Hầm bò kho bao lâu

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ Thịt bò: 500 gr

+ Cà rốt: 100 gr

+ Khoai tây: 250 gr

+ Dầu ăn

+ Hành hoa: 20 gr

+ Hành khô: 2 củ

+ Gia vị: Đường, nước mắm, muối, tiêu, mì chính.

Cách nấu canh thịt bò hầm khoai tây cà rốt

- Rửa thịt bò sạch rồi thái miếng vuông vừa ăn, ướp cùng với tiêu xay + muối + nước mắm + đường.

- Gọt sạch vỏ cà rốt rồi thái dạng móng heo.

- Khoai tây cạo vỏ, rửa sạch và bổ thành 2,3 phần.

- Bóc vỏ hành khô rồi đập dập.

- Nhặt sạch hành hoa, rửa xong thì thái khúc ngắn.

- Phi thơm hành khô rồi cho thịt bò vào xào cho săn lại.

- Đổ nước ngập mặt thịt, nấu sôi thì hạt nhỏ lửa và đun đến khi thịt bò chín, gần mềm thì trút khoai tây và cà rốt vào, nêm gia vị vừa ăn.

- Nấu đến khi các nguyên liệu chín mềm thì tắt bếp và cho hành hoa vào nồi canh, rắc hạt tiêu lên và dùng nóng.

Mẹo nấu thịt bò kho nhanh mềm, thơm ngon đúng vị

- Thịt bò già thường rất dai, khi ninh rất lâu nhừ. Đến khi thịt được ninh nhừ thì thường khô, xác và bã vì phần dinh dưỡng đã ra hết nước. Để giúp thịt nhanh mềm khi ninh bạn nên xoa lên thịt một lớp mù tạt, để trong vòng 6-8 giờ, sau đó rửa sạch thịt rồi cho vào ninh.

- Trong khi ninh nên cho thêm ít rượu trắng hoặc giấm, 1 kg thịt bò cho 2, 3 thìa rượu hoặc 1 thìa giấm. Với cách làm này, thịt sẽ mềm, non trở lại và nhanh nhừ hơn.

- Riêng thịt bò gân, thịt bắp đùi, xương sườn, bạn muốn ăn liền mà không có thời gian hầm lâu, hãy bỏ vào nồi nấu một cục nước đá.

Cách làm "Thịt bò kho". Nguồn: Bếp Việt

Khử sống

Thịt bò để nguyên khối hoặc thái miếng, xát kỹ với 40g gừng băm nhuyễn và 50ml rượu trắng trong khoảng 15 phút. Mục đích của việc khử sống này chính là giúp thịt bò hết mùi hôi và vị gây ngái đặc trưng của thịt bò. 

Sau khi khử sống, rửa sạch thịt bò.

Ở bước này các bạn cần lưu ý 1 số vấn đề sau: 

  • Để nấu bò kho ngon thì cần dùng phần nạm bò, dẻ sườn hoặc gân vè. Đây là những phần thịt mềm, không quá mỡ hay quá nạc, lại có chút gân nên có độ giòn. Không nên chọn bắp bò, khi kho thịt sẽ bị khô. Cũng không nên dùng phần nạm gầu, nhiều mỡ và bị dai.
  • Khi kho và hầm, thịt bò sẽ bị gieo lại nên khi thái, các bạn lưu ý không nên thái miếng quá bé. Người ta thường có câu là "Bò teo heo nở" là như vậy. 
  • Nếu không có rượu trắng, bạn có thể dùng rượu vodka để thay thế.

Sả và gừng đập dập cho vào nồi, đổ khoảng 2,5 lít nước, đun sôi được 5 phút thì cho thịt bò và 5g muối vào luộc thêm 10 phút. Sau đó vớt thịt ra, rửa sạch rồi để thật ráo nước mới mang thịt bò đi ướp.

Thịt bò sau khi luộc và rửa sạch.

Đối với các món bò xào, bò tái, bò nhúng lẩu thì chỉ cần khử sống thịt bò. Tuy nhiên khi kho, hầm hay tiềm lẩu thì cần thực hiện thêm 1 bước khử chín. Nói nôm na là luộc qua để máu bò tiết ra, giúp thịt bò trắng thơm hơn. 

Ướp thịt bò

Đây là bước quan trọng, quyết định đến hương vị của món bò kho. Chính vì vậy mà liều lượng gia vị nêm vào cần tương đối chính xác để cân bằng các hương vị. Sau đó trong quá trình nấu, các bạn có thể nêm nếm lại cho hợp khẩu vị gia đình.

Trộn đều thịt bò với tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị cho bước 3, ướp bò trong khoảng 15 phút để thịt thấm gia vị.

Bột bò kho các bạn có thể tìm mua tại các siêu thị hoặc cửa hàng bán đồ khô.

Cần phân biệt và tránh nhầm lẫn giữa sốt cà chua và tương cà.

Cho dầu ăn vào nồi, làm nóng dầu thì cho hành tỏi băm vào rồi đến sả, phi thơm tất cả nguyên liệu trên. Tiếp đến cho thịt bò vào xào săn lại trong khoảng 5 phút.

Cho nước lạnh và nước dừa vào, tăng nhiệt độ lên 1 chút và kho thịt bò trong khoảng 10 phút. Sau đó sẽ trút thịt bò kho này sang nồi áp suất để tiếp tục kho trong vòng 40-45 phút ở nhiệt độ thấp.

Chỉ nên cho nước dừa 1 lượng đủ như đã nói ở trên [800ml cho 1kg thịt bò], không nên cho nước dừa quá nhiều, nước bò kho sẽ bị quá ngọt và mất đi hương vị chuẩn. Ngoài ra, cho nước dừa nhiều thì khi hâm lại, nước kho dễ bị chua.

Việc chuyển sang nồi áp suất sẽ giúp cho thịt bò kho mềm, giữ nguyên miếng và không bị bở nát. Đặc biệt giúp cho nước kho không bị cạn hơi và sẽ tránh được tình trạng kho lâu => nước cạn => thêm nước => nêm lại gia vị => hương vị không còn chuẩn.

Trong lúc đợi kho bò, các bạn sơ chế cà rốt và các loại rau. Theo đó, cà rốt thái khúc hoặc cắt tỉa hình bông hoa tùy thích sao cho đồng đều với miếng thịt bò. Ngoài cà rốt, có thể dùng thêm khoai tây hoặc củ cải đều được.

Và để cà rốt không bị vỡ nát, không nên cho cà rốt vào kho ngay từ đầu mà mình sẽ chiên qua và chỉ cho vào trước khi tắt bếp khoảng 7-10 phút.

Việc chiên qua giúp cà rốt giữ nguyên hình dáng và có mùi thơm bùi.

Đối với rau, các bạn lưu ý trong quá trình nhặt rau nên giữ lại phần gốc, cành già của rau húng quế, mùi ta và mùi tàu, ngâm nước muối và rửa lại thật sạch, để ráo. Phần gốc này sẽ nhúng vào nước bò kho để gia tăng thêm hương vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn. Phần lá các bạn xắt nhỏ để rắc lên bát bò kho sau khi đã hoàn thành.

Làm nước sốt nền đặc [sốt ruox]:

Đây là loại nước sốt nền đặc được làm từ bơ và bột mì với mục đích tạo độ sánh mịn và mùi thơm ngậy cho món ăn. Bột năng cũng có công dụng để tạo độ sánh tuy nhiên nó không có mùi thơm hấp dẫn như khi sử dụng bơ và bột mì. Ngoài ra, nước sốt nền này cũng cân bằng giữa tinh bột và chất béo nên sẽ giúp món ăn không bị ngán.

Cho 20g bơ vào chảo, để nhiệt độ đủ để bơ nóng và tan chảy thì cho 15g bột mì vào xào nhẹ trong khoảng 3 phút thì cho ra bát riêng.

Sau khoảng 40 phút, thịt bò đã mềm tới, cho cà rốt vào và ninh tiếp 5 phút. Tiếp đến nhúng phần gốc rễ mùi, húng quế vào 1 góc nồi trong khoảng 2 phút rồi vớt ra, dùng đũa đảo để hương thơm tỏa đều.

Cho nước sốt nền vào nồi, khuấy đều và nấu thêm 2 phút nữa thì tắt bếp, múc bò bò kho ra tô. Rắc thêm rau húng quế, mùi tàu mùi ta xắt nhỏ, 1 chút hạt tiêu và thưởng thức lúc nóng cùng với bánh mì hoặc bún.

Bò kho chấm bánh mì

Gia vị chấm bò kho:

Đối với nhiều người ăn đậm thì bạn có thể chế biến thêm bát gia vị chấm bò kho nếu thấy cần thiết.

Nguyên liệu:

  • Muối sấy/muối tinh: 25g
  • Bột ngọt: 5g
  • Ớt tươi: 5g xay nhuyễn
  • Ớt bột: 5g
  • Chanh: 1 quả

Cho các gia vị trên vào bát và vắt nước cốt chanh, trộn đều.

Video liên quan

Chủ Đề