Tiêu chí phong cách nhà giáo

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 20 năm 2018, chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Theo đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên được quy định theo 05 tiêu chuẩn:

- Phẩm chất nhà giáo: Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo được thể hiện thông qua việc thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực, là tấm gương tốt hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo;

- Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thông qua việc phát triển chuyên môn, xây dựng kế hoạch dạy học để phát triển năng lực của học sinh…

- Xây dựng môi trường giáo dục: Giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, dân chủ, phòng chống bạo lực học đường, thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc ứng xử của nhà trường…

- Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác, tin tưởng với cha mẹ của học sinh đồng thời giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ các bên để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh…

- Sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục: Giáo viên phải đáp ứng tiêu chuẩn này một cách thuần thục và ứng dụng nhuần nhuyễn vào việc dạy học, đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm…

Đây 05 tiêu chuẩn dùng để đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Thông qua đó, giáo viên tự đánh giá phẩm chất, năng lực và có kế hoạch phát triển bản thân. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để cơ sở giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực với từng đối tượng giáo viên cụ thể.

Một số ví dụ về minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên [Ảnh minh họa]
 

Minh chứng đánh giá giáo viên gồm những gì?

Minh chứng là các bằng chứng như tài liệu, tư liệu, sự việc, hiện tượng hoặc nhân chứng được dẫn ra để xác định một cách khách quan mức độ đạt được của các tiêu chí đánh giá chuẩn giáo viên. Theo đó, tại Công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD, có thể kể đến một số minh chứng cụ thể như:

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên;

- Kết luận của các đợt thanh tra, kiểm tra;

- Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận về việc giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định dạy thêm, học thêm...

- Bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét Đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú ghi nhận giáo viên có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt [nếu là Đảng viên]…

- Biên bản họp cha mẹ học sinh ghi nhận giáo viên nghiêm túc, đối xử đúng mực đối với học sinh;

- Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo đối với từng cấp học theo quy định; Các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo quy định;

- Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ trong năm học…

Trong đó, tùy vào từng mức độ đánh giá chuẩn giáo viên khác nhau gắn với mỗi tiêu chuẩn khác nhau để áp dụng mức độ đánh giá khác nhau của các loại minh chứng nêu trên.

Ngoài ra, về việc nâng chuẩn trình độ giáo viên, quý độc giả có thể theo dõi tại bài viết dưới đây:

>> Nâng chuẩn trình độ: 4 quy định giáo viên không thể bỏ qua

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:28/07/2018

 Chuẩn mực đạo đức  Cán bộ giáo viên  Đạo đức nghề nghiệp

Phẩm chất chính trị của nhà giáo được quy định ra sao?Xin chào, tôi là Thành Lợi. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến đạo đức nhà giáo. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì Tiêu chuẩn lối sống, tác phong của nhà giáo được quy định cụ thể ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 5 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT thì Tiêu chuẩn lối sống, tác phong của nhà giáo được quy định cụ thể như sau:

    - Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

    - Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

    - Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

    - Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

    - Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

    - Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Tiêu chuẩn lối sống, tác phong của nhà giáo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT.

    Trân trọng!

    Bạn có thể tham khảo thêm tại:

    Việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo được quy định ra sao?

    Tiêu chuẩn đạo đức của nhà giáo

    Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo

    Phẩm chất chính trị của nhà giáo được quy định ra sao?


Chuẩn mực đạo đức

  • Đưa môn GDCD thành môn chính?
  • Nhiều đại biểu lo lắng về đạo đức xuống cấp
  • Thứ Hai, ngày 3/6/2019 - 06:50

Đạo đức nghề nghiệp

  • Gỡ rối chuyện chọn nghề cho sinh viên luật
  • Thứ Hai, ngày 26/8/2019 - 01:35

  • Cô giáo quan hệ bất chính với nam sinh lớp 10

Cán bộ giáo viên

  • Giáo viên 'dở khóc dở cười' vì phụ huynh

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề