Giấy kiểm dịch thực vật tiếng Anh là gì

Nếu bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoặc giao nhận vận tải thì chắc hẳn sẽ có lúc va với loại thủ tục giấy tờ này, có thể trực tiếp hay gián tiếp.

Bạn đang xem: Kiểm dịch thực vật tiếng anh là gì

Bạn đang xem: Kiểm dịch thực vật tiếng anh là gì

Giấy kiểm dịch thực vật là một loại chứng từ quen thuộc đối với những ai làm ngành xuất nhập khẩu. Chắc hẳn có người sẽ bối rối về lần đầu xin giấy kiểm dịch thực vật; quy trình xin như thế nào; phức tạp hay không, phí như thế nào,…. Hôm nay, Airasiacargo xin chia sẻ đến các bạn về loại chứng từ này.

Giấy kiểm dịch thực vật là gì?

  • Kiểm dịch thực vật [tiếng Anh là Phytosanitary] là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
  • Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật; kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta.
  • Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự; nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Kiểm dịch động thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nước bắt buộc với một số mặt hàng khi làm thủ tục hải quan.
Các cán bộ đang tiến hành kiểm dịch thực vật

Các mặt hàng nào cần làm giấy kiểm dịch thực vật?

  • Lấy mẫu thử để làm kiểm dịch.
  • Thông thường, hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản; thức ăn chăn nuôi,… có khả năng cao phải làm kiểm dịch.
  • Bạn nên tra cứu Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT để biết chính xác danh mục phải kiểm dịch.
  • Tuy nhiên; Thông tư 40 được nhận xét là khó áp dụng cho doanh nghiệp cũng như với cả các cán bộ hải quan.
  • Với thông tư này, đến đầu năm 2014 chưa có bảng danh mục chi tiết theo HS CODE đích danh những mặt hàng phải kiểm dịch. Chẳng hạn như mục d; Quy định “Gỗ và các sản phẩm của gỗ” trừ khi có giấy miễn kiểm dịch. Vì vậy, những mặt hàng như gỗ MDF nhập khẩu đã qua xử lý vẫn phải đi xin giấy miễn. Nhưng tốn kém thêm thời gian và các chi phí.
  • Với hàng xuất khẩu, đồ gỗ đã qua chế biến không phải kiểm dịch thực vật.

Giấy kiểm dịch thực vật được cấp ở đâu?

Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng [đánh số từ 1 đến 9] trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các chi cục để bạn tiện tra cứu:

  • Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng
  • Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q.1, TP.HCM
  • Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
  • Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình  Định
  • Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  • Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An
  • Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn
  • Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai
  • Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ
Các cán bộ đang tiến hành kiểm dịch thực vật

Quy trình xin giấy kiểm dịch thực vật tại Việt Nam

Tùy theo loại hàng nhập hoặc xuất mà quy trình có thế có đôi chút khác biệt. Quy trình xin giấy kiểm dịch thực vật được nêu rất rõ trong thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT

Quy trình xin giấy kiểm dịch thực vật hàng xuất

1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

3. Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a] Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật [Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này] hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu [Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này] cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

b] Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

Quy trình xin giấy kiểm dịch thực vật hàng nhập

1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

3. Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

a] Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

b] Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a] Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa [theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này] trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.

b] Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.

c] Trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lớp để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra [theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này].

Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

Vậy là Airasiacargo vừa chia sẻ đến các bạn nhiều thông tin về giấy kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất nhập khẩu. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn. Hiện nay, chúng tôi đang cung cấp nhiều dịch vụ Logistics như chuyển phát nhanh quốc tế; chuyển phát nhanh nội địa; dịch vụ khai báo hải quan, kho bãi; vận chuyển đường bộ; đường biển, đường sắt, đường hàng không,… Khi có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vẫn hỗ trợ tốt nhất.

Kiểm dịch thực vật [tiếng Anh là Phytosanitary] là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Kiểm dịch động thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nước bắt buộc với một số mặt hàng khi làm thủ tục hải quan.

Xem thêm: Khái Niệm Và Bản Chất Của Quản Trị Logistics Kinh Doanh, Tài Liệu Bản Chất Của Logistics Chọn Lọc

Mặt hàng nào phải kiểm dịch thực vật?

Về cơ bản, hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi… nhiều khả năng sẽ phải làm kiểm dịch.

Với hàng xuất khẩu thì đồ gỗ đã qua chế biến không phải kiểm dịch thực vật

Quy trình kiểm dịch thực vật

Tùy theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mà quy trình có sự khác nhau ít nhiều. Tuy nhiên Thông tư trên nêu khá chi tiết và rõ ràng các bước tiến hành, cũng như hồ sơ phải nộp để thực hiện việc kiểm dịch cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật [Phytosanitary Certificate]

Sau khi hoàn thành thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho lô hàng của bạn.

Nội dung chính của giấy này có thông tin như:

+ Tên & địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu

+ Số lượng và loại bao bì

+ Nơi sản xuất

+ Tên & khối lượng sản phẩm

+ Tên khoa học của thực vật

Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết làm thủ tục kiểm dịch ở đâu, thì cần biết thông tin về…

Địa chỉ các chi cục kiểm dịch

Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng [đánh số từ 1 đến 9] trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các chi cục để bạn tiện tra cứu:

+ Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng

+ Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. Hcm

+ Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng

+ Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định

+ Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội

+ Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An

+ Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn

+ Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai

+ Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ

Một số văn bản pháp luật liên quan

Video liên quan

Chủ Đề