nào cần phải chạy thận.

Thông thường, thận chịu trách nhiệm lọc máu, loại bỏ các chất thải và dịch dư thừa, tạo thành nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể.

Tuy nhiên, nếu thận bị hư hỏng quá nhiều, do mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối [chẳng hạn như suy thận mạn tính], thì thận có thể không thể làm sạch máu đúng cách. Chất thải và dịch ứ đọng trong cơ thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp điều trị.

Chạy thận làm thay nhiệm vụ của thận, dẫn máu ra ngoài cơ thể, đi vào một thiết bị hoặc đi qua màng bụng của bệnh nhân để lọc máu, sau đó dẫn máu đã “sạch” trở lại cơ thể.

Đối với những bệnh nhân bị tổn thương thận vĩnh viễn, trong suy thận mạn giai đoạn cuối, thì chạy thận là phương pháp điều trị duy nhất trừ khi được tiến hành ghép thận. Họ cần phải chạy thận liên tục cho đến khi có thận phù hợp để thay thế nhằm kéo dài sự sống. Nếu không có thận tương thích hoặc sức khỏe bệnh nhân không cho phép mổ thay thận thì phải chạy thận suốt đời.

Nếu không chạy thận hoặc ghép thận, bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối thường chỉ sống được vài tuần sau khi được chẩn đoán. Vậy, nếu điều trị thì bệnh nhân chạy thận sống được bao lâu?

Người chạy thận sống được bao lâu?

Rất khó để xác định một người chạy thận nhân tạo sống được bao lâu bởi có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân. Chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của bệnh thận, tuổi tác, thể trạng, bệnh mắc kèm khác cũng như mức độ tuân thủ theo kế hoạch điều trị.

Theo thống kê, trung bình một người chạy thận có thể sống được thêm từ 5 đến 10 năm. Thậm chí, một số bệnh nhân chạy thận có tuổi thọ kéo dài thêm 20 hoặc thậm chí 30 năm nếu tuân thủ đúng theo phác đồ.

Theo NHS [Dịch vụ y tế Quốc gia Anh], một người bắt đầu chạy thận ở độ tuổi 20 có thể sống thêm 20 năm và lâu hơn nữa. Tuy nhiên, người trên 75 tuổi chỉ có thể sống được từ 2 đến 3 năm. Điều này đã chứng minh rằng tuổi tác là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định xem chạy thận sống được bao lâu.

Những lưu ý giúp bệnh nhân chạy thận kéo dài tuổi thọ

Sau khi tìm hiểu người chạy thận sống được bao lâu thì bạn cũng nên biết thêm về những lưu ý để giúp bệnh nhân chạy thận có thể kéo dài tuổi thọ.

Người chăm sóc nên:

  • Theo dõi và báo với bác sĩ bất kỳ tác dụng phụ nào mà bệnh nhân chạy thận đang gặp phải như: mệt mỏi, chuột rút, da ngứa, huyết áp thấp, nhiễm trùng huyết,…
  • Chạy thận nên được thực hiện tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế, tuy nhiên, nếu bác sĩ cho phép chạy thận tại nhà hãy nhờ hướng dẫn thật kỹ để có thể hỗ trợ bệnh nhân.
  • Giúp bệnh nhân duy trì một số các hoạt động yêu thích như đọc sách, xem tivi, lướt internet, tập thể dục để giải tỏa tinh thần.
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho người chạy thận với ít muối, hạn chế thực phẩm giàu kali và phốt pho, ăn nhạt, theo dõi chặt chẽ lượng nước nạp vào cơ thể.
  • Khuyến khích người bệnh nếu có thể thì vẫn tiếp tục làm việc và học tập như bình thường, sắp xếp lịch trình sinh hoạt thường ngày và lịch chạy thận một cách khoa học.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có câu trả lời cho vấn đề chạy thận sống được bao lâu. Hầu hết mọi người bệnh có thể phải tiếp tục chạy thận trong nhiều năm. Tuy nhiên, bằng cách tuân thủ đúng phác đồ điều trị và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ một cách đáng kể.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề