Giải hệ phương trình là gì năm 2024

huuthuyenrop2

  • 2

nói cho dễ hiểu là Phương trình bậc nhất là 1 phương trình có dạng ax+by=c hay đại loại dạng như thế hệ phương trình bậc 2 là có 2 cái phương trình như thế thành 1 hệ phương trình bậc 2 hệ bậc 3 là 3 cái Pt như thế ẩn số có nghĩa là Z Y Z đấy abc ở đây là dữ kiện của pt để mình giải thôi giải thế nào để Khi thay XYZ vào hệ phương trình thì đúng

tayhd20022001

  • 3

Thật ra "Phương trình bậc nhất" là 1 phương trình có dạng ax+by=c hay đại loại dạng như thế hệ phương trình bậc 2 là có 2 cái phương trình như thế thành 1 hệ phương trình bậc 2 hệ bậc 3 là 3 cái Pt như thế -Ẩn số có nghĩa là Z Y Z đấy abc ở đây là dữ kiện của phương trình để mình giải thôi giải thế nào để Khi thay XYZ vào hệ phương trình thì đúng ...................... Nguồn - //www.google.com.vn/url?sa=t&...Yh6UBNzOHVfjuhgKb0EcAAA&bvm=bv.50500085,d.dGI

angleofdarkness

  • 4

- Pt bậc nhất : đ/n giống hai bạn đã nói.

- Hệ pt là các pt cùng xảy ra với các điều kiện thỏa mãn của biến.

- Hệ pt bậc hai là hệ gồm các pt bậc hai. Chia nhỏ ra: pt bậc hai là pt dạng $ax^2 + bx + c = 0.$ với a khác 0.

- Hệ pt bậc ba là hệ gồm các pt bậc ba. ....

Nguồn: mình nghĩ thế

Ví dụ: Các phương trình 2x - y = 1; 3x + 4y = 0; 0x + 2y = 4; x + 0y = 5 là những phương trình bậc nhất hai ẩn

  1. Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn

Trong phương trình [1] nếu giá trị của vế trái tại $x=x_0;y=y_0$ bằng vế phải thì cặp số $[x_0;y_0]$ được gọi là một nghiệm của phương trình [1]

Ví dụ: Cặp số [3; 4] là một nghiệm của phương trình 2x - y = 2 vì 2.3 - 4 =2

Chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi nghiệm của phương trình [1] được biểu diễn bởi 1 điểm. Nghiệm $[x_0;y_0]$ được biểu diễn bởi điểm có tọa độ $[x_0;y_0]$

  1. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn

- Phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c [ $a\neq0$ hoặc $b\neq0$ ] luôn luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng ax + by = c, kí hiệu là [d]

- Nếu $a\neq0$ và $b\neq0$ thì đường thẳng [d] chính là đồ thị của hàm số bậc nhất $y=-\frac{a}{b}x+\frac{c}{b}$

- Nếu $a\neq0$ và b = 0 thì phương trình trở thành ax = c hay $x=\frac{c}{a}$ và đường thẳng [d] song song hoặc trùng với trục tung.

- Nếu a = 0 và $b\neq0$ thì phương trình trở thành by = c hay $y=\frac{c}{b}$ và đường thẳng [d] song song hoặc trùng với trục hoành

Ví dụ: Phương trình 3x + y = 5 luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của phương trình này là $S=\left\{[x;5-3x]/ x\in R\right\}$

Phương trình 2x + 0y = 8 nghiệm đúng với mọi y và x = 4 nên nghiệm tổng quát của phương trình là $\begin{cases}x=4\\y\in R\end{cases}$

Phương trình 0x + 4y = 8 nghiệm đúng với mọi x và y = 2 nên nghiệm tổng quát của phương trình là $\begin{cases}x\in R\\y=2\end{cases}$

2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

  1. Khái niệm

Cho hai phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c và a'x + b'y = c'. Khi đó ta có hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn $\begin{cases}ax+by=c\\a’x+b’y=c’\end{cases}\,\,\,[I]\,\,\,[a^2+b^2\neq0;a’^2+b’^2\neq0]$

Nếu hai phương trình ấy có nghiệm chung $[x_0;y_0]$ thì $[x_0;y_0]$ được gọi là một nghiệm của hệ [I]

Nếu hai phương trình đã cho không có nghiệm chung thì ta nói hệ [I] vô nghiệm.

Giải hệ phương trình là tìm tất cả các nghiệm [tìm tập nghiệm] của nó.

Ví dụ: $\begin{cases}x+y =6\\2x-y=3\end{cases}$ là một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Ta thấy cặp số [3; 3] là một nghiệm của phương trình trên vì $\begin{cases}3+3 =6\\2.3-3=3\end{cases}$

  1. Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Cho hệ phương trình $\begin{cases}ax+by=c\,\,\,[d]\\a’x+b’y=c’\,\,\,[d’]\end{cases}\,\,\,[I]\,\,\,[a^2+b^2\neq0;a’^2+b’^2\neq0]$

Chủ Đề