Hậu quả của việc đi xe đạp xe đạp điện không an toàn là gì

Không cần bằng lái, không sử dụng nhiên liệu, nhỏ gọn, dễ điều khiển, giá cả phải chăng, đa dạng về mẫu mã, chủng loại…, xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng, đặc biệt là học sinh, sinh viên và người có tuổi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh về số lượng phương tiện, xe đạp điện, xe máy điện cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Nhiều học sinh trung học cơ sở vi phạm Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện.

Ảnh: Hoa Xuân

Hiểm họa khôn lường

Chị Phan Ánh Nguyệt, phường Lộc Vượng [thành phố Nam Định] vẫn còn “rùng mình” khi kể về tai nạn gần đây liên quan đến xe đạp điện mà chị chính là nạn nhân. “Do tránh chiếc xe đạp điện của một học sinh điều khiển lao qua trước mũi xe mà tôi bị ngã và sây sát khắp mặt, tay chân. Dù bị ngã nhưng tôi vẫn cảm thấy may mắn vì hậu quả chưa quá nặng nề. Thật sự hôm đó, tôi chỉ lo nếu cô bé mải vượt qua đầu xe tôi mà đối đầu với ô tô và người lái ô tô không xử lý kịp thì hậu quả sẽ càng khó lường hơn”. Cũng như chị Nguyệt, chị Nguyễn Thị Lý, phường Cửa Bắc không ít lần cảm thấy giật mình khi phải xử lý những tình huống va chạm bất ngờ do xe đạp điện, xe máy điện được điều khiển bởi học sinh gây ra. Chỉ vào vết sẹo khá dài trên tay, chị Lý kể đây là “chiến tích” trong lần phanh xe đột ngột do bị một học sinh “tạt đầu” ngay tại ngã tư đường Mạc Thị Bưởi. Phanh gấp để tránh va vào xe đạp điện, chị Lý bị ngã, mặt đập xuống đường, xe đè lên người, đèn xe bên phải bị vỡ. Sau tai nạn 2 tháng, chân phải của chị chưa hoàn toàn bình phục, vẫn còn đi tập tễnh. Còn đối với anh Đặng Văn Thanh, đường Đặng Xuân Bảng, phường Cửa Nam mỗi buổi sáng rời nhà đi làm là một lần “căng thẳng”. Anh Thanh là công nhân một công ty may tại Khu công nghiệp Hòa Xá. Trên đường đi làm anh còn phải đèo theo cô con gái nhỏ gửi học tại một trường mầm non trong nội thành. Quãng đường từ nhà đến công ty, anh Thanh di chuyển qua khá nhiều trường học. Đây cũng chính là những đoạn đường anh “ngại” nhất bởi lượng người tham gia giao thông đông, nhiều học sinh khi đi xe đạp điện, xe máy điện phóng nhanh vượt ẩu, không chấp hành các quy định về an toàn giao thông. “Ngày nào đi làm tôi cũng nhìn thấy cảnh học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Một số em đi xe đạp điện còn dùng tay kéo bạn đi xe đạp vô cùng nguy hiểm. Không những vậy, việc các em vượt ẩu, không ra tín hiệu báo hiệu khi vượt khiến tôi cũng như nhiều người tham gia giao thông không ít lần giật mình”, anh Thanh cho biết. Chị Bùi Thị Lan Anh, phường Trần Đăng Ninh thì phàn nàn: “Nhiều lần khi đang lưu thông trên đường, tôi phải phanh gấp bởi các cháu học sinh đi từ trong ngõ ra mà không hề dừng lại để quan sát hoặc ra tín hiệu. Do xe đạp điện, xe máy điện không hề có tiếng động nên tôi không thể nhận ra các cháu. Có lần tôi đã va chạm với một học sinh trong tình huống như vậy”.

Theo số liệu của Phòng Cảnh sát Giao thông [Công an tỉnh], hiện tại trên địa bàn tỉnh đang có 68.926 xe máy điện và hơn 10 nghìn xe đạp điện đang lưu thông. Các loại xe đạp điện, xe máy điện được sử dụng khá đa dạng với hàng trăm chủng loại có xuất xứ từ Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và của các nhà sản xuất trong nước. Hiểu rõ tính năng của từng loại xe và cũng đã từng chứng kiến không ít vụ va chạm giao thông từ xe đạp điện, anh Đinh Văn Hùng, chủ một cửa hàng xe đạp điện, xe máy điện trên đường Quang Trung [thành phố Nam Định] trăn trở: “Không phải loại xe đạp điện, xe máy điện nào cũng đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật thông số an toàn. Đặc biệt, vẫn còn có tình trạng xe nhập lậu, không đảm bảo chất lượng được bày bán. Vì vậy, khi bán xe, quá trình tư vấn, tôi đặc biệt lưu ý cho các khách hàng về điểm này. Tôi luôn tư vấn cho khách những loại xe phù hợp với độ tuổi, giới tính của các cháu, nhưng nhiều phụ huynh chẳng mặn mà nghe. Họ để con tự lựa chọn theo sở thích, dù trẻ em chưa hiểu và nhận thức được đầy đủ về độ an toàn, kích thước, thông số kỹ thuật của từng loại xe mà chỉ chọn xe theo tiêu chí… giống các bạn và nhìn “bắt mắt”. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 90% số vụ tai nạn giao thông trong những năm gần đây liên quan đến học sinh, ở độ tuổi 16-18, đối tượng chủ yếu đang sử dụng xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 và xe đạp điện, xe máy điện. Có 70% số vụ tai nạn giao thông thương vong là do học sinh trung học cơ sở đi xe đạp điện, xe máy điện gây ra. Ngoài ra, hiện nay có trên 50% số học sinh trung học phổ thông đến trường bằng xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí cả xe máy. Đáng lo ngại là do thiếu hành lang pháp lý nên tình trạng học sinh phổ thông sử dụng xe máy điện đang gia tăng đáng báo động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Theo lực lượng Cảnh sát giao thông, tình trạng học sinh “làm xiếc” đối với xe đạp điện, xe máy điện gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông trên đường phố thường xảy ra như: Chở 3 người, bốc đầu, đánh võng, dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm, vừa đi vừa nghe nhạc… đang gia tăng, khó kiểm soát. Nguy hiểm là vậy, nhưng trên nhiều tuyến đường, vào giờ tan học, hình ảnh học sinh không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, không lắp gương chiếu hậu vẫn rất phổ biến. Thậm chí, một số em vừa đi vừa cầm ô, nghe điện thoại, đi xe sai làn, sang đường không bật xi-nhan, không giảm tốc độ khi gặp các ngã rẽ... Nhiều học sinh điều khiển xe đạp điện đi quá nhanh, chủ quan coi loại phương tiện này không khác gì xe đạp thông thường, dẫn đến không thể xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra. Nguy hiểm hơn, loại phương tiện này không có tiếng động nên khi vượt lên, phương tiện lưu thông cùng chiều rất khó phát hiện để tránh, nhất là vào buổi tối…, dễ dẫn đến xảy ra va chạm tại các ngã ba, ngã tư, ngõ, ngách, nơi khuất tầm nhìn. Bên cạnh đó, hầu hết các loại xe đạp điện không gắn gương chiếu hậu, còi, đèn xi-nhan yếu nên khi chuyển hướng cũng có thể xảy ra tai nạn nếu người tham gia giao thông thiếu cảnh giác… Xe máy điện được trang bị các thiết bị an toàn tốt hơn xe đạp điện, có vận tốc tối đa từ 25 km/h đến dưới 50 km/h. Tuy nhiên, độ ma sát của bánh xe với mặt đường kém nên cũng rất dễ xảy ra tai nạn khi lưu thông với tốc độ cao. Thực trạng đó khiến nhiều người tham gia giao thông không khỏi lo lắng.

Không phủ nhận lợi ích về kinh tế, môi trường, sự tiện lợi khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. Tuy nhiên do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của một bộ phận học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông bằng phương tiện này đang gây ra tình trạng mất an toàn cho bản thân và cộng đồng. Thực tế đó đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để hướng dẫn, xử lý các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường cũng cần tích cực vào cuộc để tuyên truyền, giáo dục, giám sát con em mình nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông của các em học sinh khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện.

[còn nữa]

Xuân Thu - Hoa Xuân

Trình bày những quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn

Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS 2022

Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh sau. Trình bày những quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn. Đây là nội dung câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 khối THCS. Sau đây là gợi ý đáp án câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 dành cho học sinh cấp 2, mời các bạn cùng tham khảo.

1: Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh sau

Hình 1: Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.

Hình 2: Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

Việc bạn đi xe đạp điện để chân lên xe đạp và đẩy bạn đi là sai. Hành vi kéo, đẩy xe gây nguy hiểm cho người lưu thông và vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Nếu chẳng may xe hư, hoặc hết xăng thì người tham gia giao thông nên tìm biện pháp khác thích hợp hơn để đảm bảo an toàn và giữ gìn văn hóa giao thông.

2. Trình bày quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện an toàn

Đối với xe đạp điện

Luật Giao thông đường bộ 2008 đưa ra các quy định đối với người đi xe đạp điện như sau

Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm

Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Người đi xe đạp điện không được thực hiện các hành vi:

Đi xe dàn hàng ngang;

- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Cách đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

Người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình và đi đúng phần đường, làn đường quy định.

Người điều khiển xe đạp phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.

Đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua.

Ở những chỗ cắt nhau có đông người qua lại, khi muốn qua đường thì tốt nhất nên dắt xe đi trên phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề