Hai bà trưng sinh ngày tháng năm nào

Sử cũ chép rằng Hai Bà là dòng dõi lạc tướng [người đứng đầu bộ lạc] Mê Linh [miền đất rộng, giữa Ba Vì và Tam Đảo] thời Hùng Vương. Truyền thuyết nói Hai Bà là con gái bà Man Thiện, cũng là một phụ nữ đảm lược, quê hương ở vùng Ba Vì. Ngọc phả ở các làng Hạ Lôi và Hát Môn - những nơi có đền thờ chính của Hai Bà - đều chép Hai Bà là chị em sinh đôi và sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất [năm 14 sau công nguyên]. Các sử cũ cũng chép ràng Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng dõi lạc tướng Chu Diên [miền đất dọc sông Đáy].

Mùa xuân năm Canh Tý [năm 40 sau Công Nguyên] một cuộc khởi nghĩa đồng loạt, rộng lớn, mãnh liệt đã nổ ra nhân việc Thái thú [quan cai trị nhà Hán] ở Giao Chỉ [miền đồng bằng Bắc Bộ] là Tô Định giết hại Thi Sách. Nhưng nguyên nhân cơ bản của cuộc khởi nghĩa là vì tinh thần yêu nước, giải phóng và khôi phục nền độc lập cho đất nước, chống áp bức, thống trị và nô dịch, đồng hóa của nhà Hán [Trung Quốc]. Một sáng mùa xuân năm ấy tại đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Trong tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà trước giờ xuất binh:

Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kêu oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.

"Trưng Trắc là người can đảm, hùng dũng" [lời thừa nhận của bộ chính sử chép về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào loại cổ nhất của Trung Quốc] đã cùng em gái đứng đầu cuộc khởi nghĩa liên kết được sức mạnh toàn dân [trong đó có đông đảo phụ nữ, như các nữ tướng: Thánh Thiên, Lê Chân, Bát Nàn, Thiều Hoa...] và toàn quốc [không chỉ gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là miền đất Việt Nam ngày nay, từ nam Trung Bộ trở ra, mà cả đất Hợp Phố bây giờ là nam Quảng Đông - Trung Quốc].

Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được tôn làm vua, đứng đầu đất nước độc lập trong thời gian ba năm [từ năm 40 đến năm 43].

Năm Tân sửu [41], nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái xâm lược, Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc, tổ chức kháng chiến đánh những trận lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cấm Khê và cuối cùng đã hy sinh anh dũng tại dòng Hát giang vào ngày mồng sáu tháng hai năm Quý Mão [năm 43 sau công nguyên], để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu. Cũng có truyền thuyết nói rằng Hai Bà đã lên núi Thường Sơn và hóa thân ở đó. Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà.

Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà nên hai bà đã phát động cuộc khởi nghĩa chống lại quân Nam Hán.

Tiểu sử Hai Bà Trưng

Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên. Mẹ của hai bà là bà Man Thiện. Hai bà mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ.

Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên [tỉnh Hà Tây ngày nay].

Trong sử sách, hai bà được biết đến như những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương.

Thời kì của hai bà xen giữa Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương.

Cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán

Năm 19 tuổi, Trưng Trắc được gửi cho con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách tức là năm Canh Thìn [32. CN]. Vợ chồng đoàn tụ mới được vài năm thì Thi Sách bị Tô Định giết chỉ vì con hai nhà tướng kết hôn với nhau, trở thành một lực lượng lớn, không có nơi cho sự thống trị của nhà Hán.

Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng.

Lễ hội kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Bà Trưng Trắc tiến hành tổ chức chứa tích lương thực, vận động thu dùng các anh hùng hào kiệt trung thiên hạ, những người cùng chí hướng, chiêu binh tuyển tướng ở các địa phương, nên người theo về ngày một đông. Tháng 3 năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở huyện Mê Linh.

Cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán của Hai Bà Trưng được chia thành hai giai đoạn. Lần đầu tiên vào năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở huyện Mê Linh. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần thứ hai vào năm 42 sau Công Nguyên, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Hai Bà Trưng đã trở thành biểu tượng của sự anh dũng và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa của hai bà đã khơi dậy tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của nhà Hán.

Các câu hỏi [FAQs]

1. Hai Bà Trưng là ai?

Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay.

2. Cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán của Hai Bà Trưng được chia thành bao nhiêu giai đoạn?

Cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán của Hai Bà Trưng được chia thành hai giai đoạn.

3. Hai Bà Trưng đã làm gì trong cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán?

Hai Bà đã phát động cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng.

Chủ Đề