Giáo án THI GIÁO viên giỏi Mầm non món tạo hình tô màu

1.Ôn định tổ chức gây hứng thú [1-2 phút]

- Giới thiệu người dự

- Cô kể câu chuyện: “Ngày xửa, ngày xưa ở một vương quốc nọ có một nàng công chúa vô cùng xinh đẹp và tốt bụng….“Mụ phù thủy độc ác rất sợ những cánh hoa rực rỡ của mùa xuân. Ai muốn cứu nàng công chúa hãy mau mau đánh thức những cánh hoa mùa xuân khoe sắc”.

- Các con có muốn cứu nàng công chúa không?

- Các con cứu nàng công chúa bằng cách nào?

2. Nội dung [22-23 phút]

Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại

- Các con ơi! Cô đã có một cách để cứu nàng công chúa, đó là chúng mình hãy cùng nhau tạo ra những bông hoa bằng những nguyên liệu khác nhau, muôn màu muôn sắc để đuổi mụ phù thủy và cứu nàng công chúa khỏi hang sâu. Các con có đồng ý như vậy không?

- Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại nhận xét về bố cục, màu sắc, nguyên vật liệu tạo ra hoa.

* Tranh1: Hoa làm từ tăm bông, hột hạt

- Cô có bức tranh gì đây?

- Bạn nào có nhận xét gì về bông hoa của cô?

- Cô làm hoa bằng nguyên liệu gì nhỉ?

- Ngoài ra còn có những chi tiết gì?

=> Cô khái quát lại.

* Tranh 2: Hoa in hình từ rau củ quả và chai nhựa

- Bạn nào có nhận xét về bức tranh của cô?

- Tranh được cô làm như thế nào?

=> Các con ạ! bức tranh này cũng có hình bông hoa. Cô đã phết màu nước vào các loại rau củ như: Củ cà rốt, rau cải chíp hay các loại chai nhựa và in thành những bông hoa. Ngoài ra, cô còn vẽ thêm những chiếc lá, đám mây và ông mặt trời để bức tranh thêm đẹp.

* Tranh 3: Hoa làm từ vỏ ngao, vỏ hạt rẻ cười.

- Cô có bức tranh gì nữa nhỉ?

- Cô làm hoa từ nguyên liệu gì?

=> À bức tranh này cô cũng dùng băng dính 2 mặt để dán vỏ ngao, vỏ hạt rẻ cười tạo ra bông hoa đấy.

- Trên đây là những bức tranh có hình bông hoa đã được cô tạo từ những nguyên vật liệu khác nhau có những vật liệu đã qua sử dụng, vừa tạo ra được những bông hoa đẹp, vừa bảo vệ được môi trường sạch đẹp đấy.

* Thăm dò ý tưởng của trẻ:

- Trước khi thực hiện con có thể cho cô và các bạn biết con định làm hoa bằng nguyên liệu gì không?

- Con định làm như thế nào? Ai có ý tưởng giống bạn?[cô hỏi 3-4 trẻ]

- Vậy chúng mình đã sẵn sàng để tạo ra nhiều bông hoa đẹp để giải cứu công chúa chưa?

- Cô mời các con cùng đi lấy đồ dùng để thực hiện nào.

Hoạt động 2: Trẻ thực hiện

- Để tạo ra được những bức tranh đẹp để đánh thức mùa xuân và để giải cứu công chúa, cô đã chuẩn bị được rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau, để tạo ra những bông hoa rực rỡ, để nhanh chóng giải cứu được công chúa. Chúng mình nhớ là phải thật cẩn thận khi sử dụng màu nước và các loại hột hạt, vỏ ngao nhé.

- Cô mở nhạc về chủ đề cho trẻ  thực hiện

- Trẻ thực hiện, cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ trẻ hoàn thiện bài.

- Động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo.       

Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm

- Thời gian tạo ra những bông hoa đẹp để cứu công chúa đã kết thúc rồi.

- Cô gợi ý 2-3 trẻ nhận xét và nêu ý tưởng của mình về bức tranh. Nguyên vật liệu, cách làm, bố cục và màu sắc

=> Cô khái quát, tuyên dương, động viên trẻ.

- Cô thấy rất nhiều bạn đã tạo ra những bông hoa mùa xuân rực rỡ sắc màu. Và các con có biết không? Mụ phù thủy đang run sợ rồi đấy.

- Cô cho trẻ mang tranh của mình đến khu rừng xanh để cứu nàng công chúa.

Nào chúng ta cùng quyết tâm đuổi mụ phù thủy đi nào!

- Trẻ vừa vỗ tay vừa đọc bài thơ:

                     “Mùa xuân tươi đẹp

                       Hoa tươi rộn ràng

                       Phù thủy gian ác

                       Đi mau! Đi mau”

- Hoạt cảnh: Nàng công chúa đi ra và nói: Xin chào các cô và tất cả các bạn nhỏ, cảm ơn các bạn nhỏ đã tạo ra nhưng bông hoa rực rỡ giúp chị thoát khỏi hang sâu của mụ phù thủy. Xin chào!

=> Hôm nay cô thấy lớp mình rất giỏi bạn nào cũng làm được những bức tranh có hình bông hoa rực rỡ màu sắc để cứu nàng công chúa đấy cô khen cả lớp nào.

    3. Kết thúc

- Đã cứu được nàng công chúa rồi chúng mình cùng tạm biệt rừng xanh để về với bố mẹ nào. Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Cùng múa hát mừng xuân” và đi ra ngoài.

- Trẻ chào lễ phép

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý quan sát và

xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhận xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe và trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ đi lấy đồ dùng

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ nhận xét

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc và vỗ tay

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe và vỗ tay

-Trẻ hát và đi ra ngoài

Download Giáo án tạo hình - Giáo án mầm non tạo hình theo chủ đề

Giáo án tạo hình là tài liệu giáo án mầm non hướng dẫn tạo hình cho các bé từ 4 đến 5 tuổi mà các giáo viên có thể lưu lại để bổ sung vào tài liệu giảng dạy, đem lại hiệu quả cho mỗi tiết học. Giáo án tạo hình ngoài được đăng tải chi tiết dưới đây, các bạn có thể lưu lại sử dụng ngay hoàn toàn miễn phí.

Giáoán tạo hình được tổng hợp từ rất nhiều các bài giảng tạo hình khác nhau, là tài liệu hữu ích mà các giáo viên mầm non có thể tham khảo và sử dụng cho quá trình giảng dạy của mình. Các tiết học tạo hình luôn được các thầy cô chú trọng vì đây là những giờ học giúp bé phát huy sự sáng tạo, tư duy đầu đời và giúp bé hiểu hơn về những hình ảnh xung quanh mình. Toàn bộ nội dung giáo án tạo hình được xây dựng với nhiều bài giảng tạo hình khác nhau như giáo án tạo hình vẽ nhà, vẽ con gà con, tạo hình vẽ con cá, tạo hình vẽ ông mặt trời, nặn một số loại củ quả... Nội dung giáo án tạo hình mầm non 4-5 tuổi và 5-6 tuổi sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực mà mỗi giáo viên mầm non không nên bỏ qua.


Download Giáo án tạo hình - Phần mềm Giáo án mầm non tạo hình theo chủ đề

Ngoài mẫu giáo án tạo hình thì giáo án kỹ năng sống mầm non cũng là tài liệu giảng dạy rất hay mà các giáo viên mầm non không nên bỏ qua, toàn bộ nội dung giáo án kỹ năng sống mầm non được xây dựng với rất nhiều các chủ đề khác nhau, định hướng và rèn luyện cho các bé cách ứng xử giao tiếp, sự kính trọng, lễ phép và các kỹ năng cơ bản để bảo vệ bản thân.

Giáo án tạo hình tiêu biểu các giáo viên có thể tham khảo ngay như giáo án tạo hình 3T: Vẽ gà con:

I. Mục đích yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ biết kể hiểu biết của mình về những con vật nuôi trong gia đình.

- Trẻ biết vẽ hình con gà con theo hướng dẫn của cô.

* Kĩ năng:

- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải, biết phối hợp các nét cong tròn, nét xiên, chấm để tạo hình con gà con

- Phát triển ngôn ngữ , quan sát, tư duy, ghi nhớ, rèn kỹ năng tô màu, sắp xếp bố cục của bức tranh.

* Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình, biết giữ gìn sản phẩm, cất dọn đồ dùng đúng nơi quy định

- Giáo dục trẻ lễ giáo trong giao tiếp, trò chuyện

* Tích hợp:Toán, âm nhạc, MTXQ.

II. Chuẩn bị:

- 1 con gà con cho trẻ quan sát

- Tranh mẫu vẽ hình con gà con

- Một số bài hát về con gà, một số hộp quà tặng

- Bảng sắt, giá treo sản phẩm, kẹp sản phẩm

- Màu vẽ, giấy vẽ, rổ đựng, bàn, ghế đủ cho cô và mỗi trẻ

III. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề

- Giới thiệu cô giáo đến dự.

- Các con biết không, hôm nay các cô giáo đến đây để xem hội thi vẽ tranh ở lớp mình đấy!

- Để chào các cô giáo, chúng mình cùng tặng các cô một bài hát nhé!

- Hát: “Đàn gà trong sân”

- Chúng mình vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói đến con gì?

- Các con rất giỏi, cô tặng chúng mình món quà

- Đây là con gì?

- Ai có nhận xét về con gà con?

+ Đầu gà có gì?

+ Mình gà có gì?

+ Bộ lông của gà con màu gì?

- Ngoài gà con , còn có gà gì?

- Gà là con vật sống ở đâu?

- Chúng mình làm gì để gà mau lớn?

- Các con biết không, hôm nay bạn gà đến đây và nói với cô rằng bạn cũng muốn tham gia Hội thi vẽ tranh gà con với chúng mình đấy. các con có muốn bạn gà cùng tham gia không?

- Cô cũng đã vẽ 1 bức tranh bạn gà rất đẹp để tham gia đấy, chúng mình cùng xem nhé

Hoạt động 2: Quan sát mẫu- hướng dẫn thực hiện:

+ Quan sát mẫu:

- “Trời tối, trời sáng” .Cô có gì đây?

- Ai có nhận xét về bức tranh?

- Mình gà con hình quả gì?

- Đầu gà con hình quả gì?

- Đầu gà con gồm có những gì?

- Đuôi gà con hình gì?

- Chân gà con hình gì? Màu gì?

- Mắt gà con thế nào?

- Bộ lông của gà con màu gì?

- Chúng mình muốn biết cô vẽ bức tranh này thế nào không?

+ Hướng dẫn thực hiện

Lần 1: Phân tích mẫu

- Cô có gì đây?

- Cô sẽ vẽ hình con gà con lên tờ giấy này. Trước tiên, cô ngồi ngay ngắn, tay phải cầm màu, tay trái giữ giấy, cô vẽ 1 nét cong tròn, khép kín, ở giữa giấy làm mình gà con, cô vẽ 1 nét cong tròn khép kín, nhỏ hơn ở phía bên trên mình để làm đầu gà con,

- Bức tranh còn thiếu gì?

- Cô chấm 1 chấm nhỏ làm mắt, sau đó cô vẽ 2 nét xiên nhỏ cắt nhau làm mỏ gà con, rồi vẽ 1 nét cong nhỏ làm cánh. Cô vẽ 1 hình tam giác nhỏ làm đuôi gà. Cuối cùng cô vẽ 2 nét xiên vừa làm chân gà, thêm 2nét xiên nhỏ làm các ngón chân.

- Lông gà con màu gì?

- Cô chọn màu vàng để tô màu bộ lông gà con, tô đều từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho đến hết hình.

Lần 2: Cô hỏi trẻ kỹ năng

- Chúng mình nhắc lại xem cô đã vẽ gà con thế nào?

- Cô ngồi thế nào, cầm bút thế nào?

- Cô vẽ gì trước?

- Vẽ mình/đầu/mắt/mỏ/cánh/đuôi/chân gà con như thế nào?

- Cô tô màu bộ lông gà con thế nào?

- Bây giờ mời các Họa sĩ lớp 3 tuổi A cùng tham gia Hội thi vẽ gà con nào!

Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

- Cô phát đồ dùng cho trẻ.

- Quan sát, động viên trẻ vẽ

+ Con đang vẽ gì?

+ Con sẽ vẽ gì trước?

+ Con tô màu thế nào?

- Trong khi trẻ vẽ, cô mở vài bài nhạc về con gà

Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm

- Mời các Họa sĩ cùng mang tranh lên triển lãm nào! Bức tranh nào đẹp nhất sẽ được tuyên dương và Họa sĩ sẽ được tặng quà đấy!

+ Con thấy bức tranh của bạn nào đẹp?

+ Tại sao con thích bức tranh đó?

+ Để vẽ được những bức tranh đẹp như vậy con đã làm như thế nào?

- Cô tuyên bố kết thúc, tuyên dương và tặng quà bạn vẽ đẹp nhất hội thi

- Bây giờ cả lớp mình mang tranh đi tặng bạn gà con nhé! Khi tặng bạn con nói gì?

* Kết thúc:

- Hát: Đàn gà con.

- Hát

“Đàn gà trong sân”

- Con gà

- Trẻ nêu nhận xét

- Trẻ trả lời

- Quan sát mẫu

- Trả lời cô

- Quan sát cô làm mẫu

- Trả lời cô

- Nhắc lại kỹ năng

- Vẽ tranh

- Mang tranh lên trưng bày

- Trả lời cô giáo

- Mang tranh đến chỗ gà con và nói: “Tớ tặng bạn”

- Trẻ hát

Bên cạnh mẫu giáo án tạo hình, các giáo viên chuẩn bị tham gia kì thi giáo viên giỏi cấp trường có thể tham khảo ngay tài liệu giáo án KPKH chủ đề động vật nuôi trong gia đình để nắm được cách xây dựng nội dung giáo án khám phá khoa học đầy đủ và chi tiết nhất, giáo án KPKH chủ đề động vật nuôi trong gia đình được xây dựng với rất nhiều các bài giảng khám phá khác nhau về nhiều con vật nuôi quen thuộc như con cua, con cá, con mèo, con chó...

Mời các bạn xem thêm giáo án vẽ con gà, giáo án vẽ con cá, giáo án vẽ nhà, giáo án tạo hình các loại củ, quả

- Giáo án vẽ con cá

- Giáo án vẽ con gà

- Giáo án vẽ nhà

- Giáo án tạo hình các loại củ, quả


Giáo án mầm non chủ đề Gia đình tùy vào mỗi độ tuổi mà các em sẽ có những tiếp cận khác nhau. Do đó, các cô giáo dạy mầm non có thể tham khảo tài liệu Giáo án mầm non chủ đề Gia đình để soạn giáo sán về chủ đề gia đình hiệu quả, phù hợp với mỗi lứa tuổi.

Ngoài tài liệu giáo án chúng tôi vừa cung cấp trên đây, các bạn cũng có thể đón đọc tài liệu Giáo án kỹ năng sống bé làm gì khi bị lạc bố mẹ để bổ sung thêm cho giáo án của mình những nội dung còn thiếu giúp cho bài giảng hoàn chỉnh, đặc sắc hơn.

Video liên quan

Chủ Đề