Giám đốc truyền thông cellphones là ai

Trong 9 năm, Nguyễn Anh Văn cùng với 2 người bạn đã gây dựng một hệ thống di động uy tín bậc nhất thị trường với 19 cửa hàng cùng nhiều bước đi táo bạo.

Ấn tượng đầu tiên về Nguyễn Anh Văn - người đang nắm trong tay 19 cửa hàng di động trải khắp Hà Nội và TP HCM - là một chàng trai mảnh khảnh, ít nói. 27 tuổi, trông anh giống với một sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường hơn là một người đã có 9 năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động.

“Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp với khoảng 100 cửa hàng tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh, thành phố lớn. Chúng tôi muốn xây dựng hình ảnh công ty trẻ, năng động, hết mình vì khách hàng”, Nguyễn Anh Văn chia sẻ.

Nguyễn Anh Văn hiện sinh sống tại TP HCM cùng với người em song sinh. Hiện tại, phần lớn cửa hàng di động do anh đồng sở hữu tập trung tại đây.

“So với người em song sinh, tôi điềm tĩnh và đôi khi chậm chạp hơn trong việc tiếp cận những cái mới. Do đó, bố mẹ tỏ ra an tâm và tin tưởng ở tôi hơn so với em”, Văn cho hay. Thực tế cho thấy, Anh Văn không chậm chạp chút nào trên một thị trường cạnh tranh khốc liệt như mảng kinh doanh di động.

Từ khi chập chững bước vào nghề buôn bán điện thoại di động năm 2007, đến nay Văn cùng với 2 người khác đang sở hữu một chuỗi siêu thị di động quy mô 19 cửa hàng, trải rộng khắp Hà Nội và TP HCM. Một trong hai người còn lại là Nguyễn Học - người em song sinh của Văn.

Từ sự đam mê "đến kỳ lạ" với những chiếc điện thoại di động màn hình cảm ứng theo như lời thú nhận của Văn, 3 chàng sinh viên năm 2 Đại học Ngoại thương dấn thân vào thị trường với số vốn chỉ vỏn vẹn 20 triệu đồng. Con số này là quá ít ỏi đối với các lão làng ngành di động, nhưng với Văn và hai người bạn khi đó, lại là cả một gia tài.

Vốn ít, 3 chàng trai chọn phương thức bán hàng từ xa. Địa điểm giao dịch có thể tại nhà, quán cafe hay bất cứ nơi nào có thể ngồi trao đổi. Sau 3 năm, cả nhóm mới quyết định mở cửa hàng. Họ chọn Thái Hà [Hà Nội] - phố chuyên bán các thiết bị máy tính, sau này là điện thoại, để mở một cửa hàng nhỏ. Trái với kỳ vọng ban đầu, sau 6 tháng chạy cửa hàng, doanh số không tăng trong khi chi phí kéo nhau đi lên. Sử dụng vốn không hiệu quả do hàng tồn, xử lý bảo hành, dịch vụ sau bán hàng quá tải dù theo Văn, cả 3 người đã "làm quần quật không quản ngày đêm". Khi đó, họ phải đương đầu với nguy cơ phá sản.

Trong lúc khó khăn đó, Văn cùng các bạn gặp được người đỡ đầu - người từ đó về sau cả 3 đều gọi là "mẹ". Người này giúp họ có một số vốn không hề nhỏ cùng những lời tư vấn trong suốt quá trình phát triển. 

Trên thực tế, CellphoneUK - tên gọi khởi nghiệp của cửa hàng do 3 chàng sinh viên làm chủ - thực hiện nhiều bước đi táo bạo, sau đó trở thành hình mẫu để nhiều hệ thống bán lẻ khác học tập. “Be first, always” là khẩu hiệu của các chàng sinh viên năm đó.

Chẳng hạn, Văn cùng các bạn là những người đầu tiên chủ động liên hệ với báo chí khi có sản phẩm mới về nước. “Tôi mất nhiều thời gian và nỗ lực để liên hệ với báo chí nhưng hầu hết không nhận được hồi âm. Tôi tiếp tục thử cho đến khi có một tờ báo hồi âm lại. Tôi phải trực tiếp lên văn phòng của báo để được chụp hình, viết bài đánh giá sản phẩm”.

Văn [ngoài cùng, bên trái] cùng với nhóm làm video công nghệ trong một sự kiện thách đố chơi game Flappy Bird do anh tổ chức.

Sau đó, cái tên CellphoneUK xuất hiện ngày một dày trên các mặt báo. Người dùng trở nên quen thuộc với tên gọi này khi những chiếc điện thoại mới về Việt Nam, như HTC Diamond, Touch Diamond, Ameo, Toshiba TG01 hay những smartphone Android đầu tiên như HTC Magic, Hero, Desire. Cái tên này sau đó được đổi thành CellphoneS, trong đó chữ "S" mang nhiều ý nghĩa mà những người sáng lập muốn gửi gắm. Theo Văn, "S" mang hàm nghĩa là số nhiều trong tiếng Anh, với tham vọng sẽ ngày càng có nhiều cửa hàng hơn. Đồng thời, "S" cũng là strength [sức mạnh], smiles [nụ cười], và hơn hết là tượng trưng cho Việt Nam.

Năm 2012, Văn cùng các bạn tiếp tục lập một kênh video chuyên về sản phẩm công nghệ. Theo đánh giá của nhiều người, chính kênh video này là tiền đề làm nên sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu CellphoneS ngày nay. Schanel - tên gọi của kênh video - hiện đã có hơn 200.000 lượt đăng ký, 4 triệu lượt xem mỗi tháng.

Theo Văn, việc “ám ảnh” nhất trong nhiều năm kinh doanh di động của anh là việc cầm đường dây nóng [hotline]. “Một ngày tôi phải nghe 100-150 cuộc điện thoại, trả lời tin nhắn liên tục. Nhiều khi ngủ mơ vẫn mở máy và nói lảm nhảm”. Anh cho biết, anh phải lưu tên tất cả khách hàng bằng các ký tự đặc biệt để có thể gợi nhớ lịch sử giao dịch, sản phẩm khách quan tâm.

Hiện tại, khi quy mô kinh doanh lớn hơn nhiều lần, Văn không còn tự tay đảm nhiệm nhiều công việc. Anh cho biết, anh dành nhiều thời gian để đọc sách, gặp gỡ mọi người, đặc biệt là lắng nghe, chia sẻ với nhân viên để họ hoàn thành tốt công việc.

Chân dung 3 người sáng lập ra CellphoneS [Văn đứng ngoài cùng bên phải, ngoài cùng bên trái là người anh em song sinh - Nguyễn Học].

Nguyễn Anh Văn cho hay, nếu không theo con đường kinh doanh, anh có thể đã theo nghề “gõ đầu trẻ”. Trên thực tế, trong 2 năm cuối vừa học vừa làm, Văn vẫn không nguôi ý định đó. Anh gần như đã đạt được một nửa chặng đường khi nhận được học bổng dành cho top 1% sinh viên xuất sắc nhất trường. Tuy nhiên, đến thời điểm quyết định là khi ra trường, anh bị công việc cuốn theo. “Tôi không thể bỏ lại những người đã đồng hành cùng mình trong suốt thời gian dài nên quyết định chọn con đường kinh doanh”.

“Trước đây, bố mẹ rất muốn 2 anh em theo sự nghiệp học hành và từng tự hào về thành tích học tập của chúng tôi. Khi theo đuổi công việc kinh doanh, bố mẹ vẫn ủng hộ nhưng kèm theo đó là lo lắng và lấy làm khó xử khi người thân hỏi về công việc của con cái. Bản thân bố mẹ cũng không hiểu rõ đó là công việc gì”. Anh cho hay, do đặc thù công việc hiện tại, một năm 2 anh em chỉ có thể gặp bố mẹ 2-3 lần khi về quê - một huyện xa xôi của tỉnh Thái Bình.

ictnews Gần 10 năm hoạt động trong ngành bán lẻ, CellphoneS tạo ra được một số xu hướng mới và vẫn đang trụ khá vững trước thị trường tăng trưởng chậm và bị các ông lớn hút phần lớn khách.

9 năm trước đã biết tận dụng YouTube và Internet để được biết đến

Cách đây 9 năm, một cửa hàng bán điện thoại nhỏ tại Hà Nội được biết đến nhiều nhờ các video mở hộp sản phẩm mới về Việt Nam. Giai đoạn mà mọi người vẫn chưa biết tận dụng hết tiềm năng của YouTube thì cửa hàng này đã có một kênh YouTube riêng chuyên thông tin về những sản phẩm công nghệ đình đám mới nhất. Cửa hàng ban đầu có tên CellphoneUK do hai anh em sinh đôi và một người bạn cùng sáng lập.

Từ một kênh chuyên về các sản phẩm công nghệ, Schannel phát triển khá mạnh để mở rộng sang các lĩnh vực khác mang tính giải trí, trẻ trung hơn. Ảnh chụp màn hình.

Đến thời điểm này, Schannel vẫn là kênh YouTube về công nghệ nổi bật tại Việt Nam, và đủ lớn mạnh tới mức mở thêm các kênh khác về ẩm thực, giải trí cho giới trẻ.

Đứng sau Schannel là chuỗi cửa hàng CellphoneS. Kênh bán lẻ và kênh YouTube bổ trợ nhau khiến CellphoneS được biết đến nhiều hơn, phát triển hệ thống cửa hàng khắp Hà Nội và TP.HCM. Mô hình phát triển kênh YouTube kết hợp bán lẻ của CellphoneS trở thành hình mẫu cho mọi chuỗi bán lẻ lớn hiện nay và lan sang các ngành nghề khác.

Đến nay, với 33 cửa hàng ở hai thành phố lớn, CellphoneS là chuỗi cửa hàng “cấp 2” có số lượng cửa hàng lớn nhất tại Việt Nam, tồn tại bên cạnh chuỗi “cấp 1” là những ông lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viettel Store, Viễn Thông A [nay là VinPro].

Không chỉ kênh YouTube được biết nhiều đến nỗi được tách ra thành mảng kinh doanh riêng, website của CellphoneS cũng nằm trong số những trang được truy cập nhiều tại Việt Nam, đứng đầu trong các chuỗi cửa hàng cấp 2.

Sớm tận dụng các lợi thế của Internet kết hợp với bán lẻ có lẽ là yếu tố quan trọng nhất khiến một cửa hàng nhỏ cách đây 9 năm được biết đến rộng rãi hơn và trở thành một chuỗi vẫn duy trì được hiệu quả kinh doanh khi so với các cửa hàng khác cùng thời.

Ông Nguyễn Anh Văn [bên trái], đồng sáng lập CellphoneS, trong buổi gặp với CEO Xiaomi Lei Jun khi nhà sáng lập Xiaomi sang Việt Nam ghé thăm các đại lý bán lẻ.

Ứng biến linh hoạt với thị trường, chọn chính sách giá để cạnh tranh

Trao đổi với ICTnews, ông Nguyễn Anh Văn - một trong hai người anh em sinh đôi sáng lập CellphoneS - cho rằng những yếu tố giúp chuỗi này phát triển đến thời điểm hiện tại chính là do hệ thống quản trị, con người và tập trung vào khách hàng.

“Trong nhiều năm, CellphoneS đã tập trung phát triển hệ thống quản trị cả về con người lẫn hệ thống phần mềm. Điều này giúp cho chúng tôi kiểm soát tốt được hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng dịch vụ”, ông Văn nói. 

Ngoài ra, chất lượng dịch vụ, chính sách bảo hành, đổi trả tốt và giá bán luôn thuộc nhóm tốt nhất trên thị trường chính là những lý do để người mua chọn CellphoneS.

Ông Nguyễn Anh Văn [ngoài cùng bên phải] cùng người anh em sinh đôi Nguyễn Học và người bạn sáng lập CellphoneS. Ảnh: Zing

Các thống kê về bán lẻ đều cho thấy người Việt có thói quen tìm kiếm thông tin về sản phẩm, giá cả trên mạng trước khi quyết định mua hàng. Việc xây dựng được website nhiều người truy cập và tạo được giá bán cạnh tranh khiến chuỗi này được nhiều người chú ý, nhất là những khách hàng trẻ thường có thói quen so sánh giá.

“Trong 10 năm, thị trường bán lẻ ở Việt Nam tăng trưởng mạnh và có những xoay chuyển rất nhanh trong mỗi năm. Điều quan trọng nhất để CellphoneS thích ứng được với môi trường bán lẻ nhiều năm qua đến từ đội ngũ nhân sự trẻ, nhanh nhạy, có rất nhiều người trong đội ngũ quản lý chỉ mới 24 - 25 tuổi”, ông Văn nói.

“Chính sự cởi mở, thích ứng nhanh chóng của đội ngũ nhân sự giúp cho CellphoneS có thể tồn tại và phát triển trong thị trường. Và khi có cơ hội được tiếp cận với các anh chị ở những hệ thống lớn hơn, bản thân chúng tôi rất thích thú và học hỏi được từ họ rất nhiều”, ông Văn nói thêm.

Mở ngành hàng mới, mở trung tâm sửa chữa, chuẩn bị cho thị trường bị bão hoà

Thị trường bán lẻ di động và các mặt hàng bổ trợ đang phát triển chậm lại. Trên thực tế, các chuỗi lớn, đặc biệt như Thế Giới Di Động đã hút gần hết khách hàng từ các chuỗi đối thủ. Thống kê do Thế Giới Di Động công bố cho thấy gần 50% thị phần điện thoại đã vào tay chuỗi này.

So về quy mô và nhìn lượng khách hàng đi vào siêu thị của Thế Giới Di Động có thể dự báo được tương lai của ngành bán lẻ công nghệ sẽ rất khó khăn cho các chuỗi nhỏ hơn. Dĩ nhiên không bỏ qua khả năng thị trường tăng trưởng chậm thì bản thân Thế Giới Di Động cũng gặp khó, buộc phải tìm hướng đi mới.

Ông Văn cho biết đã nhận thấy sự sụt giảm của thị trường điện thoại, tuy nhiên các ngành hàng như thiết bị đeo, âm thanh, nhà thông minh… lại tăng. 

“CellphoneS định vị mình là chuỗi bán lẻ và luôn bắt kịp xu hướng thị trường theo các ngành hàng mới để tạo ra tăng trưởng trong những năm tới”, đồng sáng lập CellphoneS chia sẻ.

Thậm chí, CellphoneS còn gặp khó hơn khi thống kê cho thấy thị trường đi động trong 2 năm vừa qua đang có tăng trưởng âm, đặc biệt là ở khu vực thành phố, nơi tập trung các cửa hàng của CellphoneS.

Bởi vậy, chuỗi này đang tập trung phát triển các sản phẩm ở phân khúc trên 10 triệu đồng, do phân khúc đó có sự tăng trưởng mạnh hơn qua từng năm.

CellphoneS hiện có 19 cửa hàng Điện Thoại Vui chuyên sửa chữa laptop, điện thoại, đồng hồ thông minh.

Ngoài ra, chuỗi cửa hàng 9 năm tuổi này cũng đang mở các ngành hàng mới như laptop, âm thanh, thiết bị đeo thông minh, đồng thời phát triển hệ thống các cửa hàng sửa chữa Điện Thoại Vui tiếp nhận sửa các sản phẩm điện thoại, laptop, đồng hồ thông minh… 

“Hiện đã có 19 cửa hàng Điện Thoại Vui tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đây là cũng là một phần bổ sung khép kín dịch vụ của hệ thống CellphoneS”, ông Văn nói.

Video liên quan

Chủ Đề