Hệ số điều chỉnh giá đất Hà Nội 2022

Năm 2022, nhiều địa phương, trong đó có Đồng Nai, TP.HCM sẽ giữ nguyên bảng giá đất 2021.

Ngày 24/12, UBND tỉnh Đồng Nai vừa quyết định về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn.

Cụ thể, hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 là 1 và được áp dụng cho đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Theo đó, giá đất năm 2022 sẽ được tính bằng cách lấy Bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 nhân với hệ số giá đất. Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Như vậy hai năm liên tiếp là 2021, 2022, bảng giá đất Đồng Nai giữ nguyên. Giá đất sẽ được tính theo từng tuyến đường, vị trí, trong đó có những tuyến đường sẽ chia thành nhiều đoạn để tính giá đất cho phù hợp.

Hệ số giá đất được xây dựng và ban hành hàng năm để xác định giá đất tính và lệ phí trong sử dụng đất đai, tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tính thuế sử dụng đất khi nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, tính tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai…

Ngoài Đồng Nai, đầu tháng 12/2021, Văn phòng UBND TP. HCM cũng có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP về phương án xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 ở địa phương này.

UBND TP. HCM đã thống nhất các nội dung liên Sở Tài chính – Sở Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến tại Tờ trình số 6540/TTr-STC-STNMT về dự thảo quyết định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 và ý kiến của các đơn vị. 

Theo đó, về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2020 thì đã căn cứ vào giá đất phổ biến trên thị trường, điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương và bảng giá đất, UBND cấp tỉnh quy định, quyết định hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể. Còn trong năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế - xã hội của thành phố, của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nên việc điều chỉnh tăng cục bộ một số khu vực dễ dẫn đến sự so bì, khiếu nại của người sử dụng đất, vì vậy thống nhất hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 giữ nguyên như mức hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021. 

UBND TP giao liên Sở Tài chính – Sở Tài nguyên Môi trường hoàn chỉnh hồ sơ trình và dự thảo Tờ trình để UBND TP trình Ban cán sự Đảng UBND TP xem xét, trình Ban Thường vụ cho ý kiến về nội dung trình HĐND TP về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022. 

Trước đó, liên Sở Tài chính - Sở Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra 2 phương án: giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021 và tăng 0,5%. Hầu hết đơn vị liên quan đồng tình phương án 1 vì vậy liên Sở đề nghị thành phố chọn phương án giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất cho năm tới. 

Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 ở TP. HCM cao nhất là 2,5 lần so với bảng giá đất UBND thành phố ban hành ở khu vực một. Hệ số thấp nhất là 1,5 lần ở khu vực năm. Đất của hộ gia đình, cá nhân có hệ số 1,5 lần cho tất cả khu vực.

TP.HCM phân làm 5 khu vực để áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất. Khu vực 1 gồm: quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận. Khu vực 2 gồm: TP Thủ Đức, quận 6, 7, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú. Khu vực 3 gồm: quận 8, 12, Bình Tân. Khu vực 4: gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn. Khu vực 5 là Huyện Cần Giờ. 

Như vậy, đây là năm thứ 4 TP. HCM không thay đổi hệ số điều chỉnh giá đất.

Bảng giá đất là bảng tập hợp các mức giá đất cho mỗi loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố hàng năm vào ngày 1/1 trên cơ sở quy định của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

Như vậy, mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương sẽ có bảng giá đất riêng áp dụng cho địa phương mình.

Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương sẽ có bảng giá đất riêng áp dụng cho địa phương mình. Ảnh Minh Khôi.

Bảng giá đất Hà Nội mới nhất: Nơi nào đắt nhất?

Theo Quyết định số 30 của UBND TP.Hà Nội công bố về bảng giá các loại đất trên địa bàn TP.Hà Nội giai đoạn 2020 – 2024.

Theo quy định, giai đoạn từ 2020-2024, bảng giá các loại đất của Hà Nội tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014-2019, chỉ riêng mức giá đất nông nghiệp được giữ nguyên. Cụ thể, đối với đất ở tại các quận điều chỉnh tăng bình quân 16% đối với các tuyến đường trục chính 2 chiều; tăng bình quân 12% đối với các tuyến đường 1 chiều; các tuyến đường còn lại bình quân tăng 15%. Đất thương mại, dịch vụ tại các quận được điều chỉnh bằng 62 - 65% giá đất ở sau khi điều chỉnh. Trong đó, đối với 4 quận [Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng] điều chỉnh bằng 65%, các quận còn lại điều chỉnh bằng 62%.

Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ ở các quận cũng tăng bình quân 16% đối với các tuyến đường trục chính 2 chiều; tăng 12% đối với các tuyến đường 1 chiều; tăng 15% với các tuyến đường còn lại.

Tại các huyện và thị xã Sơn Tây, bảng giá đất ở tăng bình quân 15% đối với các tuyến đường quốc lộ, tuyến đường thuộc địa phận thị trấn; tăng bình quân 12% đối với các tuyến đường tỉnh lộ, đường trục chính thuộc địa phận các xã; điều chỉnh tăng bình quân 10% đối với các tuyến đường còn lại và đường trong khu dân cư nông thôn. Đối với đất thương mại, dịch vụ ở các huyện và thị xã điều chỉnh tăng bình quân 10 - 15%; bảng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ thì giữ nguyên…

Theo bảng giá đất mới thì giá đất đô thị trong nội thành tối đa thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, trên các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ, có giá gần 188 triệu đồng/m2; giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông hơn 4,5 triệu đồng/m2.

Tại thị xã Sơn Tây, giá đất ở đô thị tại các phường tối đa hơn 19 triệu đồng/m2 và thấp nhất hơn 1,4 triệu đồng/m2. Giá đất ở tại thị trấn thuộc các huyện tối đa hơn 25 triệu đồng/m2, giá tối thiểu là 1,4 triệu đồng/m2...

Giá đất nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội ở các xã giáp ranh quận cao nhất 32 triệu đồng/m2 và tối thiểu hơn 2,2 triệu đồng/m2. Giá đất ở ven trục đường giao thông chính tối đa hơn 17 triệu đồng/m2 và tối thiểu là 670 nghìn đồng/m2. Khu dân cư nông thôn còn lại có giá tối đa là 3,2 triệu đồng/m2, tối thiểu là 495 nghìn đồng/m2.

Quyết định và bảng giá đất Hà Nội năm 2022 xem tại đây >>> Link

Mục đích của việc ban hành bảng giá đất Hà Nội

Mỗi giai đoạn 5 năm 1 lần theo Luật Đất đai 2013, các tỉnh/thành phố lại ban hành bảng giá đất để làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn tỉnh/thành phố đó, nhằm mục đích sau:

Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

Ảnh chụp một phần bảng giá đất tại Hà Nội giai đoạn 2020-2024

Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;

Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

Tính thuế sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội;

Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Hà Nội;

Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị [xác định theo giá trong bảng giá đất] dưới 30 tỷ đồng.

Quyết định 30/2019/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020; thay thế Quyết định 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 và Quyết định 19/2017/QĐ-UBND ngày 30/5/2017.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Quyết định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn trong năm 2021 với hệ số K cao nhất ở mức 2,15 làm căn cứ tính: Thu tiền sử dụng đất khi giao đất không thông qua đấu giá; thu tiền sử dụng đất khi tổ chức được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố.

Hệ số K năm 2021 của Hà Nội có hiệu lực từ ngày 5/2/2021

Theo Quyết định trên, hệ số điều chỉnh giá đất mà Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021 cụ thể: Đối với các thửa đất tại 04 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng có hệ số K = 2,15. Đối với các thửa đất tại 03 quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ có hệ số K = 1,95. Đối với các thửa đất tại các quận còn lại có hệ số K = 1,80.

Đối với thửa đất tại các xã khu vực giáp ranh quận; thị trấn thuộc các huyện [trừ thị trấn của các huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, ứng Hòa, Phúc Thọ]; các phường thuộc thị xã Sơn Tây có hệ số K = 1,45. Đối với các thửa đất tại các xã còn lại thuộc các huyện; các xã của thị xã Sơn Tây; thị trấn của các huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, ứng Hòa, Phúc Thọ: Hệ số K = 1,25. Quyết định số 01/2021/QD-UBND của UBND thành phố Hà Nội có hiệu lực từ ngày 5/2/2021.

Được biết, hệ số K được ban hành này sẽ căn cứ dựa trên Bảng giá đất đã được UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024.

Liên quan đến việc các địa phương ban hành và áp dụng hệ số K hàng năm để làm căn cứ tính tính giá đất thực tế được các chuyên gia nhận định là giải pháp cần thiết để tính giá đất sát với giá thị trường, đảm bảo nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước.

Việc giá chung cư tại Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung tăng cao thời gian qua
được cho là một phần đến từ việc hệ số K kéo tăng tiền sử dụng đất

Tuy nhiên, việc điều chỉnh hệ số K hàng năm trong bối cảnh một dự án bất động sản có khi phải mất lâu hơn hơn thời gian một năm để lo xong các thủ tục pháp lý dẫn đến việc doanh nghiệp bị “vỡ” phương án cân đối tài chính khi xây dựng dự toán đầu tư cho dự án do giá đất bị thay đổi và thường là tăng lên.

Các chuyên gia tài chính cho biết tiền sử dụng đất hiện nay các địa phương không chỉ áp theo đơn giá hàng năm đã công bố mà áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất [hệ số K] để tính giá đất. Khi đó, sự biến động của giá đất thực tế có thể làm vỡ kế hoạch kinh doanh ban đầu do doanh nghiệp không biết được giá đất khi hoàn thiện thủ tục chủ trương đầu tư.

Ông Nguyễn Đức Cây - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Constrexim cho biết tiền sử dụng đất hiện nay các địa phương không chỉ áp theo đơn giá hàng năm đã công bố mà áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất [hệ số K] để tính giá đất. Khi đó, sự biến động của giá đất thực tế có thể làm vỡ kế hoạch kinh doanh ban đầu do doanh nghiệp không biết được giá đất khi hoàn thiện thủ tục chủ trương đầu tư.

"Việc số tiền sử dụng đất phải nộp, một cấu phần quan trọng quyết định giá bán của sản phẩm tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá bán của các sản phẩm bất động sản tăng cao như thực tế thị trường trong thời gian qua" - ông Hiệp nhận định.

Từ phân tích đó, ông Hiệp cho rằng, trong chiến lược phát triển nhà ở phân khúc vừa túi tiền hay nhà ở bình dân thì để thu hút được doanh nghiệp tham gia vào thì giá đất là việc cần tính toán cho phù hợp, nếu không miễn thì việc áp hệ số K cũng phải phù hợp để giảm chi phí đầu vào, kéo giảm giá bán đầu ra.

[Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp]

Theo Homedy Blog Thị trường

Video liên quan

Chủ Đề