Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

(Tổ Quốc) - Lễ hội gò Đống Đa hay còn gọi là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ đến những chiến công chống giặc ngoại xâm cứu nước của vua Quang Trung. Lễ hội mang những nghi lễ truyền thống, cờ hoa rực rỡ cùng tiếng trống chiêng thôi thúc chiến đấu, làm sống dậy những trang sử vẻ vang của dân tộc.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Sáng mùng 5 Tết Nguyên đán (tức ngày 26.1.2023), di tích Gò Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2023) để tưởng nhớ tới công lao vang dội của Hoàng đế Quang Trung cùng tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và những người con đất Việt đã anh dũng chiến đấu, hy sinh chống giặc ngoại xâm.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Từ sáng sớm, các đoàn tham gia chương trình lễ kỷ niệm đã thực hiện nghi thức tế lễ, rước kiệu Hoàng đế Quang Trung và Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương tham dự. Trên khắp các ngả đường hướng về gò Đống Đa đã đông kín dòng người trẩy hội.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Tới dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên,cùng lãnh đạo các ngành, đoàn thể thành phố, quận Đống Đa; đông đảo nhân dân Thủ đô và cả nước.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Là lễ hội đầu Xuân nhưng hội Gò Đống Đa lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung - người Anh hùng “áo vải, cờ đào” trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Các đại biểu tham dự Lễ hội kỷ niệm 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra trong một ngày với nhiều nghi thức thiêng liêng theo phong tục lâu đời, như: Lễ rước kiệu, dâng hương, tế lễ, trình diễn sử thi về chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Phần hội quy tụ nhiều trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, cờ người… thu hút đông đảo nhân dân cùng khách thập phương về trẩy hội.

Giới thiệu về lễ hội gò Đống Đa diễn ra ở đâu, có những trò chơi gì có phải phần nào giúp bạn càng cảm thấy hào hứng và muốn một lần đến địa danh lịch sử này. Ý nghĩa của lễ hội gò Đống Đa không chỉ ghi dấu và truyền thừa tinh thần dân tộc hào hùng. Mà còn là dịp gắn kết cộng đồng trong cuộc sống bận rộn của chúng ta.

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên đán. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công lao lẫy lừng của vua Quang Trung và tôn vinh lên tinh thần quật cường của dân tộc ta.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Gò Đống Đa là một di tích lịch sử và là một điểm tham quan tại Hà Nội nằm bên phố Tây Sơn, Hà Nội. Cách đây hơn 200 năm gò Đống Đa đã chứng kiến trận chiến đẫm máu và oai hùng của dân tộc ta trong thời kỳ chống quân Thanh xâm lược.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là Quốc lễ.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Từ tờ mờ sáng mùng 5 tết, các bô lão trong làng đã tụ họp đông đúc để chuẩn bị cho đại lễ. Cửa đình Khương Thượng được mở rộng với hương thơm ngát, khói nhang ngập trời. Lễ tước thần mừng chiến thắng được khởi hành từ Khương Thượng đến Đống Đa sau khi hoàn tất việc dâng 6 tuần rượu.Cờ, Biếu, tàn, lọng, kiệu… chờ lệnh, sau khi nghe 3 hồi 9 tiếng trống vang lên thì đám rước bắt đầu lên đường. Dẫn đầu đám rước là cờ Tiết Mao được cho là biểu tượng của uy đức thần linh.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Lễ rước kiệu diễn ra trong không khí tưng bừng. Đoàn rước di chuyển chậm rãi để người dân có thể nhìn thấy được sự tỉ mỉ và hoành tráng của lễ hội. Đi sau cùng đoàn rước là hình tượng Rồng lửa.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Theo lời xưa, sau khi chiến thắng quân địch ở Ngọc Hồi - Đống Đa. Nếu ở phần lễ rước thần được cử hành bởi các bô lão trong làng thì phần lễ dâng hương và đọc diễn văn thường sẽ có sự tham gia của các cấp lãnh đạo.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Lễ dâng hoa tại tượng đài Hoàng Đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Lễ hội gò Đống Đa không chỉ thu hút người Hà Nội, mà người từ khắp nơi còn về chung vui.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Các vị chức sắc và bô lão trong làng Khương Thượng tề tựu đông đủ chuẩn bị cho cuộc đại lễ.

Một số hình ảnh trong Lễ hội kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2023) do các diễn viên của Nhà hát tuồng Trung ương

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Tái diễn lại quá trình dựng nước và giữ nước của vua Quang Trung luôn là điểm nổi bật của lễ hội. Những diễn viên của nhà hát chèo Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm tái hiện lại quá trình dựng nước và đập tan hàng vạn quân xâm lược Nguyên Mông. Đây là phần trình diễn mang đậm những nét văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc. Đây là màn biểu diễn để tôn vinh tinh thần thượng võ và tạo không khí hào hứng phấn khởi cho một năm mới.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Lễ hội gò Đống Đa là ngày lễ đầu năm quan trọng nhất của người dân Hà Thành. Lễ hội gò Đống Đa là một lễ hội truyền thống mang nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt Nam ta.

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Giá trị lịch sử hóa lễ hội gò đống đa năm 2024

Lễ hội được diễn ra hằng năm để giáo dục những thế hệ sau về những giá trị tinh thần của ông cha ta, về nghệ thuật chuyển quân thần tốc và chiến lược đánh nhanh thắng gọn của quân Tây Sơn.