Hai nhà lãnh đạo cao cấp của Mỹ và Liên Xô tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Lạnh là

Nga xâm lược Ukraine và mối hoạ từ Trung Quốc ở Châu Á

Cuộc khủng hoảng Ukraine ngày 24/2 đã có diễn biến đột ngột. Sau khi tuyên bố sáp nhập Luhansk và Donetsk ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin không những tiến quân vào hai khu vực này mà còn phát động cuộc tấn công quân sự đồng bộ vào nhiều thành phố của Ukraine, bao gồm thủ đô Kiev.

Các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu tuyên bố nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với Nga; Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triệu tập cuộc họp khẩn cấp, Tổng thư ký Antonio Guterres kêu gọi Tổng thống Nga Putin chấm dứt hành động quân sự. Cuộc khủng hoảng đã khiến cho thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, giá năng lượng và lương thực tăng mạnh, trật tự hòa bình dựa trên luật lệ được hình thành sau Chiến tranh Lạnh đứng trước thách thức chưa từng có.

Khi Nga triển khai xe tăng tiến vào lãnh thổ Ukraine, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine làm trấn động thế giới với mối đe dọa và nguy cơ còn nguy hiểm hơn cả ở Eo biển Đài Loan. Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tái thống nhất Đài Loan bằng vũ lực đã trở nên "gặp thời" hơn.

Việc Nga xâm lược Ukraine tạo ra những tiền lệ đáng báo động cho các quốc gia khác hiện đang có tranh chấp. Cho đến nay, Trung Quốc chỉ mới đang đe dọa Đài Loan và các quốc gia khu vực Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa tiến gần tới những gì mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm. Không có việc tập hợp hàng trăm nghìn quân, hàng nghìn xe tăng và máy bay chiến đấu trên bờ biển Trung Quốc.

Nhưng nếu bạn là Tập Cận Bình, bạn sẽ thích thú và vui mừng khi chứng kiến những hành động của Putin. Nếu Putin có thể làm được điều này, chẳng có lý do gì Trung Quốc không thể làm điều tương tự với Đài Loan hay với các thực thể thuộc Trường Sa trên Biển Đông. Phương Tây đứng yên [theo quan điểm của Trung Quốc] bất lực khi Nga chia cắt Ukraine và biến nước này trở thành một thuộc địa của Nga. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất chú ý tới điều này. Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng nhìn thấy và hiểu rõ những tham vọng của Putin về việc đưa đất nước Nga trở lại vinh quang trước đây. Tham vọng đó không chỉ là khôi phục sự vĩ đại của Liên bang Xô Viết cũ, mà còn là sự vĩ đại của các Sa hoàng. Ông Tập Cận Bình cũng có những tham vọng lớn lao không kém. Bất kỳ ai có thể một mình đương đầu với truyền thống lâu đời của Trung Quốc về việc kế nhiệm và tự trao cho mình quyền lực cai trị vĩnh viễn sẽ có tầm nhìn của riêng mình về sự vĩ đại của cá nhân. Ông Tập Cận Bình cũng muốn khôi phục sự vĩ đại trước đây của đế quốc Trung Hoa. Ông cũng có tham vọng muốn Trung Quốc thống trị các vùng biển và triển khai sức mạnh của Trung Quốc trên toàn thế giới.

Thái độ của mấy ông tướng Việt Nam đối với vấn đề Ukraina

Việc Nga xâm lược Ukraina đã tạo một tiền lệ nguy hiểm khi một số người cho rằng Trung Quốc có thể dựa theo logic đó để xâm lược Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam mặc dù đề cao “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, nhưng trước lợi ích với Nga đã không dám lên tiếng tố cáo hành vi xâm lược này của Nga. Đã vậy, lực lượng tuyên giáo lại tiếp tục bịt miệng báo chí và dư luận Việt Nam trước sự thật trần trụi là Nga đã xâm lược Ukraina. Các phóng viên cho biết tuyên giáo Việt Nam đã yêu cầu các báo không được dùng từ “xâm lược” cho hành động quân sự của Nga ở Ukraina.

Nhà văn Tạ Duy Anh đăng trên FB của mình: “TÍNH ĐẾN GIỜ NÀY:

-Báo chí Việt vẫn bảo vệ vững chắc cụm từ "Chiến dịch quân sự đặc biệt" thay cho từ Chiến tranh xâm lược.

-Các hội đoàn Nhà nước nuôi vẫn ngoan ngoãn nằm gọn trong vòng tay cấp trên để không có bất cứ sự vượt rào nào trong thể hiện thái độ về cuộc chiến do Putin tiến hành chống lại 4/5 nhân loại.

Chúc mừng Ban tuyên giáo và các đồng nghiệp.”

Thêm nữa, các dư luận viên “cao cấp” - vốn là các tướng lĩnh [nhưng không hiểu rõ bản chất của nước Nga thời Putin] nên còn đưa ra các luận điệu nhằm “đánh bùn sang ao”, làm dư luận rối trí. Ví dụ, Trung tướng dư luận viên Nguyễn Thanh Tuấn thì viết rằng:

“Đã thế vì sức ép  của Mỹ Tổng thống Zelenxki [Zelensky] không chịu thực hiện thỏa thuận Noocmandi [Normandy treaty] tìm biện pháp hoà bình thống nhất đất nước mà đẩy mạnh xây dựng quân đội, phát triển quân sự với ý định gia nhập NATO dựa vào Mỹ để thu hồi các vùng đã mất và ly khai, đối đầu chống Nga, cùng Mỹ bao vây kiềm chế làm suy yếu nước Nga. Một chính quyền chấp nhận phụ thuộc Mỹ đã đẩy Ucraina [Ukraine] đến hoàn cảnh như hiện nay.

Với Nga hay bất cứ nước nào như Nga cũng không thể chấp nhận một nước láng giềng gần gũi cùng chung biên giới quay lưng cùng các nước khác chống mình , đặc biệt Nga càng không thể bị nhiều lần phản bội nên họ cần có biện pháp ngăn chặn xoá bỏ nguy cơ đưa chiến tranh đến với nước mình .

Từ nguy cơ trên Nga đã phát động chiến dịch Quân sự đặc biệt nhằm chống quân sự hóa và phát xít hoá ở Ucraina [Ukraine], với mục tiêu này ngày 24/2 Nga đã tiến công Ucraina như chúng ta đã biết.” [1]

Thiếu tướng Lê Văn Cương thì khẳng định như đinh đóng cột: “Tổng thống Putin đã tuyên bố: Thứ nhất, Nga không xâm lược, không cướp đất của Ukraine; Thứ hai, Nga không đánh vào dân thường Ukraine vì người Ukraine và người Nga cùng một chủng tộc, chung tổ tiên, dòng máu. Tôi tin tuyên bố ấy là đúng mức và ông Putin sẽ làm như vậy.” [2]

Cũng cùng ý kiến đó, Trung tướng Nguyễn Đức Hải cũng khẳng định: “Nga nhấn mạnh rằng không xâm lược các nước láng giềng khác mà chỉ đáp trả mối đe dọa từ Ukraine. Nga muốn thực hiện phi quân sự tiềm lực quân sự của Ukraine, vì thời gian gần đây Nga hiểu rằng tiềm lực quân sự từ bên ngoài trực tiếp hỗ trợ, hiện đại hóa cho Ukraine.” [3]

Với logic suy luận của tướng Tuấn, thì việc Trung Quốc đe doạ khi Việt Nam xích lại gần trong quan hệ với Mỹ, và Việt Nam phải “ngoan ngoãn” chấp thuận, đó là điều đương nhiên chăng? Còn đối với tướng Cương và tướng Hải, các ông nghĩ sao về việc Trung Quốc nếu tấn công các tiền đồn mà Việt Nam đang chiếm giữ ở Trường Sa, và khẳng định đó không phải là xâm lược mà chỉ là “thu hồi” những gì thuộc Trung Quốc, như họ đã và đang rêu rao. Còn nhớ, chiến tranh Biên giới năm 1979, khi mà Trung Quốc tấn công sáu tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, Trung Quốc cũng “biện minh” rằng: đây là cuộc chiến tranh tự vệ của Trung Quốc trước Việt Nam. Nếu theo logic này, khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, sẽ không có quốc gia nào trên thế giới cần phải lên tiếng ủng hộ Việt Nam hết, vì đâu có chuyện Trung Quốc xâm lược Việt Nam đâu.

Hãy nghe Cựu Phó Đô đốc, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ Minh Thái nói về vấn đề này trên FB của ông ta: “…Năm 1978 bộ tam sang ký hiệp ước, nhưng 1979 tàu khựa vẫn đánh ta, niềm tin về sức mạnh Liên Xô phai nhạt là tất yếu?

Năm 1988 xảy ra vụ Trường Sa và thảm sát Gạc Ma. Lãnh đạo Hải Quân bức xúc vì Hải Quân Liên Xô ở Cam Ranh án binh bất động, không chia sẻ thông tin. Họ trả lời vì... không có lệnh của cấp trên…

Sau này nhiều lần làm việc, họ luôn nói sẵn sàng giúp đỡ ta, nhưng nếu không thanh toán hợp đồng đúng hạn thì còn khuya nhé, chưa kể hợp đồng nào cũng có rất nhiều phát sinh và bổ sung hợp đồng, tức là thêm tiền…

Nhưng phản cảm nhất là chuyến thăm của lãnh đạo ta năm 2014. Đến Moscow đón rất lạnh nhạt, mấy ngày sau bác cả phải bay xuống Xochi mới gặp đối tác để ký các văn kiện! Riêng văn kiện tôi chịu trách nhiệm, đã xong bản in để ký, họ nói phải sửa... Tôi nhẹ nhàng: Giờ sửa cũng ok, nhưng sẽ không thể ký lần này! Lúc đó họ mới thôi yêu sách. Khi đoàn đến Minsk, TT trải thảm đỏ đón và tiễn đoàn, mới thấu hiểu về người Nga mới.

Những chuyện này cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Thế nên chiến tranh với Ukraina cần được nhìn nhạn từ nhiều góc độ, mới hiểu được bản chất vấn đề.”

Thế mới hiểu, có nhiều ông tướng chỉ là trong nhà, chả hiểu gì về thế giới mà cũng bàn luận thế sự. Cứ thế thì Việt Nam cái quần cũng chả còn, nữa là biển đảo.

___________

Tham khảo:

1. //www.facebook.com/groups/1122580627823557/permalink/4998635743551340/?sfnsn=mo&ref=share

2. //baonghean.vn/tuong-cuong-nga-se-khong-sa-lay-o-ukraine-303077.html

3. //plo.vn/quoc-te/chien-su-ngaukraine-dung-don-quan-su-giai-quyet-van-de-chinh-tri-1045735.html

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Các cuộc tranh luận về vai trò của Mỹ, cụ thể là Tổng thống Ronald Reagan trong việc kết thúc Chiến tranh Lạnh đã xuất hiện từ rất sớm, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn bước ngoặt năm 1988-1991.

  • Cuộc giải mã tài liệu khoa học Nga trong Chiến tranh lạnh

Tuy nhiên, gần đây có những thông tin cho rằng, người có công lớn trong việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh là cựu Ngoại trưởng trong chính quyền Reagan, ông George Shultz. Vậy vai trò thực sự của Tổng thống Reagan để chấm dứt Chiến tranh Lạnh là gì?

Học thuyết Reagan và sự sụp đổ của Liên Xô

Đầu tháng 2 vừa qua, Kênh Arte của châu Âu đã chiếu 6 tập phim tài liệu, trong đó có phần tái hiện chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Cùng thời điểm trên, cựu Ngoại trưởng trong chính quyền Reagan, ông George Shultz, qua đời ở tuổi 100. Trong lời cáo phó công bố trên truyền thông Mỹ, ông Shultz được ca ngợi là người giúp Washington giành ưu thế trước Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Hai thông tin không đồng nhất trên khiến không ít người đặt câu hỏi: “Liệu vai trò thực sự Tổng thống Reagan trong việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh là gì?”.

Theo bộ phim tài liệu trên, Tổng thống Reagan bắt đầu liên hệ với Moscow trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, trước khi ông Gorbachev được bầu là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 3-1985. Cũng trong năm này, Tổng thống Reagan và nhà lãnh đạo Gorbachev đã có cuộc gặp tại Geneva [Thụy Sỹ]. Bộ phim trên tiết lộ, một trong mối quan tâm chung giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Xô khi đó là vấn đề hạt nhân.

Nhà lãnh đạo Gorbachev muốn thay đổi chiến lược “Đảm bảo hủy diệt lẫn nhau” [MAD] - một học thuyết cho rằng 2 siêu cường hạt nhân Mỹ và Liên Xô sẽ an toàn, miễn là hai bên duy trì đủ số đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt đối phương nếu một trong 2 bên phóng tên lửa trước. Thay vào đó, ông Gorbachev muốn khai thác tiềm năng của ý tưởng “an ninh chung”, trong đó cho rằng Liên Xô có thể bảo vệ chính mình khỏi một cuộc tấn công của Mỹ bằng cách đẩy mạnh hợp tác.

Ở bên kia “bức màn sắt”, Tổng thống Ronald Reagan theo đuổi “Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược” [SDI]. SDI sử dụng các hệ thống có căn cứ trên không gian và mặt đất để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tiên lửa hạt nhân liên lục địa. Reagan tin rằng, lá chắn quốc phòng này có thể khiến chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra, nhưng không tin tưởng rằng kỹ thuật như thế có thể hoạt động. Việc này khiến những người chống đối chương trình gán cho SDI cái tên là "chiến tranh giữa các vì sao" và cho rằng mục tiêu kỹ thuật là không thể nắm bắt được.

Tổng thống Ronald Reagan phát biểu ngày 12-6-1987, trong đó thách thức nhà lãnh đạo Gorbachev phá vỡ bức tường Berlin. Ảnh: AFP.

Gorbachev cũng có vẻ nghi ngờ kế hoạch của Reagan nên đã cảnh báo nhà lãnh đạo Mỹ về một cuộc chạy đua vũ trang tiềm tàng trong không gian. Ông cũng không tin lời hứa của Tổng thống Reagan về việc chia sẻ công nghệ SDI với Liên Xô một khi nó được phát triển. Về phần mình, Tổng thống Reagan thuyết phục rằng SDI chỉ đơn thuần là một công nghệ phòng vệ chứ không phải là vũ khí không gian. “Cuộc gặp ở Geneva năm 1985 ban đầu có vẻ như không mấy thành công. Tuy nhiên, cuối cùng Reagan và Gorbachev cũng tìm được tiếng nói chung, theo đó hai bên cần phải nỗ lực để ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang. Hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung, được xem như nền tảng để đặt dấu chấm hết cho cuộc Chiến tranh Lạnh của trật tự thế giới lưỡng cực”, bộ phim tài liệu nhấn mạnh.

Bộ phim cũng nêu rõ, Tổng thống Reagan đã đưa ra “học thuyết Reagan” với mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản và chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Trong suốt 2 nhiệm kỳ của Reagan, từ năm 1981 đến 1989 và kéo dài đến cuối Chiến tranh Lạnh năm 1991, Học thuyết Reagan là đầu mối của chính sách đối ngoại của Mỹ. Reagan và các cộng sự đã đưa ra chiến lược và mục tiêu rất rõ ràng cho thời kỳ này là khẳng định tính ưu việt của các giá trị phương Tây, lợi dụng các lỗ hổng kinh tế của Liên Xô để làm suy yếu sức mạnh địa chính trị của nước này cũng như khối XHCN. Reagan tái khẳng định các giá trị của Mỹ, thúc đẩy dân chủ, sử dụng nhân quyền như một vũ khí...

Với học thuyết Reagan, chính quyền Reagan đã đặt nền móng cho chương trình viện trợ quân sự cho “các chiến binh tự do”. Cụ thể, chính sách này đã ngấm ngầm hỗ trợ quân nổi dậy Contra trong các đợt tấn công vào chính phủ Sandinista cánh tả tại Nicaragua, hỗ trợ phiến quân ở Afghanistan trong cuộc chiến chống lại Hồng quân Liên Xô... Điển hình là trong một bài phát biểu hồi tháng 6-1987, Tổng thống Reagan thách thức nhà lãnh đạo Gorbachev phá vỡ bức tường Berlin ngăn cách Đông Đức và Tây Đức tồn tại từ năm 1961. Quân đội Mỹ còn tham gia xâm chiếm quốc đảo nhỏ Grenada ở Caribbean, giết và bắt giữ 750 binh sĩ Cuba và thành lập chính phủ mới. Mặc dù sự can thiệp này có một số lỗ hổng chính trị tiêu cực ở Mỹ, nhưng cuộc xâm chiếm trên rõ ràng báo hiệu chính quyền Reagan sẽ mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi nào ở Tây bán cầu…

Từ trái sang phải: Nhà lãnh đạo Gorbachev, Tổng thống Ronald Reagan và Tổng thống đắc cử George H. W. Bush trong một cuộc gặp ở New York ngày 7-12-1988.

Reagan đã tiếp tục bảo vệ chủ trương của mình trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống. Trong diễn văn từ biệt vào năm 1989, ông tuyên bố thành công trong việc làm suy yếu chính phủ Sandinista ở Nicaragua, buộc Liên Xô rút khỏi Afghanistan, và chấm dứt cuộc xung đột ở Angola. Tuy nhiên, giới phê bình trong nước lại chỉ trích học thuyết này, cho rằng việc viện trợ cho “các chiến binh tự do” chỉ khiến những cuộc xung đột đẫm máu ngày càng kéo dài và leo thang, và thực chất chỉ hỗ trợ thành phần chuyên đàn áp và phi dân chủ ở các nước kể trên.

Mặc dù giúp nhân loại không phải chứng kiến thêm một cuộc chiến tranh hạt nhân nhưng Tổng thống Reagan được xem là nhân vật đóng vai trò chủ chốt dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc Chiến tranh Lạnh. Jack Matlock, chuyên gia về Liên Xô trong Hội đồng An ninh Quốc gia [1983-1987] sau đó là Đại sứ Mỹ tại Moscow [1987-1991], đã nhiều lần viết rằng: “Về mặt tâm lý và tư tưởng, Reagan và Gorbachev đã lật ngược tình thế Chiến tranh Lạnh năm 1988 mà không có người chiến thắng”. Nhưng Tổng thống George H.W Bush [Bush cha], người kế nhiệm của Reagan thì không tin như vậy. Tổng thống George H.W Bush và hầu hết phụ tá của ông còn cho rằng, mục đích thực sự của “cuộc tấn công hòa bình của Gorbachev” gây nguy hiểm cho các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và chấm dứt vai trò của Mỹ ở châu Âu.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Gorbachev tại Geneva năm 1985 là nền tảng để đặt dấu chấm hết cho cuộc Chiến tranh Lạnh.

George Shultz - cánh tay đắc lực của Tổng thống Reagan

Ngày 6-2 vừa qua, cựu Ngoại trưởng George Shultz qua đời khi vừa tròn 100 tuổi. Trong bài cáo phó được truyền thông Mỹ đăng tải, ông Shultz được tôn vinh là người góp phần quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh kéo dài suốt 4 thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Theo Kênh truyền hình CNN của Mỹ, ông George Shultz sinh ra tại thành phố New York vào tháng 12-1920. Ông Shultz tốt nghiệp Đại học Princeton trước khi phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sau đó, ông lấy bằng tiến sĩ về kinh tế công nghiệp năm 1949 tại Viện Công nghệ Massachusetts. Ông Geogre Shultz từng đảm nhận nhiều vị trí ở các bộ ngành khác nhau của hệ thống chính trị Mỹ như Bộ trưởng Lao động [1969-1970], Bộ trưởng Tài chính [1972-1974].

George Shultz được Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ vào tháng 7-1982 khi chính sách đối ngoại Mỹ gặp khủng hoảng liên quan đến các vấn đề quan hệ Xô - Mỹ, quan hệ Mỹ - NATO, nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ- Nhật, vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan, cuộc chiến Israel-Lebanon...  Từ khi được bổ nhiệm, ông Shultz nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực của Tổng thống Reagan trong việc tái hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ. Ông đã giải quyết được các vấn đề do người tiền nhiệm để lại và trở thành người đồng hành với Tổng thống Reagan. Ngoại trưởng Shultz là một trong số ít người đã nhận ra một số xu hướng toàn cầu đang nổi lên, trong đó có làn sóng chuyển giao dân chủ ở châu Á, Mỹ Latinh và Đông Âu, và ông đã coi dân chủ là ưu tiên chính sách đối ngoại Mỹ.

Quân nổi dậy Contra ở Nicaragua do CIA dựng lên. Ảnh: Getty.

Ngoại trưởng Shultz và Tổng thống Reagan cũng nhận thấy rõ bản chất của Chiến tranh Lạnh: Đó là một cuộc chiến tranh về ý thức hệ chồng chéo lên cuộc chiến tranh giành vị trí siêu cường. Ông nhất trí với Tổng thống Reagan về quan điểm “hòa bình thông qua sức mạnh” và cho rằng một quân đội mạnh và ý chí sẵn sàng sử dụng vũ lực sẽ càng củng cố vị thế trên bàn đàm phán và có thể dẫn đến các giải pháp ngoại giao. Điều này đi ngược lại với hiểu biết thông thường của thời đó, coi xung đột là một “thế trận ổn định” giữa hai khối đối đầu. Từ đó kéo theo chiến lược tấn công mới của chính quyền Reagan là thúc đẩy tự do chính trị, kinh tế và tôn giáo trên toàn thế giới thay vì tấn công Liên Xô “danh bất chính, ngôn bất thuận” như trước đây.

Ngoài ra, ông Shultz còn góp công hoàn thành hiệp ước lịch sử loại bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn [INF] của các siêu cường quốc. INF là một thỏa thuận giữa chính quyền Washington và Moscow, được Tổng thống Ronald Reagan và Tổng Bí thư Gorbachev ký ngày 8-12-1987 tại Washington. Hiệp ước có hiệu lực vào ngày 1-6-1988, và chính thức chấm dứt vào ngày 2-8-2019, do phía Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước.

Theo Reuters, tuy có những thành công đáng kể, ông Shultz đã thất bại trong việc mang lại hòa bình cho Trung Đông và Trung Mỹ, những khu vực mà cá nhân ông đã đầu tư công sức đáng kể. Mặc dù vậy, cựu Ngoại trưởng George Shultz được các chính khách Mỹ đánh giá là người từng góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh và định hình thế giới.

Dù có chút khác biệt về Sáng kiến SDI nhưng Ngoại trưởng George Shultz vẫn được cho là cánh tay đắc lực, người đồng hành của Tổng thống Reagan. Theo báo chí Mỹ, nếu không có Shultz, kế hoạch làm suy yếu nền kinh tế Liên Xô khiến nước này sụp đổ năm 1991 và chấm dứt Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Reagan chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.

Yên Bình

Video liên quan

Chủ Đề