Giấy khen học sinh tiên tiến xuất sắc

– Học sinh xuất sắc: Học sinh có kết quả rèn luyện, kết quả học tập cả năm được đánh giá ở mức Tốt và có ít nhất sáu môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 trở lên.

Học sinh giỏi: Học sinh có kết quả rèn luyện và kết quả học tập cả năm học được đánh giá ở mức Tốt.

Trong khi đó, theo khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT , học sinh chỉ được công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học nếu hạnh kiểm tốt và học lực giỏi; đạt học sinh tiên tiến học kỳ hoặc năm học nếu hạnh kiểm và học lực từ loại khá trở lên.

Như vậy, theo quy định mới, từ 05/9/2021 – Thông tư 22 có hiệu lực thì không còn học sinh tiên tiến mà thay vào đó sẽ chỉ còn học sinh xuất sắc và học sinh giỏi. Đồng thời, việc khen thưởng danh hiệu cũng không căn cứ vào hạnh kiểm và học lực mà căn cứ vào kết quả rèn luyện và kết quả học tập.

Hiệu trưởng cũng sẽ trao giấy khen cho học sinh giỏi và học sinh xuất sắc cũng như khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học [quy định cũ, Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh có thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện].

Đồng thời, khoản 2 Điều 15 Thông tư 22 cũng nêu rõ:

Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng

Bên cạnh đó, thông tư 22 cho phép một số như: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp… được đánh giá bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt, Chưa đạt.

Đối với các môn học còn lại, kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng điểm số. Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 và phải làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất nếu điểm là số nguyên hoặc số thập phân.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 5/9/2021 và thực hiện theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới [CT GDPT 2018] đối với cấp trung học. Bắt đầu từ năm học 2021-2022 áp dụng với lớp 6 và với các khối lớp khác ở những năm tới.

Như vậy, căn cứ quy định trên, từ 05/9/2021 – ngày Thông tư 22 chính thức có hiệu lực thì học sinh hai cấp học THCS và THPT không còn xếp loại hạnh kiểm mà thay vào đó là đánh giá kết quả rèn luyện.

Phụ huynh, học sinh bất ngờ khi bỏ quy định trao giấy khen cho học sinh tiên tiến

VTV.vn - Năm học 2021-2022 vừa kết thúc. Những ngày qua có không ít phụ huynh cũng như học sinh lớp 6 bất ngờ khi không còn nhận được giấy khen như mọi năm.

5 năm đi học, em Duy Khoa [học sinh lớp 6, Hà Nội] luôn có giấy khen, dù không là học sinh giỏi, học sinh xuất sắc, chỉ là học sinh tiên tiến. Giấy khen ghi rõ em giỏi một môn nào đó. Nhưng năm nay khi kết thúc lớp 6, Duy Khoa bất ngờ vì dù là học sinh tiên tiến, em đã không được trao giấy khen.

Trong năm học vừa qua của lớp 6, việc đánh giá kết quả học tập không còn theo các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém mà thay vào đó, được đánh giá bằng nhận xét theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Cuối năm học, hiệu trưởng tặng danh hiệu Học sinh Xuất sắc đối với học sinh xếp hạng Tốt; kết quả học tập 6 môn học trở lên điểm cả năm đạt 9.0 trở lên; danh hiệu Học sinh Giỏi cho những học sinh xếp hạng Tốt; kết quả học tập ít nhất 6 môn đạt điểm 8 trở lên và tất cả các môn học đều đạt 6.5 trở lên. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạođã lý giải về việc không trao giấy khen cho học sinh tiên tiến.

"Như chúng ta biết, học sinh tiên tiến tất cả môn học có 5,0 trở lên trong đó có 6 môn đạt 6,5. Những em như vậy, chúng ta cũng thấy trên mặt bằng chung, rất đông các em có thể đạt yêu cầu này. Không có quy định học sinh tiên tiến nữa vì ngoài mức giỏi, xuất sắc, Học sinh tiên tiến có thể có điểm dưới trung bình thì chỉ đánh giá thế thôi" - PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói.

Em Khánh Linh [học sinh lớp 4, Hà Nội] năm tới sẽ học lớp 5, còn chị Linh lên lớp 8. Hai chị em năm nào cũng là học sinh giỏi. Hà còn là lớp trưởng gương mẫu nhiều năm liền. Hai chị em năm nào cũng được nhận giấy khen nhưng hai chị em cũng không thoải mái khi tất cả các bạn đều cùng được nhận giấy.

Khích lệ, động viên là điều mà học sinh nào cũng cần để đạt được những mục tiêu trong học tập. Nhưng khi tất cả đều được khen thưởng, ghi nhận giống như nhau thì chính các em lại cảm thấy không công bằng. Dù gì thì các học sinh và phụ huynh sẽ phải làm quen với sự thay đổi mới, khi giấy khen chỉ trao duy nhất cho học sinh giỏi, học sinh xuất sắc.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

học sinh lớp 6, Hà Nội, học sinh xuất sắc

Bỏ giấy khen Học sinh tiên tiến: Việc học có thực chất hơn?

VTV.vn - Từ năm học 2021/22, Bộ GD-ĐT áp dụng quy định mới không tặng giấy khen học sinh tiên tiến như trước. Điều này liệu có làm cho việc học trở nên thực chất hơn?

Năm học 2021/2022 vừa kết thúc. Những ngày qua có không ít phụ huynh cũng như học sinh lớp 6 bất ngờ khi không còn nhận được giấy khen như mọi năm. Lý do là theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, kể từ năm học vừa qua, Hiệu trưởng chỉ khen thưởng cuối năm học danh hiệu học sinh Xuất sắc và học sinh Giỏi.

Cụ thể, trong năm học vừa qua học sinh lớp 6, việc đánh giá kết quả học tập không còn theo các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém mà thay vào đó, được đánh giá bằng nhận xét theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Cuối năm học, hiệu trưởng tặng danh hiệu Học sinh Xuất sắc đối với học sinh xếp hạng Tốt có kết quả học tập 6 môn học trở lên điểm cả năm đạt 9.0 trở lên; Danh hiệu Học sinh Giỏi cho những học sinh xếp hạng Tốt có kết quả học tập ít nhất 6 môn đạt điểm 8 trở lên và tất cả các môn học đều đạt 6.5 trở lên.

Nhiều người tiếc nuối vì cho rằng danh hiệu Học sinh tiên tiến chính là động lực phấn đấu, là sự hãnh diện của học sinh và đối với không ít phụ huynh học sinh thì còn là thành tích của chính mình, hay của để khoe. Song đây không chỉ là thay đổi 1 thói quen đã tồn tại nhiều năm, mà thay đổi cả một quan niệm về cách đánh giá phân loại học sinh, vậy nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội.

Thay đổi này được phụ huynh và học sinh đón nhận thế nào? Liệu có làm cho việc khen thưởng học sinh thực chất hơn? - Đó là những câu hỏi được đưa ra bàn luận trong chương trình Vấn đề hôm nay, phát sóng ngày 8/6/2022, mời độc giả quan tâm theo dõi qua VIDEO:

Vấn đề hôm nay - 08/6/2022

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

quy định mới, học sinh lớp 6, học sinh xuất sắc, phụ huynh học sinh, dư luận xã hội

[Dân sinh] - Việc khen thưởng danh hiệu “Học sinh tiên tiến” từ trước đến nay sẽ không còn tồn tại theo quy định mới về đánh giá học sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT, áp dụng từ lớp 6 năm nay và với các khối lớp khác ở những năm tới. Như vậy, chỉ còn giấy khen cho danh hiệu Học sinh xuất sắc và Học sinh giỏi.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT.

Với thông tư mới, các trường không xét công nhận học sinh giỏi hay tiên tiến mà khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc dựa trên kết quả học tập, rèn luyện.

Giấy khen học sinh tiên tiến gắn liền với bao thế hệ học trò sẽ chính thức bị xóa bỏ từ ngày 5/9/2021, bắt đầu với học sinh lớp 6.

Bên cạnh đó, hình thức đánh giá cũng thay đổi. Một số môn giáo viên đánh giá bằng nhận xét, một số môn kết hợp nhận xét và điểm số.

Điểm trung bình tất cả môn học cũng bị bỏ. Thay vào đó, giáo viên nhìn vào thực chất từng môn học, không phân biệt môn chính, môn phụ để đánh giá học lực của học sinh.

Cụ thể, kết quả học tập ở những môn này được đánh giá theo một trong 4 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Học sinh sẽ được xếp mức Tốt nếu tất cả môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số phải đạt mức 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 8 trở lên.

Học sinh xếp mức Khá khi tất cả môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số phải đạt mức 5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 6,5 trở lên.

Học sinh được xếp mức Đạt khi có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa đạt; ít nhất 6 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số từ 5 trở lên, không có môn nào dưới 3,5 điểm. Các trường hợp còn lại xếp mức Chưa đạt.

Trong khen thưởng, học sinh cũng nhận danh hiệu học sinh xuất sắc khi ngoài kết quả học tập, rèn luyện chung cần có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn từ 9 trở lên.

Như vậy, nếu so với các thông tư trước đây, việc khen thưởng danh hiệu "Học sinh tiên tiến" không còn tồn tại. Vấn đề này đã được ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học [Bộ GD&ĐT] cho biết: "Trước đây, chúng ta có khen thưởng danh hiệu "Học sinh tiên tiến" và "Học sinh giỏi" thì nay đưa ra các mức khen thưởng "Học sinh giỏi" và "Học sinh xuất sắc", về cơ bản chỉ là cách gọi các mức khen thưởng. Khái niệm "tiên tiến" trước đây liên quan đánh giá hạnh kiểm từ loại Khá trở lên, còn danh hiệu "Học sinh xuất sắc" và "Học sinh giỏi" giờ đây đánh giá mức đạt được yêu cầu phẩm chất và năng lực học sinh. Ngoài ra, khi chúng ta để mức "Học sinh tiên tiến" như trước thì số lượng học sinh đạt danh hiệu này sẽ quá nhiều, mà khi danh hiệu nhiều dẫn đến không còn giá trị, động lực phấn đấu cho học sinh".

Thông tư 22 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2021, tuy nhiên, việc đánh giá học sinh theo Thông tư này được thực hiện theo lộ trình: Từ năm học 2021 - 2022, áp dụng với học sinh lớp 6. Từ năm học 2022 - 2023, áp dụng với học sinh lớp 7 và lớp 10. Từ năm học 2023 - 2024, áp dụng với học sinh lớp 8 và lớp 11. Từ năm học 2024 - 2025, áp dụng với học sinh lớp 9 và lớp 12.

P.V

Video liên quan

Chủ Đề