Giao dịch dân sự trái pháp luật là gì

Giao dịch dân sự là hoạt động phổ biến giữa người với người nhằm đạt được mục đích minh mong muốn trong nội dung cụ thể của giao dịch, những giao dịch này thường mang trong mình sự thống nhất của chủ thể hai bên song song đó là hình thành trên cơ sở pháp lý đã được pháp luật hiện hành quy định cụ thể. 

Chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự sẽ được cụ thể hóa trên cơ sở pháp lý là hợp đồng hoặc các hành vi pháp lý làm phát sinh hệ quả pháp lý liên quan. Trong từng trường hợp cụ thể của giao dịch làm phát sinh, chấm dứt quan hệ dân sự, chuyển giao quyền và tài sản của chủ thể tham gia vào giao dịch sẽ chọn hình thức thực hiện xác lập giao dịch dân sự giữa các bên phù hợp nhất và đúng theo quy định của pháp luật.

Các hình thức của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự được diễn ra với rất nhiều hình thức, cánh thức khác nhau để xác lập việc thực hiện giao dịch dân sự giữa các chủ thể. Được pháp luật dân sự quy định cụ thể Theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015. Tùy theo mỗi giao dịch, tính đặc thù và sự thống nhất của các chủ thể tham gia để lựa chọn hình thức xác lập giao dịch khác nhau phù hợp tính khách quan, chủ quan, không gian, thời gian và đúng với quy định của pháp luật.

• Giao dịch dân sự thông qua lời nói: là hình thức xác lập giao dịch diễn ra tương đối thông dụng trong cuộc sống ngày của con nguời. Nó được thực hiện trên cơ sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia vào giao dịch mà nội dung của giao dịch thường có giá trị nhỏ chỉ cần hai bên đồng ý xác lập giao dịch thì giao dịch đó có hiệu lực. Tuy nhiên hình thức này có hiệu lực rất thấp nên khi sảy ra tranh chấp giữa các bên thực hiện giao dịch, đưa ra cơ quan có chức năng giải quyết như ra tòa thì sẽ rất khó chứng minh được nội dung mà mình đã giao dịch cũng như các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện khi giao dịch đã có hiệu lực nếu bên kia phủ nhận.

• Giao dịch dân sự thông qua văn bản: là hình thức xác lập giao dịch cụ thể bằng văn bản hay còn được gọi là hợp đồng giao dịch. Trong đó, nội dung của văn bản thông thường thể hiện mong muốn của hai bên tham gia vào giao dịch sau khi đã thống nhất và có hiệu lực ngay sau khi hai bên chủ thể ký kết. Hình thức này mang tính chất pháp lý cao, nếu trong trường hợp sảy ra tranh chấp đưa ra pháp luật hay cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thì bản hợp đồng giao dịch giữa hai bên sẽ là chứng cứ cụ thể để pháp luật dựa vào đó mà pháp xét đưa ra quyết định cho hai bên. Vì thế đối với những giao dịch có nội dung nhạy cảm cũng như có giá trị lớn mang ra giao dịch thì nên sử dụng hình thức này.

• Trong một số trường hợp mà pháp luật quy định cụ thể hình thức thực hiện giao dịch thông qua văn bản và có cơ quan nhà nước xác thực thì các bên sẽ thực hiện và làm theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để không bị vướng mắc trong quá trình ký kết cũng như thực hiện giao dịch. Trong trường hợp này thì nội dung của giao dịch dân sự thường mang tính chất phức tạp, liên quan đến nhà nước, tài sản do nhà nước quản lý và chi phối hoạt động nên pháp luật dân sự đã quy định hình thức cụ thể để xác lập giao dịch qua đó thể hiện được tính pháp lý cao nhất nhằm thể hiện minh bạch và rõ ràng nhất, tránh xảy ra tranh chấp một cách tối đa trong khi thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Ví dụ như hợp đồng tặng cho động sản khoản 1 điều 458 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng tặng cho bất động sản khoản 1 điều 459 Bộ luật dân sự 2015.

• Đôi lúc chúng ta cũng có thể thực hiện giao dịch thông qua hình thức để kí hiệu hay hành động cụ thể miễn là trong đó có chứa nội dụng mà giữa các bên tham gia vào giao dịch hiểu và mong muốn thực hiện.

Từ những phân tích trên đã cho ta thấy Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản xuất, kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những cũng còn một số vấn đề bất cập trong khi thực hiện giao dịch như lừa gạt, chiếm đoạt tài sản….. vì đó chúng ta cần nắm vững cở pháp lý đã nêu trên cũng như tìm hiểu thêm các quy định về giao dịch dân sự để tránh điều không may xảy ra. 

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b] Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c] Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Mục đích của giao dịch dân sự

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp, hợp đạo đức xã hội phản ánh mong muốn mà các bên tham gia giao dịch nhằm đạt được khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Mục đích của giao dịch dân sự có thể được ghi rõ trong văn bản giao dịch hoặc được biểu hiện qua các điều khoản cụ thể của văn bản giao dịch. Mục đích là tiền đề và là yếu tố không thể thiếu trong các giao dịch dân sự. Việc giải thích mục đích của giao dịch dân sự phải căn cứ vào ý muốn đích thực của các bên tham gia khi xác lập giao dịch và mục đích của giao dịch đó phải đúng với ý chí thực của các bên trong giao dịch.

Giải thích giao dịch dân sự

Theo đó, Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

a] Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b] Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

c] Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.

[Điều 121 Bộ luật Dân sự 2015]

Chú ý trường hợp ngoại lệ đối với việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 ; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015.

Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự vô hiệu khi không đáp ứng được các điều kiện đã nêu ở trên. Cụ thể gồm 07 trường hợp sau:

– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

– Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

– Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Các nội dung này được quy định từ Điều 123 đến Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu từng phần. Khi đó, một phần của giao dịch dân sự bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của những nội dung khác trong giao dịch dân sự.

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Hợp đồng dân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng như hoạt động kinh doanh vì trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các giao dịch đều thông qua hợp đồng dân sự là chủ yếu. Thế nhưng, không phải hợp đồng dân sự nào cũng có thể được thực hiện bởi những trường hợp vi phạm khiến giao dịch bị vô hiệu.

Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay có bốn trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu.

Một là, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Hai là, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

Ba là, giao dich dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Bốn là, giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.

Giao dịch dân sựu vô hiệu do giả tạo

Giao dịch dân sự được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người chúng ta bắt gặp cũng như tự mình thực hiện các giao dịch dân sự, để một giao dịch dân sự có hiệu lực cần thỏa mãn các điều kiện nhất định  về nội dung và hình thức quy định tại điều 122 Bộ luật dân sự, đồng thời pháp luật cũng quy định các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu trong đó có giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

Đối với giao dịch dân sự này có đặc điểm là các giao dịch bên trong đó hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Đó là việc c ác bên xác lập một giao dịch để nhằm che dấu một giao dịch  khác hoặc thực hiện giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.  Khi đó với giao dịch nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch bị giả tạo sẽ vô hiệu còn giao dịch bị che giấu  vẫn có hiệu lực nếu như giao dịch bị che giấu đó vẫn  tuân thủ đúng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trường hợp giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch giả tạo đương nhiên bị vô hiệu.

Ví dụ: A vay nợ của B số tiền là 500 triệu đồng, A kí giấy vay nợ đồng ý bán căn nhà cho B để trả nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện thì A lại bán căn nhà trên cho C[ hợp đồng mau bán đã qua công chứng]. Trong tình huống A sau khi bán nhà xong, A không chịu trả tiền nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A và C sẽ bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba.

Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền… Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Xem thêm:

>>> Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu theo quy định hiện hành

>>> Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng và tạm ứng tiền mặt

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: 

Trân trọng !

Video liên quan

Chủ Đề