Giáo dục học Trần Thị Tuyết Oanh PDF

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2GIÁO TRÌNHGIÁO DỤC HỌC - TẬP 2[Dành cho sinh viên Đại học sư phạm]Trần Thị Tuyết Oanh [Chủ biên]Phần 3: LÝ LUẬN GIÁO DỤCLí luận giáo dục là hệ thống lí luận về tổ chức quá trình giáo dục [theonghĩa hẹp] hướng chủ yếu vào việc hình thành cho người được giáo dụcnhững quan điểm, niềm tin, giá trị, động cơ thái độ, hành vi, thói quen phùhợp với những chuẩn mực của xã hội, góp phần phát triển toàn diện nhâncách theo mục đích giáo dục. Hệ thống lí luận này bao gồm những vấn đề cơbản về bản chất, đặc điểm, quy luật của quá trình giáo dục; về nguyên tắc,phương pháp và nội dung giáo dục, sự thống nhất các môi trường giáo dục,đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả.Chương 12: QUÁ TRÌNH GIÁO DỤCI. KHÁI NIỆM QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC1. Quá trình giáo dục là gì?Quá trình giáo dục ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, là bộ phận của quátrình giáo dục tổng thể. Quá.trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình dạyhọc và đều hướng vào hình thành nhân cách toàn diện theo mục tiêu giáo dụcđã xác định. Trong đó quá trình giáo dục với chức năng trội là làm cho họcsinh có nhận thức đúng đắn về các yêu cầu, chuẩn mực xã hội và có hành vi,thói quen hành động tương ứng, nó là một trong những kết quả, mục đíchquan trọng nhất của hoạt động dạy học trong nhà trường. Quá trình dạy họccó nhiệm vụ là truyền thụ cho học sinh tri thức và rèn luyện các kĩ năng, kĩxảo tương ứng, phát triển trí tuệ, trên cơ sở đó hình thành cho họ những giátrị đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Như vậy dạy học vớichức năng trội là truyền thụ tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo tương ứng chohọc sinh sẽ phải dẫn đến quá trình giáo dục, nó được xem là một con đường,phương tiện hữu hiệu nhất để thực hiện quá trình giáo dục.Như vậy quá trình giáo dục là quá trình hoạt động có mục đích, có tổchức của giáo viên và học sinh, hình thành những quan điểm, mềm tin, giá trị,động cơ, thái độ, hành vi, thói quen phù hợp với những chuẩn mực chính trị,đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ, văn hoá, làm phát triển nhân cách học sinh theomục đích giáo dục của nhà trường và xã hội.2. Cấu trúc của quá trình giáo dụcTheo cách tiếp cận hệ thống, quá trình giáo dục là một hệ thống baogồm trong nó các thành tố cấu trúc như: mục đích và nhiệm vụ giáo dục; nộidung giáo dục; phương pháp giáo dục; nhà giáo dục; người được giáo dục;kết quả giáo dục. Mỗi thành tố có chức năng riêng và có mối quan hệ biệnchứng với nhau.Mục đích giáo dục là một mô hình dự kiến về nhân cách học sinh đápứng được các yêu cầu khách quan của xã hội, của đất nước trong một giaiđoạn lịch sử nhất định. Để thực hiện được mục đích đó, nhiệm vụ giáo dụccủa nhà trường phải hình thành và phát triển các mặt tư tưởng, chính trị, tìnhcảm, thái độ, hành vi đạo đức, pháp luật, trí tuệ, thể chất, lao động - kĩ thuật nghề... góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Mục đích giáo dụclà thành tố hàng đầu, có vai trò định hướng cho sự vận động, phát triển củacác thành tố khác của quá trình giáo dục [nội dung, phương pháp, phươngthức giáo dục...] và định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục. Mục đích giáodục được ví là "đơn đặt hàng của xã hội".Nhà giáo dục là chủ thể của quá trình giáo dục giữ vai trò chủ đạo, nhàgiáo dục cần quán triệt mục đích, nhiệm vụ giáo dục và chuyển tải nó tới họcsinh [đối tượng giáo dục]. Đồng thời, nhà giáo dục lựa chọn nội dung,phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dục và tổ chức quá trình giáo dụchọc sinh. Nhà giáo dục ở nhà trường là các thầy cô giáo, tập thể sư phạm, ởgia đình là các bậc cha mẹ, ông bà, người lớn và các mối quan hệ khác.Vai trò của giáo viên trong quá trình giáo dục thể hiện ở những mặtsau:- Định hướng sự phát triển nhân cách học sinh theo mục đích giáo dụccủa Đảng, Nhà nước và mục tiêu giáo dục cụ thể của nhà trường.- Có kế hoạch, phương pháp tổ chức hợp lí, khoa học, hệ thống cáchoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường.- Phát huy được ý thức tự giáo dục của học sinh.- Phối hợp giữa tác động sư phạm của giáo viên với tác động giáo dụcđồng bộ, thống nhất của Hội đồng giáo dục trong nhà trường và các lựclượng, tổ chức giáo dục khác.Học sinh với tư cách là khách thể của quá trình giáo dục nhận sự tácđộng có định hướng, có kế hoạch, có phương pháp, có tổ chức và có hệthống của giáo viên, nhà giáo dục. Quá trình giáo dục luôn có sự tác độngqua lại, thống nhất giữa chủ thể giáo dục [nhà giáo dục] và khách thể giáodục [người được giáo dục]. Tuy nghiên, học sinh trong quá trình giáo dục tiếpnhận có chọn lọc các tác động giáo dục và tự vận động để biến các tác động,các yêu cầu giáo dục từ bên ngoài thành nhu cầu được giáo dục bên trongcủa bản thân. Trong quá trình giáo dục, học sinh luôn nhận các tác động giáodục từ phía nhà giáo dục và các lực lượng giáo dục, khi đó, học sinh là kháchthể của quá trình giáo dục. Khi tiếp nhận các tác động giáo dục đó, người họckhông thụ động mà là một thực thể xã hội có ý thức, người học ý thức đượcmục đích, ý nghĩa, các yêu cầu giáo dục đối với mình, rồi diễn ra quá trìnhđấu tranh động cơ trong khi lựa chọn và định hướng giá trị. Tức là khi đứngtrước những tác động giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau, người đượcgiáo dục tiếp nhận nó theo nhu cầu và ý thức của mình, nên mọi tác độnggiáo dục bị khúc xạ theo lăng kính chủ quan của họ, khi đó học sinh đượcxem là chủ thể của quá trình giáo dục. Hiệu quả của quá trình giáo dục phụthuộc rất lớn vào tính chủ thể này, với tư cách là chủ thể, học sinh sẽ tự giáodục, tự tu dưỡng và rèn luyện để phát triển và hoàn thiện nhân cách.Nội dung giáo dục là hệ thống những tri thức, những chuẩn mực đạođức cần giáo dục cho học sinh, những tình cảm, thái độ, hành vi - thói quentrong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nội dung giáo dục chịu sự quy định,chi phối, định hướng của mục đích giáo dục và là cơ sở để xác định cácphương pháp giáo dục.Phương pháp giáo dục là những cách thức, biện pháp hoạt động phốihợp thống nhất giữa nhà giáo dục và người được giáo dục để giúp cho ngườiđược giáo dục chuyển hoá các yêu cầu, các chuẩn mực xã hội thành hành vivà thói quen ứng xử, tức là hình thành và phát triển ở các em những phẩmchất và hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đã được xãhội quy định.Kết quả giáo dục là thành tố biểu hiện tập trung kết quả vận động vàphát triển của quá trình giáo dục nói chung và kết quả làm hình thành thóiquen hành vi, thái độ nói riêng ở học sinh theo mục đích, nhiệm vụ, mục tiêugiáo dục của nhà trường. Nếu mục đích giáo dục là dự kiến mô hình giáo dục- đào tạo mong muốn thì kết quả giáo dục là đích cần đạt được, là mục tiêuthực tế của quá trình giáo dục. Giữa mục đích giáo dục [M] và kết quả giáodục [Kq] sẽ có các mối tương quan sau:Kq -> M; Kq ~ M; Kq < M; Kq trái [lệch hoặc ngược] với M.Các thành tố của quá trình giáo dục nêu trên liên quan mật thiết, thốngnhất biện chứng và tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau. Mặt khác chúng lạicó quan hệ và bị chi phối bởi môi trường kinh tế - văn hoá - KHKT và cácquan hệ sản xuất. Sản phẩm của quá trình giáo dục là nhân cách học sinhđược phát triển. Sản phẩm đó phải thoả mãn được hai tiêu chí cơ bản:- Một là phù hợp với các chuẩn mực đã được xã hội quy định mang tínhbền vững, phổ biến.- Hai là phải đáp ứng, phục vụ được các yêu cầu tồn tại, phát triểnkhông ngừng của xã hội, tạo ra sự thích ứng cao giữa cá nhân và sự biến đổicủa môi trường kinh tế - xã hội. Từ sự phân tích các mối quan hệ biện chứnggiữa các thành tố của quá trình giáo dục, ta có thể thiết lập sơ đồ về mối quanhệ đó như sau:M: Mục đích giáo dụcC: Chủ thể giáo dục [giáo viên]N: Nội dung, nhiệm vụ giáo dụcP: Phương pháp giáo dụcPt: Phương tiện giáo dụcHTTC: Hình thức tổ chức giáo dụcKq: Kết quả giáo dụcK: Khách thể giáo dục [học sinh]II. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC1. Bản chất của quá trình giáo dụcBản chất quá trình giáo dục được xác định căn cứ vào những cơ sởsau:Thứ nhất, quá trình giáo dục là quá trình hình thành một kiểu nhân cáchtrong xã hội. Sự phát triển cá nhân con người được quy định bởi tác động qualại của các nhân tố xã hội và nhân tố học sinh, trong đó sự ưu tiên hàng đầuthuộc về các nhân tố xã hội. Cá nhân được phát triển dưới ảnh hưởng củachương trình. Quá trình xã hội hoá cá nhân là quá trình biến cá nhân thànhmột thành viên của xã hội [ứng với các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể củaxã hội]; có đầy đủ các giá trị xã hội để tham gia vào những hoạt động của xãhội. Do đó muốn xác định được bản chất của quá trình giáo dục phải xuấtphát từ cơ chế có tính xã hội của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội những kinhnghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ trước trong các lĩnh vực hoạt động củađời sống xã hội. Nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các giá trị văn hoá của loàingười.Thứ hai, trong quá trình giáo dục luôn có mối quan hệ giữa nhà giáodục và người được giáo dục [cá nhân hoặc tập thể], đó là quan hệ sư phạm một loại quan hệ xã hội đặc thù. Quan hệ sư phạm này luôn luôn chịu sự chiphối của các quan hệ chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, kinh tế, khoa học kĩ thuật..., đặc biệt là những quan hệ chính trị - xã hội. Quan hệ sư phạm làcơ sở để xác định bản chất của quá trình giáo dục, đó là sự thống nhất giữasự tác động giáo dục của nhà giáo dục và sự tiếp nhận, tự điều chỉnh củangười được giáo dục trong quá trình giáo dục.Bản chất của quá trình giáo dục là gì?Quá trình giáo dục - một quá trình xã hội nhằm hình thành và phát triểncá nhân trở thành những thành viên xã hội, những thành viên đó phải thoảmãn được hai mặt: vừa phù hợp [thích ứng] với các yêu cầu của xã hội ở mỗigiai đoạn phát triển, vừa có khả năng tác động cải tạo, xây dựng xã hội, làmcho nó tồn tại và phát triển. Những nét bản chất của cá nhân là do các mốiquan hệ xã hội hợp thành. Quá trình giáo dục là quá trình làm cho ngườiđược giáo dục [học sinh] ý thức được các quan hệ xã hội và các giá trị của nó[các quan hệ chính trị - tư tưởng, kinh tế, pháp luật, đạo đức] để rồi biết vậndụng vào các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá - xã hội, đạo đức, tôn giáo, pháp luật,gia đình...Quá trình vận dụng, trải nghiệm các quan hệ xã hội đó sẽ giúp học sinh[người được giáo dục] tích luỹ được kinh nghiệm xã hội [thực tiễn] tốt và cónhu cầu, hành vi, thói quen, biết thể hiện đúng đắn các quan hệ xã hội. Chínhtrong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội như vậy sẽ giúp cho học sinhkhẳng định những quan hệ mới, tích cực trong mọi lĩnh vực của cuộc sống vàbiết loại bỏ khỏi bản thân những quan niệm, những biểu hiện tiêu cực, tàn dưcũ, lạc hậu không còn phù hợp với xã hội ngày nay.Quá trình giáo dục là quá trình hình thành bản chất người - xã hội trongmỗi cá nhân một cách có ý thức, là quá trình tổ chức để mỗi cá nhân chiếmlĩnh được các lực lượng bản chất xã hội của con người, được biểu hiện ởtoàn bộ các quan hệ xã hội của họ. Triết học mác xít đã khẳng định: Bản chấtxã hội của con người chỉ có được khi nó tham gia vào đời sống xã hội đíchthực thông qua hoạt động và giao lưu ở một môi trường văn hoá [văn hoá vậtchất và tinh thần]. Do đó việc tiếp cận bản chất quá trình giáo dục buộc chúngta phải xem xét quá trình tổ chức đời sống, hoạt động và giao lưu của đốitượng giáo dục.Mỗi con người đều sống trong một môi trường lịch sử xã hội cụ thể.Quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống cho mỗi cá nhân hoặcnhóm, tầng lớp xã hội theo các chuẩn mực các yêu cầu của sự phát triển xãhội, làm cho cá nhân biết sống phù hợp với các quan hệ xã hội.Hoạt động và giao lưu là hai mặt cơ bản, thống nhất trong cuộc sốngcủa con người và cũng là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triểnnhân cách của cá nhân. Các lí thuyết về hoạt động đã chứng tỏ là con ngườimuốn tồn tại và phát triển phải có hoạt động và giao lưu. Nếu các hoạt độngvà giao lưu của cá nhân [hoặc nhóm người] được tổ chức một cách khoa họcvới các điều kiện, phương tiện hoạt động tiên tiến, phong phú, đa dạng; cánhân được tham gia vào các hoạt động và giao lưu đó thì sẽ có nhiều cơ hộitốt cho sự phát triển. Vì bất kì một hoạt động nào của con người cũng đềuphải đặt vào [có quan hệ] những mối quan hệ xã hội và những hình thái giaolưu nhất định. Chính vì vậy quá trình giáo dục vừa mang bản chất của hoạtđộng vừa mang bản chất của giao lưu. Giáo dục là một quá trình tác độngqua lại mang tính xã hội giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, giữanhững người được giáo dục [học sinh] với nhau và với các lực lượng, cácquan hệ xã hội trong và ngoài nhà trường.Như vậy bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức các hoạtđộng và giao lưu trong cuộc sống nhằm giúp cho người được giáo dục tựgiác, tích cực, độc lập chuyển hoá những yêu cầu và những chuẩn mực củaxã hội thành hành vi và thói quen tương ứng.2. Đặc điểm quá trình giáo dụca. Giáo dục là một quá trình có mục đích xuất phát tư yêu cầu của xã hộivà diễn ra lâu dàiQuá trình giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất, những nét tínhcách của cá nhân nên nó đòi hỏi một thời gian lâu dài mới đạt được kết quả.Tính chất lâu dài của quá trình giáo dục được xem xét ở các góc độ sau:- Quá trình giáo dục được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của cuộcđời con người, từ lúc sinh ra cho đến khi không còn sống nữa.- Việc hình thành và trở nên bền vững, ổn định của một hành vi, thóiquen của cá nhân đòi hỏi một thời gian lâu dài không thể một sớm, một chiềumà có ngay được. Những phẩm chất mới của nhân cách [niềm tin, động cơđúng, tình cảm mới...] chỉ có được và trở nên vừng chắc khi người được giáodục tiếp nhận và trải qua một thời gian tập luyện, thể nghiệm, đấu tranh bảnthân [đấu tranh động cơ] trong cuộc sống thực để trở thành kinh nghiệm sốngcủa chính mình càng đòi hỏi một thời gian lâu dài.- Kết quả tác động giáo dục, nhất là các tác động nhằm hình thànhnhận thức mới, niềm tin... thường khó nhận thấy ngay [khó đánh giá, lượnghoá một cách cụ thể] và có khi kết quả đó lại bị biến đổi hoặc mất đi. Do đócông tác giáo dục phải được tiến hành bền bỉ, liên tục theo một kế hoạch ổnđịnh, lâu dài, đồng thời trong quá trình giáo dục lại phải phát huy được cao độtính tự giác, nỗ lực tự giáo dục kéo dài, liên tục của người được giáo dục thìmới đạt được hiệu quả giáo dục, kinh nghiệm thực tiễn giáo dục đã chứng tỏđiều đó.- Việc sửa chữa, thay đổi những nếp nghĩ; thói quen cũ, lạc hậu, khôngđúng, nhất là những thói quen - hành vi xấu thường diễn ra dai dẳng, trở đitrở lại mãi trong ý thức, hành vi của mỗi người nên việc khắc phục chúng rấtkhó khăn và lâu dài.b. Quá trình giáo dục diễn ra với sự tác động của rất nhiều nhân tốQuá trình giáo dục là quá trình tổ chức các hoạt động phong phú, cácdạng giao lưu đa dạng để hình thành những phẩm chất nhân cách bền vữngcho người được giáo dục, có rất nhiều nhân tố tác động đến quá trình nàynhư: Các sự kiện, quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng - văn hoá, phongtục, tập quán; các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường; các nộidung thông tin - văn hoá - nghệ thuật tuyên truyền qua các phương tiện vàcác kênh thông tin khác nhau; các thành tố của quá trình giáo dục [mục đích,nội dung, phương pháp, phương tiện] cách tổ chức được chủ thể và kháchthể quá trình giáo dục tác động để nó vận hành và phát triển nhằm đem lạihiệu quả giáo dục; các yếu tố tâm lí, trình độ được giáo dục, điều kiện, hoàncảnh riêng tư... của người được giáo dục; các mối quan hệ sư phạm đượctạo ra trong quá trình tác động qua lại giữa học sinh với giáo viên, giữa họcsinh với các lực lượng giáo dục khác.Các yếu tố tác động từ nhiều phía đan kết, xen kẽ, bổ sung cho nhautạo thành một thể thống nhất hướng tới việc hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên,các yếu tố tác động đến quá trình giáo dục với nhiều mức độ khác nhau,chúng có thể thống nhất hỗ trợ cho nhau trong quá trình giáo dục, cũng có thểcó mâu thuẫn làm hạn chế, suy giảm, thậm chí làm vô hiệu hoá kết quả củaquá trình giáo dục. Điều này đòi hỏi nhà giáo dục cần chủ động phối hợpthống nhất các tác động giáo dục, đồng thời phải linh hoạt vận dụng cácnguyên tắc, phương pháp giáo dục để hạn chế tới mức tối đa những tác độngtiêu cực, tự phát, và phát huy những tác động tích cực đối với quá trình giáodục.c. Quá trình giáo dục mang tính cụ thểQuá trình giáo dục được thực hiện trong cuộc sống, hoạt động và giaolưu của mỗi cá nhân. Với tư cách là người được giáo dục, cá nhân tiếp nhậncác tác động giáo dục theo những quy luật chung, đồng thời lại phải chú ýđến những điểm riêng biệt cụ thể thì mới có hiệu quả và tránh được nhữngtác động giáo dục một cách cứng nhắc, công thức, giáo điều. Tính cụ thế củaquá trình giáo dục được thể hiện như sau:- Tác động giáo dục theo từng cá nhân người được giáo dục với nhữngtình huống giáo dục cụ thể, riêng biệt. Quá trình giáo dục luôn phải giải quyếtcác mâu thuẫn xung đột cụ thể giữa yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục với phẩmchất, năng lực, tâm lí chủ quan của người được giáo dục.- Quá trình giáo dục phải tính đến những đặc điểm của từng loại đốitượng cụ thể. Mỗi học sinh đều là một cá nhân có tính độc lập tương đối củanó về trình độ được giáo dục, về kinh nghiệm sống, về thái độ, tình cảm, thóiquen.. đặc điểm tâm lí lứa tuổi, điều kiện hoàn cảnh sống, những diễn biếnphức tạp, éo le của từng tình huống cụ thể. Nhà giáo dục cần phải nhìn thấyhoặc dự đoán được những nguyên nhân [sâu xa và trước mắt] của các biểuhiện [tốt, xấu] của thái độ, hành vi, thói quen... từ đó mới có biện pháp tácđộng phù hợp.Quá trình giáo dục được diễn ra trong thời gian, thời điểm, không gianvới những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Kết quả giáo dục cũng mang tính cụthể đối với từng loại đối tượng giáo dục. Quá trình giáo dục phải đặc biệt chúý rèn luyện, luyện tập phương thức, thao tác, kĩ năng thể hiện các yêu cầu,nội dung, chuẩn mực xã hội về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, biến những yêu cầuđó từ bên ngoài thành nét tính cách riêng, độc đáo của mỗi con người.Tóm lại quá trình giáo dục luôn diễn ra cụ thể trong những tình huốnggiáo dục, điều kiện giáo dục và với những con người [đối tượng giáo dục] cụthể.d. Quá trình giáo dục thống nhất biện chứng với quá trình dạy họcGiáo dục và dạy học là hai quá trình có cùng mục đích là hình thành vàphát triển nhân cách, tuy nhiên chúng không đồng nhất. Dạy học nhằm tổchức, điều khiển để người học chiếm lĩnh có chất lượng và hiệu quả nội dunghọc vấn; giáo dục hình thành những phẩm chất đạo đức, hành vi, thói quen...hai hoạt động này không tách biệt mà có quan hệ biện chứng với nhau. Trêncơ sở thực hiện các nhiệm vụ dạy học thì thế giới quan và các phẩm chất đạođức của học sinh được hình thành và phát triển, ngược lại, giáo dục tốt cácphẩm chất sẽ thúc đẩy hoạt động đạt kết quả cao, dạy học là quá trình điềukhiển được, còn quá trình giáo dục là quá trình phức tạp khó kiểm soát.III. ĐỘNG LỰC VÀ CÁC KHÂU CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC1. Động lực của quá trình giáo dụcTheo quan điểm triết học biện chứng, các sự vật, hiện tượng, quá trìnhluôn vận động và phát triển, động lực của sự phát triển được hình thành trongquá trình giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn cơ bản, nội tại của chúng.Trong cuộc sống, con người luôn chịu những tác động khách quan từmôi trường, chúng có thể tác động ngẫu nhiên, tự phát hoặc tác động có mụcđích. Mỗi cá nhân cần tiếp thu những tác động để chuyển hoá nó thành ýthức, hành vi phù hợp với các chuẩn mực được xã hội chấp nhận.Trong quá trình đó tồn tại rất nhiều mâu thuẫn phải được giải quyết,giữa cái tốt và cái xấu, cái tích cực và cái tiêu cực, giữa cái mới có tính tíchcực với thói quen cũ lạc hậu. Chính sự đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn sẽthúc đẩy sự hoàn thiện nhân cách.Quá trình giáo dục có nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản củabản thân quá trình giáo dục, trở thành động lực chủ yếu của quá trình giáodục. Động lực của quá trình giáo dục chính là kết quả giải quyết tốt mâu thuẫngiữa một bên là các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục mới đang đặt ra cho ngườiđược giáo dục với một bên là trình độ được giáo dục và phát triển hiện có củangười được giáo dục. Các nhiệm vụ giáo dục luôn được đặt ra trước nhữngnhu cầu, động cơ muốn vươn lên hoàn thiện nhân cách, đòi hỏi người đượcgiáo dục tự giác, tính cực tìm các cách thức, phương tiện khác nhau để thựchiện các nhiệm vụ giáo dục, trình độ được giáo dục được nâng cao. Tiếp tụclà những yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục mới khác cao hơn, phức tạp hơn đượcđặt ra lại mâu thuẫn với trình độ được giáo dục đang có, học sinh lại có nhucầu muốn giải quyết nhiệm vụ giáo dục mới đó. Cứ như vậy, quá trình giáodục vận động và phát triển không ngừng, ngày một đi lên.2. Các khâu của quá trình giáo dụcQuá trình giáo dục mang tính toàn vẹn. Để hình thành và phát triển bấtkì một phẩm chất nhân cách nào đều phải tác động vào tất cả các mặt củađời sống tâm lí cá nhân: nhận thức, ý chí, niềm tin, tình cảm, kĩ năng hànhđộng... Từ lí luận và thực tiễn giáo dục ta có thể nêu ra các khâu của quátrình giáo dục như sau:a. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức làm cơ sở cho hành độngQuá trình giáo dục trước hết phải làm cho học sinh nhận thức đúng, đủ,chính xác các nội dung khái niệm về tư tưởng, chính trị, đạo đức, văn hoá,thẩm mĩ, quyền lợi, nghĩa vụ, bơn phận, các quy định, chuẩn mực hành vitrong các quan hệ xã hội... Từ nhận thức đúng đắn, học sinh mới có thể biếtvà hành động như thế nào trong các tình huống của đời sống xã hội. Nhậnthức làm kim chỉ nam cho hành động. Nếu có nhận thức đúng sẽ có cơ hội đểdẫn đến hành động đúng. Quá trình giáo dục là quá trình giúp học sinh pháttriển về mặt nhận thức từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biếtnhững điều đơn giản đến phức tạp hơn, cao hơn... để rồi biết vận dụng vàođời sống xã hội.Chính quá trình vận dụng, trải nghiệm những điều đã thu nhận đượctrong quá trình giáo dục lại củng cố nhận thức, xây dựng được ý thức niềm tincho cá nhân.b. Bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn, lành mạnh phù hợp với cácquan niệm, chuẩn mực đạo đức, quan hệ - ứng xử xã hộiQuá trình giáo dục, trên cơ sở làm cho cá nhân có nhận thức đúng đắnsẽ hình thành thái độ, niềm tin và tình cảm đúng. Thái độ, tình cảm là sự biểuhiện cụ thể của quan điểm sống với những giá trị, chuẩn mực xã hội và củabản thân. Từ nhận thức đến hành động phải có sự thúc đẩy của tình cảm.Tình cảm - sức mạnh tinh thần to lớn để chuyển hoá nhận thức thành hànhđộng. Với vai trò là động cơ thúc đẩy hành động nên trong quá trình giáo dụccần phải bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đúng đắn cho học sinh. Thực tiễnđời sống đã cho thấy: Có nhận thức đúng nhưng do tình cảm sai lệch thìchưa chắc đã dẫn đến hành động đúng, có khi còn làm sai lệch, xuyên tạc,bóp méo sự thật. Ví như "yêu nên tốt, ghét nên xấu", "yêu nhau củ ấu cũngtròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng vuông...". Để bồi dưỡng, hình thành đượcnhững tình cảm tốt đẹp cho học sinh phải dựa vào cơ chế hình thành của tìnhcảm: tạo nhiều cơ hội nảy sinh các xúc cảm đồng loại và được tổng hợp lại.Muốn vậy, các quan hệ giáo dục [quan hệ sư phạm] thầy - trò phải tốt đẹp,tạo được nhiều ấn tượng tình cảm ở học sinh. Quá trình giáo dục cũng cầnchú ý uốn nắn, sửa chữa, khắc phục những xúc cảm, tình cảm sai lệch, thiếutrong sáng ở học sinh..c. Rèn luyện hình thành hành vi thói quenQuá trình giáo dục không dừng lại ở chỗ nhận thức như thế nào, màphải dẫn đến đích là con người phải biết thể hiện nhận thức bằng hành động.Hành vi đạo đức là bộ mặt đạo đức của cá nhân. Trong thực tiễn nhiều khikhông có sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi đạo đức, như "nói hay,làm dở", "chỉ nói mà không làm", hành động trái với nhận thức "nghĩ mộtđằng, làm một nẻo". Qua đây ta thấy: hình thành hành vi thói quen, tức làhành vi của cá nhân đã vững chắc trong mọi trường hợp, là kết quả của quátrình giáo dục, và cũng chính là kết quả của việc thực hiện tốt hai khâu bồidưỡng nhận thức và tình cảm trong quá trình giáo dục.Trong thực tiễn giáo dục, cần căn cứ vào nội dung và yêu cầu giáo dụccụ thể, vào đối tượng giáo dục cụ thể mà vận dụng các khâu của quá trìnhgiáo dục theo trình tự và mức độ khác nhau. Ví dụ, để giáo dục cho học sinh ýthức tổ chức, kỉ luật, trật tự, vệ sinh thì chú ý tác động thường xuyên vàokhâu rèn luyện thói quen. Hoặc để nâng cao tình yêu quê hương, đất nước thìvừa bồi dưỡng về nhận thức vừa đặc biệt gây nhiều ấn tượng tốt về quêhương, đất nước. Như vậy, trong quá trình giáo dục phải tác động đầy đủ vàocả ba khâu [nhận thức, tình cảm, hành vi]. Tuy nhiên do tính không đồng đềucủa sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi cá nhân về nhận thức, tìnhcảm, hành vi thói quen, nên có khi phải tập trung nhiều hơn vào một nhiệm vụtrong một thời gian nhất định để giải quyết dứt điểm nhiệm vụ đó. Mặt kháckhi tác động vào khâu này, đồng thời lại có tác động đến khâu khác trong quátrình giáo dục. Ví dụ, khi ta giảng giải về một yêu cầu, một chuẩn mực đạođức, làm cho học sinh nhận thức được nó thì đồng thời cũng tác động đếnviệc hình thành tình cảm đạo đức và có phương hướng trong hành vi.Tóm lại: Ba khâu nhận thức, tình cảm, hành vi thói quen trong quá trìnhgiáo dục không tách biệt nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thểthiếu được khâu nào bởi vì giáo dục là một quá trình toàn vẹn. Khi vận dụngcác khâu của quá trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo dục phải tuỳ theo đối tượng,yêu cầu, nhiệm vụ giáo đục cụ thể, đối tượng và hoàn cảnh cụ thể để lựachọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các khâu cho phù hợp.IV. TỰ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC LẠI1. Tự giáo dụcTự giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục. Tự giáo dục là hoạtđộng có ý thức, có mục đích của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện những phẩmchất nhân cách của bản thân theo những định hướng giá trị nhất định. Ví dụ,tự mình nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập đạt đến một trìnhđộ học vấn cao hơn. Tự học hỏi những điều hay, điều tốt đẹp trong quan hệứng xử...Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh theo từng giai đoạn phát triển của cánhân. Trẻ em thường bắt chước những gì ở người lớn mà chúng yêu thích,hấp dẫn bởi những biểu hiện bề ngoài. Học sinh trung học có nhu cầu tự giáodục mạnh mẽ, đã tự ý thức, khao khát những giá trị mà các em cho là hữu íchvới cuộc sống. Ví dụ như, tự tìm cách tập luyện thể dục, thể thao, rèn luyệnthể lực để có cơ thể cường tráng, khoẻ mạnh. Tự tu dưỡng theo các mẫuhình nhân cách trong các tác phẩm văn học - nghệ thuật, tự đề ra kế hoạchcho mình những thói quen tốt, những phẩm chất ý chí của nhân cách. Tuổithanh niên - các lớp cuối phổ thông trung học luôn tự ý thức về nghề nghiệp,lập nghiệp trong tương lai, tự phấn đấu, nỗ lực học tập để thực hiện đượcước mơ hoài bão của mình.Quá trình tự giáo dục bao gồm những yếu tố cơ bản sau:- Năng lực tự ý thức của học sinh về sự phát triển nhân cách của bảnthân, về một phẩm chất hay năng lực nào đó cần được phát triển hơn, hoặccần phải thay đổi, sửa chữa cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu mới caohơn. Năng lực tự ý thức này được thôi thúc bởi ước nguyện lí tưởng của cánhân muốn vươn tới, đạt được những mục đích tốt đẹp trong cuộc sống, đòihỏi người được giáo dục phải có khả năng phân tích và tự đánh giá nhữngphẩm chất và hành động, thói quen của bản thân. Trình độ được giáo dục củacá nhân phải được phát triển đến một mức độ nhất định mới có khả năng tựđánh giá đúng đắn những phẩm chất và năng lực của bản thân, từ sự tự đánhgiá này, học sinh thấy cần phải hướng đích đến những giá trị mong muốn.- Năng lực tổ chức tự giáo dục như: l] lập kế hoạch, đòi hỏi người đượcgiáo dục tự nêu cho mình yêu cầu, nội dung, mức độ cần và sẽ thực hiệnnhằm đạt được một vấn đề, một hoạt động hay một công việc nhất định, dựđịnh thời gian thực hiện, hoàn thành kế hoạch. Bước lập kế hoạch trong tựgiáo dục tiến hành tốt được xem là tự cam kết phấn đấu, rèn luyện bản thân.2] lựa chọn các phương pháp, phương tiện để thực hiện các cam kết dobảnthân đề ra.- Sự nỗ lực của bản thân để vượt qua được những khó khăn, trở ngạigặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch tự giáo dục. Tính tự giáo dục tíchcực cao giúp cho người được giáo dục vượt lên chính bản thân mình, hìnhthành được các phẩm chất ý chí.- Tự kiểm tra xem đã đạt được những kết quả tự giáo dục như thế nào,cần phải phấn đấu tiếp như thế nào để hoàn thiện những điều đã dự kiếntrong kế hoạch tự giáo dục. Tự đánh giá và tự rút ra những bài học kinhnghiệm cho bản thân.2. Giáo dục lạiDo ảnh hưởng của môi trường xã hội, gia đình, nhà trường và donhững thiếu sót, sai lầm trong phương pháp, điều kiện giáo dục, một số, mộtbộ phận thanh thiếu niên học sinh đã hình thành những ý nghĩ tình cảm, tháiđộ, hành vi, thói quen xấu, trái ngược với những quy định có tính chuẩn mựctrong các lĩnh vực, trong các mối quan hệ xã hội và đời sống... Chẳng hạnthanh thiếu niên chơi bời lêu lổng, sống tuỳ tiện, buông thả, liều lĩnh... Nhữngbiểu hiện như thế [hành vi lệch chuẩn] cần được giáo dục, uốn nắn để trởthành người tốt. Quá trình giáo dục đó gọi là giáo dục lại.Giáo dục lại là hoạt động tổ chức giáo dục nhằm uốn nắn, sửa chữa,điều chỉnh làm thay đổi những quan điểm, tình cảm, thái độ, lối sống... đặcbiệt là những thói quen, hành vi không đúng, không tốt đã hình thành ở họcsinh trong quá trình sống. Giáo dục lại được xem là một quá trình giáo dục đốivới những cá nhân có những biểu hiện lệch chuẩn để họ trở thành những conngười có ích cho xã hội, biết sống theo những yêu cầu, chuẩn mực của xãhội.Giáo dục lại là một quá trình khó khăn, phức tạp hơn quá trình giáo dụcbình thường rất nhiều. Vì khi những sai lệch, những tật xấu của hành vi đã trởthành thói quen mà muốn thay đổi được là rất khó, rất lâu dài. Đối với nhữngcá nhân đã bị nhiễm những tư tưởng, quan điểm sai lầm, đạo đức suy thoái,có những hành vi xâm hại đến xã hội và người khác thì phải được giáo dụctrong các tổ chức giáo dục lại đặc biệt [giáo dục - cải tạo]. Những tổ chứcgiáo dục lại đó có những điều kiện, phương tiện và lực lượng cán bộ chuyênlàm công tác giáo dục lại như: các trung tâm giáo dục cải tạo trẻ em hư, langthang - phạm pháp, nghiện ngập.... Khi tiến hành quá trình giáo dục lại cầnchú ý một số yêu cầu sau:- Xác định đúng, cụ thể hệ thống các nguyên nhân gây ra những sailệch trong quá trình phát triển nhân cách. Chú ý những nguyên nhân sâu xađược xem như là sự "tiềm ẩn" để dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, đồngthời phải xác định được những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi sailệch. Chỉ khi nào xác định đúng, đầy đủ nguyên nhân gây ra sai lệch hoặc hưhỏng, suy thoái nhân cách của mỗi cá nhân thì biện pháp giáo dục lại mới cóhiệu quả.- Có phương pháp tổ chức, tác động giáo dục khoa học, phù hợp vớiđối tượng giáo dục lại. Các trường giáo dưỡng ở nước ta đã vận dụng lí luậngiáo dục và tiến hành giáo dục lại thành công, đã tích luỹ được hệ thống kinhnghiệm về giáo dục lại.CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN1. Quá trình giáo dục là gì? Nêu các chức năng trội của quá trình giáodục, dạy học.2. Phân tích các thành tố của quá trình giáo dục và mối quan hệ biệnchứng của chúng.3. Phân tích bản chất quá trình giáo dục.4. Phân tích các đặc điểm của quá trình giáo dục và rút ra những kếtluận sư phạm cần thiết trong quá trình giáo dục học sinh.5. Trình bày động lực của quá trình giáo dục, lấy các ví dụ trong thựctiễn để minh hoạ cho các mâu thuẫn của quá trình giáo dục.6. Phân tích các khâu của quá trình giáo dục và mối quan hệ biệnchứng của chúng.7. Thế nào là tự giáo dục?8. Thế nào là giáo dục lại, quá trình tiến hành giáo dục lại cần đặc biệtchú ý đến những yêu cầu nào? Tại sao?BÀI TẬP1. Đọc các tài liệu về giáo dục lại. Viết thu hoạch về các nguyên nhâncủa trẻ em hư, lang thang - phạm pháp.2. Đi thực tế ở trường giáo dưỡng, nghiên cứu một học sinh của trườngđể viết bài tập về các hiện tượng phạm pháp vị thành niên, nguyên nhân vànhững biện pháp giáo dục lại của nhà trường đó.Chương 13: NGUYÊN TẮC GIÁO DỤCI. KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC GIÁO DỤCQuá trình giáo dục là quá trình vận động và phát triển có quy luật, làhoạt động có tính khoa học và tính nghệ thuật cao. Hoạt động giáo dục muốnđạt kết quả mong muốn đòi hỏi nhà giáo dục không phải chỉ nắm được cácquy luật mà còn phải biết vận dụng những quy luật đó một cách linh hoạt sángtạo. Các quy luật của giáo dục được phản ánh trong những luận điểm chungcơ bản, mang tính chất chỉ đạo toàn bộ tiến trình giáo dục đó là các nguyêntắc giáo dục.Nguyên tắc giáo dục được hiểu là những luận điểm cơ bản có tính quyluật của lí luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nộidung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục nhằm thực hiện tối ưumục đích và nhiệm vụ giáo dục.Nguyên tắc giáo dục là kết quả nhận thức của con người về các quyluật giáo dục, do đó nguyên tắc giáo dục có cơ sở khách quan, nó phản ánhnhững quy luật của quá trình giáo dục. Nguyên tắc giáo dục là những tri thức,kinh nghiệm được tổng kết từ thực tiễn giáo dục của nhà trường, các cơ sởgiáo dục và của các nhà giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong nước đã đạtđược thành công trong quá trình giáo dục, từ đó rút ra những phương hướngchỉ đạo hoạt động giáo dục trong thực tiễn. Ví dụ như giáo dục trong lao độngtập thể, tôn trọng nhân cách học sinh được nhà giáo dục Nga là Macarencôđúc rút từ thực tiễn giáo dục sinh động mà ông đã thực hiện.Như vậy nguyên tắc giáo dục trở thành cơ sở cho mọi hoạt động giáodục, giúp cho những người làm công tác giáo dục nói chung và giáo viên nóiriêng vận dụng, làm chỗ dựa để tiến hành các quá trình giáo dục đúngphương hướng và đạt hiệu quả. Tuy nhiên nguyên tắc giáo dục không phải lànhững "đơn thuốc", những cẩm nang có sẵn ứng với các hoạt động giáo dụcthực tiễn. Nó chỉ cung cấp cho nhà giáo dục hệ thống những cơ sở lí luận,làm chỗ dựa để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đa dạng và sinh động.Nắm được các nguyên tắc giáo dục sẽ giúp cho nhà giáo dục biết kếthợp những kinh nghiệm thực tiễn với lí luận giáo dục để vận dụng chúng mộtcách sáng tạo trong quá trình giáo dục, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạthiệu quả cao.II. HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong hoạt động giáo dụcHoạt động của con người bao giờ cũng hướng tới mục đích nhất định.Giáo dục là hoạt động có mục đích, do đó nội dung, phương pháp, hình thứctổ chức quá trình giáo dục đều phải căn cứ vào mục đích và phải đạt đượcmục đích giáo dục đó. Mục đích của hoạt động giáo dục phải được cụ thể hoábằng các mục tiêu giáo dục.Toàn bộ hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường đều phải hướng vàomục đích xây dựng phẩm chất nhân cách cho con người. Trong thời kì côngnghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta cần hướng vào mục đích xây dựng nhâncách phát triển toàn diện, đó là mẫu người lí tưởng mà hoạt động giáo dụcphải đạt tới. Giáo dục phải làm cho học sinh thấm nhuần đường lối quan điểmcủa Đảng và Nhà nước; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; tiếpthu tinh hoa văn hoá nhân loại, bảo vệ và phát triển những giá trị vật chất vàtinh thần của dân tộc; xây dựng nếp sống văn hoá mới, xoá bỏ tàn dư củanếp sống cũ lạc hậu...Giáo dục thực chất là tổ chức tổ chức các hoạt động và giáo lưu chongười được giáo dục. Vì vậy, quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục đềuphải đặt ra những mục tiêu cụ thể và đạt được chúng, tức là khi tổ chức cácquá trình giáo dục cụ thể phải chú ý dự kiến kết quả sẽ đạt được theo mụcđích giáo dục, ví dụ việc tổ chức lao động sản xuất cho học sinh phải đạtđược hai mục đích: giáo dục phẩm chất đạo đức và hiệu quả kinh tế. Giáodục lao động - hướng nghiệp trong nhà trường phải đạt được mục đích làhình thành và nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ lao động mới, có tri thức, kĩnăng lao động - nghề nghiệp để học sinh có thể hướng nghiệp và định hướngnghề nghiệp đúng, có hiệu quả. Như vậy, thông qua tổ chức hoạt động có thểgiúp học sinh nhận thức một khái niệm mới, hình thành xúc cảm, tình cảmtích cực hay những thói quen hành vi đúng đắn... Mục đích giáo dục bao gồmnhững mục đích trước mắt, mục đích tương lai gần và mục đích chiến lược,giáo dục cần xác định và đạt được các mục đích đó.2. Giáo dục gắn với đời sống xã hộiQuá trình giáo dục học sinh là quá trình làm hình thành ở các emnhững phẩm chất, năng lực, thái độ, quan hệ của cá nhân đối với xã hội vàvới người khác. Tất cả những phẩm chất và năng lực đó của cá nhân phảiphù hợp với các quan hệ xã hội. Vì vậy quá trình giáo dục phải gắn với đờisống xã hội về hai phương diện cơ bản.Thứ nhất là sự chuyển hoá các quan hệ xã hội thành ý nghĩa, giá trị đốivới các cá nhân và được thể hiện trong các hành động tương ứng trong cáclĩnh vực đời sống. Bởi vậy, không thể chỉ cung cấp cho học sinh những giáo líchết cứng, khép kín trong sách vở mà phải gắn tri thức lí luận với đời sống xãhội đang phát triển sinh động.Thứ hai, quá trình giáo dục là quá trình đào tạo những con người phụcvụ cho một xã hội nhất định nên phải tạo điều kiện cho họ có khả năng thíchứng cao với đời sống xã hội và những biến động không ngừng của nó. Quátrình giáo dục thế hệ trẻ phải phát huy, tận dụng những ảnh hưởng, tác độnggiáo dục của các quan hệ xã hội [kinh tế, chính trị, đạo đức, lối sống, văn hoá- thẩm mĩ, pháp luật...] làm cho học sinh không bị xa rời, thoát li thực tế xãhội.Phương hướng thực hiện nguyên tắc giáo dục gắn với đời sống xã hộiđể xây dựng những phẩm chất nhân cách cho học sinh là:- Tạo mối liên hệ gắn bó giữa việc giảng dạy, học tập, giáo dục trongnhà trường với đời sống xã hội bên ngoài. Để tạo sự gắn bó này đòi hỏi mộtmặt phải đưa vào trong chương trình, nội dung giáo dục những sự kiện, hiệntượng sinh động trong đời sống xã hội, các quan hệ xã hội phong phú, mặtkhác cần chỉ ra phương hướng, cách vận dụng những điều đã học vào thựctiễn cuộc sống, thực tiễn lao động sản xuất, đấu tranh của xã hội; rèn luyệncho học sinh những thói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực của xã hội- Làm cho thanh thiếu niên học sinh luôn có ý thức quan tâm đến cácsự kiện trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của đất nước; làmcho học sinh từ khi còn học trong nhà trường và sau này là một công dânchân chính phải biết được những khó khăn, thuận lợi và những vấn đề gì củaxã hội cần phải giải quyết trong thực tiễn, từ đó nảy nở những tình cảm, tháiđộ, suy nghĩ đúng đắn của học sinh đối với Tổ quốc.- Tổ chức cho học sinh được tham gia thường xuyên vào công cuộc laođộng xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới trong cộng đồng dân cư[làng, xóm, xã, khối phố...] và quá trình đấu tranh cải tạo xã hội cũ, thiết lập kỉcương, trật tự xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, của các tổ chức chínhquyền, đoàn thể.- Phê phán, khắc phục những biểu hiện của phương thức giáo dục củanhà trường kiểu cũ. Tách rời giáo dục với đời sống, không rèn luyện học sinhtrong thực tế cuộc sống. Mặt khác cũng cần khắc phục hiện tượng giáo dục làchỉ chú trọng học kiến thức văn hoá - khoa học -kĩ thuật, chạy theo văn bằngmà không [hoặc ít] chú trọng việc giáo dục lí tưởng, đạo đức, lối sống, lẽ sốngcho thanh thiếu niên. Hậu quả là một số bộ phận thanh niên học sinh bị xa rờicuộc sống, sai lệch trong lối sống, khó thích ứng với sự biến động của xã hội.3. Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi trong giáo dụcQuá trình giáo dục diễn ra từ khâu nhận thức - hình thành ý thức cánhân đến việc chuyển hoá ý thức thành hành vi Quá trình đó lại làm nảy nởnhững xúc cảm, tình cảm, ý chí cho cá nhân, giúp cho sự chuyển hoá ý thứcthành hành vi mạnh mẽ hơn, có nhu cầu thể hiện hành vi theo ý thức [nhậnthức] đã có của bản thân. Sự thống nhất giữa ý thức và hành vi trong quátrình giáo dục học sinh được thể hiện như sau: - Hiểu được những khái niệm,quy tắc, chuẩn mực về tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật... Đối với mỗichuẩn mực đó, yêu cầu học sinh trước hết phải hiểu đúng, đủ, cao hơn làhiểu đúng, chính xác các góc độ, khía cạnh khác nhau, trong các trường hợp,tình huống khác nhau. Ví dụ biết phân biệt thế nào là sự khéo léo, tế nhị vớisự giả tạo trong quan hệ, giao tiếp...- Trên cơ sở nắm vững các chuẩn mực [nội dung, ý nghĩa, cách thểhiện] chuyển hoá thành niềm tin.- Quá trình rèn luyện, tập luyện, thể hiện các chuẩn mực về đạo đức,chính trị, lối sống... trong các điều kiện, tình huống sẽ chuyển hoá ý thứcthành hành vi - thói quen. Quá trình giáo dục phải hình thành và củng cốnhững hành vi - thói quen tương ứng với ý thức, niềm tin về những chuẩnmực hành vi được xã hội quy định. Đây là bước quan trọng của quá trình giáođục, vì chỉ có hành vi - thói quen mới xác định bộ mặt của nhân cách.Ý thức và hành vi trong quá trình giáo dục có mối quan hệ biện chứngvới nhau. ý thức là cơ sở cho hành vi. ý thức đúng là tiền đề quan trọng chohành vi đúng, nó được coi là kim chỉ nam cho hành động, xây dựng niềm tinvững chắc. Hành vi thói quen được hình thành lại củng cố ý thức, niềm tinlàm cho cá nhân có nhu cầu thực hiện, thể hiện các hành vi đạo đức đã ýthức được.Để vận dụng có hiệu quả nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vitrong quá trình giáo dục, cần thực hiện một số yêu cầu như:- Giúp cho học sinh [tuỳ theo lứa tuổi và trình độ được giáo dục] cóhiểu biết đúng, rõ ràng về các khái niệm, các chuẩn mực đạo đức, chính trị,pháp luật, các quan hệ xã hội, lối sống... Từ những hiểu biết về lí thuyết cầnlàm cho học sinh thấy được ý nghĩa, giá trị của những chuẩn mực đó trongthực tiễn đời sống, có sức thuyết phục, biến thành niềm tin thúc đẩy hìnhthành hành vi.- Cần đề phòng và ra sức khắc phục tình trạng tách rời, không ăn khớpgiữa ý thức và hành vi của học sinh. Ví dụ như "nói hay, làm dở". Có nhữngtrường hợp học sinh không biết thể hiện những chuẩn mực của hành vi là dochưa hiểu nó là gì và phải làm như thế nào trong các tình huống cụ thể khácnhau, điều đó cũng dẫn đến sự tách rời giữa ý thức và hành vi.- Tổ chức rèn luyện - giáo dục học sinh trong các loại hình hoạt độngphong phú, đa dạng như hoạt động học tập, lao động, vui chơi, hoạt động xãhội, lao động công ích, sinh hoạt tập thể, hoạt động văn hoá - nghệ thuật, thểdục - thể thao... Trong quá trình tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạtđộng, học sinh sẽ thể nghiệm những điều được giáo dục, tích luỹ được kinhnghiệm xã hội cho bản thân và có kĩ năng vận dụng những kinh nghiệm đóvào thực tiễn cuộc sống.- Tổ chức cho học sinh tự rèn luyện, tự giáo dục thường xuyên, liên tụctrong các môi trường giáo dục khác nhau để hình thành các thói quen hành vitốt, đúng, đồng thời biết tự uốn nắn, sửa chữa, điều chỉnh những thói quenhành vi xấu, không đúng, không phù hợp với các quy định, chuẩn mực của xãhội.4. Nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng lao độngGiáo dục trong lao động là tổ chức một cách khoa học các loại hìnhhoạt động lao động để thông qua đó giáo dục học sinh, nhằm hình thành ởcác em những phẩm chất nhân cách cần thiết của người lao động kiểu mới.Giáo dục bằng lao động là dùng lao động như là một phương tiện để giáo dụchọc sinh, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vàocuộc sống và rèn luyện những đức tính, phẩm chất tốt đẹp.Yêu cầu để thực hiện nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng laođộng là cần tổ chức đưa học sinh trực tiếp tham gia vào các loại hình laođộng để các em có điều kiện được thực sự rèn luyện trong lao động. Khi tổchức lao động cho học sinh cần bảo đảm các yêu cầu:Rèn luyện tính tự giác, tích cực tham gia lao động của học sinh. Muốnvậy hình thức lao động phải phong phú, hấp dẫn. Sự chỉ đạo, lãnh đạo laođộng phải chặt chẽ, nghiêm túc, tránh hình thức chủ nghĩa, vì thành tích.- Kích thích tính sáng tạo trong lao động của học sinh.- Cần giúp cho giáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn là đưagiáo dục lao động vào nhà trường để giáo dục học sinh là yêu cầu mới, cótính nguyên tắc của giáo dục. Do đó cần khắc phục những biểu hiện, khuynhhướng không đúng khi thực hiện nguyên tắc này như không tổ chức giáo dục,rèn luyện học sinh trong và bằng lao động; đơn giản hoá, hình thức chủ nghĩahoặc thực dụng trong việc tổ chức lao động cho học sinh; không gắn lao độngcủa học sinh với tri thức khoa học - kĩ thuật - công nghệ, không chú ý rènluyện những phẩm chất nhân cách cho học sinh trong lao động nội ngoạikhoá của nhà trường.5. Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thểGiáo dục trong tập thể là xem tập thể học sinh [trường lớp các đoàn thểhọc sinh] là một môi trường giáo dục, bởi vì:- Tập thể học sinh là một tập hợp có tổ chức chặt chẽ, có hoạt độngchung với mục đích thống nhất - mục đích giáo dục - xã hội.- Tập thể học sinh có bộ máy tự quản, xây dựng và thực hiện một hệthống các mối quan hệ trong tập thể: trách nhiệm giữa các thành viên trongtập thể với nhau và với tập thể, quan hệ chỉ huy, quyết định - thi hành, quanhệ hợp tác, nhân ái...- Tập thể học sinh luôn duy trì các dư luận xã hội lành mạnh, phê phán,điều chỉnh những thái độ, hành vi trái với các chuẩn mực xã hội của mỗi cánhân - thành viên của tập thể.- Sống trong tập thể, học sinh luôn ý thức về tập thể do bầu không khíthân ái, đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên; làm hình thành tinh thần ý thứctập thể ở học sinh - yêu cầu quan trọng của giáo dục trong nhà trường.Giáo dục bằng tập thể là xem tập thể như một lực lượng, một phươngtiện giáo dục có tác dụng hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Các yêucầu giáo dục của nhà trường, của giáo viên thông qua tập thể tác động đếncác thành viên trong tập thể, các thành viên lại tác động giáo dục lẫn nhau[tác động giáo dục liên nhân cách]. Các hoạt động chung của tập thể có tínhchất tự quản là điều kiện cho các thành viên trong tập thể tự rèn luyện, tựgiáo dục, tự điều chỉnh hành vi thói quen cho phù hợp với yêu cầu giáo dụcxã hội. Nó còn đánh giá và buộc cá nhân phải biết tự đánh giá kết quả tự giáodục, rèn luyện của mình so với các quy định, quy chế của tập thể.Những yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằngtập thể:- Thực hiện các tác động giáo dục song song, đòi hỏi công tác giáo dụccủa nhà trường, của giáo viên phải tác động đến tập thể học sinh; làm cho nótrở thành một môi trường, một phương tiện giáo dục đối với từng học sinh thành viên của tập thể. Đồng thời, giáo viên tác động giáo dục đến từng họcsinh song không thiên về "giáo dục tay đôi" giữa giáo viên và một học sinh.Có thể diễn tả quá trình tác động giáo dục song song đó theo sơ đồsau:GV: giáo viên tác động đến tập thểTT: tập thể tác động đến mỗi thành viên [học sinh]HS - HS: các thành viên của tập thể là học sinh lại tác động giáo dụclẫn nhauGV - HS: tác động giáo dục từng học sinh- Xây dựng tập thể học sinh phát triển vững mạnh là đảm bảo cho nóthực sự là một môi trường, một lực lượng giáo dục hữu hiệu. Cần khắc phụchiện tượng tập thể thiếu tổ chức chặt chẽ, không có tác dụng giáo dục nhâncách cho các thành viên.

Video liên quan

Chủ Đề