Tàu sân bay lớn nhất thế giới giá bao nhiều

 USS Gerald R. Ford là tàu sân bay lớn nhất thế giới.

Tàu sân bay đóng vai trò căn cứ di động trên biển, cũng là niềm tự hào quân sự của các cường quốc. Việc sở hữu các tàu sân bay cỡ lớn cho thấy tiềm lực quân sự, cũng như trình độ công nghiệp và tài chính của từng nước. Trong 5 loại tàu sân bay lớn nhất thế giới, riêng Mỹ đã sở hữu hai lớp khác nhau, theo Naval Technology.

Siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Lượng giãn nước đầy tải 100.000 tấn khiến siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford [CVN-78] của Mỹ trở thành tàu sân bay lớn nhất thế giới. Chiếc đầu tiên thuộc lớp Ford được bàn giao cho hải quân Mỹ hồi tháng 5 để thử nghiệm trên biển, trước khi đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu cơ bản [IOC] vào năm 2020.

Đường băng của USS Gerald R. Ford rộng tới 78 m, được trang bị hệ thống máy phóng điện từ [EMALS] và cáp hãm tối tân. Tàu có thể mang tới hơn 75 máy bay các loại cùng thủy thủ đoàn 4.539 người.

Siêu tàu sân bay mới của Mỹ trang bị hai lò phản ứng hạt nhân A1B có công suất gấp 2,5 lần so với lò phản ứng trên tàu thuộc lớp Nimitz. USS Gerald R. Ford được trang bị các vũ khí phòng thủ như tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM, tầm ngắn RIM-116 RAM Block 2 và hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Phalanx cỡ nòng 20 mm.

Tàu sân bay lớp Nimitz

Lớp Nimitz có lượng giãn nước 97.000-100.000 tấn là loại tàu sân bay lớn thứ hai thế giới. Hải quân Mỹ đang sở hữu hạm đội 10 tàu lớp Nimitz, chiếc mới nhất là USS George H.W. Bush [CVN-77] được biên chế tháng 1/2009. Mỗi tàu sân bay lớp Nimitz được thiết kế để hoạt động trong 50 năm chỉ với một lần đại tu và nạp nhiên liệu.

 Tàu sân bay lớp Nimitz tập cơ động trên biển.

Lớp Nimitz có khả năng chuyên chở hơn 60 máy bay các loại và thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người. Đây đang là loại tàu sân bay chủ lực, giúp Mỹ triển khai lực lượng quân sự tới khắp nơi trên thế giới.

Tàu sân bay lớp Nimitz được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân, giúp tàu đạt tốc độ tối đa hơn 55 km/h. Để chống lại các mối đe dọa, tàu được tích hợp tên lửa tầm trung RIM-7, pháo phòng thủ tầm gần Phalanx và tên lửa tầm ngắn RIM-116 RAM gắn ở mũi. Lớp Nimitz sẽ dần được hải quân Mỹ thay thế bằng siêu tàu sân bay lớp Ford trong thập niên 2020.

Tàu sân bay lớp Queen Elizabeth

Với lượng giãn nước 65.000 tấn, lớp Queen Elizabeth là những chiến hạm lớn nhất lịch sử hải quân Anh. HMS Queen Elizabeth, chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này, bắt đầu thử nghiệm trên biển từ ngày 26/6 và dự kiến được biên chế năm 2020. Chiếc tiếp theo là HMS Prince of Wales dự kiến đi vào vận hành từ năm 2023.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ra khơi thử nghiệm.

HMS Queen Elizabeth có kích thước lớn gấp ba lần tàu sân bay lớp Invicible cũ, có thể mang theo tới 40 máy bay và trực thăng các loại. Các hệ thống tự động giúp tàu có thể hoạt động tốt với thủy thủ đoàn chỉ 679 người.

Mỗi tàu sân bay mới của Anh được trang bị một hệ thống pháo Phalanx và súng máy để tự vệ. Lớp Queen Elizabeth được trang bị hai động cơ turbine khí Rolls-Royce MT30 và 4 máy phát điện diesel, giúp tàu có tốc độ tối đa 46 km/h.

Tàu sân bay Đề án 1143.5 Kuznetsov

Đề án 1143.5 "Kuznetsov" gồm tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga và Liêu Ninh của Trung Quốc, cùng chiếc INS Vikramaditya thuộc Đề án 1143 "Kiev" của Ấn Độ. Với lượng giãn nước đầy tải 58.500 tấn, lớp tàu này đứng thứ 4 trong số các loại tàu sân bay lớn nhất thế giới.

 Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của hải quân Nga.

Đường băng và sàn đáp có diện tích 14.700 m2 giúp Đô đốc Kuznetsov có thể mang theo tiêm kích hạm Su-33, MiG-29K, cường kích hạm Su-25UTG/UBP cho nhiệm vụ huấn luyện, cùng các trực thăng chống ngầm Ka-27, cứu nạn Ka-27PS và cảnh báo sớm Ka-31. Tàu thường ra khơi với thủy thủ đoàn 2.626 người.

Tàu sân bay Nga sử dụng động cơ turbine khí, giúp nó đạt vận tốc tối đa 59 km/h. Tàu được trang bị pháo phòng không tầm gần AK-630, tổ hợp pháo-tên lửa Kashtan, tên lửa diệt hạm P-700 Granit và các bệ phóng rocket chống ngầm RBU-12000.

Tàu sân bay Charles de Gaulle

Charles de Gaulle [R91] là soái hạm của hải quân Pháp, đồng thời là tàu chiến lớn nhất được biên chế ở Tây Âu. Nó cũng là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới không thuộc Hải quân Mỹ.

Tàu dài 261 m, rộng 64 m, giãn nước đầy tải 42.500 tấn. Động cơ hạt nhân cho phép Charles de Gaulle di chuyển với tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, tầm hoạt động không giới hạn, chỉ phụ thuộc vào lượng nhu yếu phẩm mang theo, tối đa là 45 ngày liên tục. Thời gian giữa mỗi lần tiếp nhiên liệu cho Charles de Gaulle là khoảng 20-25 năm.

 Hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle.

Tàu sân bay của Pháp có thể mang theo 28-40 máy bay, bao gồm tiêm kích Dassault Rafale M, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, trực thăng EC725 Caracal và AS532 Cougar. Nhờ sử dụng hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước [CATOBAR], Charles de Gaulle là hàng không mẫu hạm duy nhất ngoài Mỹ có thể tiếp nhận, vận hành tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và C-2 Greyhound.

Để tự vệ, tàu được trang bị 32 tên lửa phòng không Aster-15 có tầm bắn 30 km, 12 tên lửa tầm ngắn Mistral, 8 pháo Giat 20F2 cỡ nòng 20 mm.

Duy Sơn

Trong một bài viết mới đây, trang mạng Marine Insight cho rằng các tàu sân baychính là “những căn cứ không quân nổi”, là một trong những “tài sản lớn nhất”, trở thành biểu tượng sức mạnh hải quân đối với một số quốc gia. Chúng có thể mang theo nhiều loại máy bay, trong đó có các máy bay tiêm kích, cường kích, trực thăng.

Điểm danh một số tàu sân bay nổi bật hiện đang hoạt động của hải quân các nước, trang mạng Marine Insight cho biết, danh hiệu tàu sân bay lớn nhất thế giới thuộc về các tàu lớp Gerald R.Ford của hải quân Mỹ. Chiếc đầu tiên trong lớp này là USS Gerald R.Ford được bàn giao cho hải quân Mỹ hồi năm 2017 và 4 chiếc còn lại vẫn đang được đóng.

Tàu sân bay HMS Prince of Wales của hải quân Anh. Ảnh:standard.co.uk

Với chiều dài 337m, lượng choán nước 100.000 tấn, tàu sân bay USS Gerald R.Ford có thể mang tới hơn 75 máy bay và có đủ không gian sinh hoạt cho 4.539 người. Trong khi đó, 10 chiếc lớp Nimitz của hải quân Mỹ là những chiếc tàu sân bay lớn thứ hai thế giới. Hải quân Mỹ được bàn giao chiếc đầu tiên trong lớp này là USS Nimitz vào năm 1975 và chiếc thứ 10 là USS George H.W.Bush vào năm 2009.

Các tàu sân bay lớp Nimitz có chiều dài 332,8m, lượng choán nước 97.000 tấn và có thể mang hơn 60 máy bay. Được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, mỗi tàu sân bay lớp Nimitz của hải quân Mỹ có thể đạt tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/giờ.

Theo trang mạng Marine Insight, 2 tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của hải quân Anh là những tàu sân bay lớn thứ ba thế giới. Hải quân Anh được bàn giao chiếc HMS Queen Elizabeth vào năm 2017 và chiếc HMS Prince of Wales vào năm 2019.

Cả 2 tàu sân bay của hải quân Anh đều có chiều dài 280m, lượng choán nước khoảng 65.000 tấn và có thể mang tới 40 máy bay. Nhờ áp dụng các hệ thống tự động hóa và công nghệ mới nhất mà mỗi tàu sân bay của hải quân Anh chỉ có thủy thủ đoàn gồm 679 người.

Trang mạng Marine Insight cho biết, Trung Quốc hiện sở hữu 2 tàu sân bay là Liêu Ninh và Sơn Đông. Được biên chế cho hải quân Trung Quốc vào năm 2012, tàu sân bay Liêu Ninh có chiều dài 304,5m, lượng choán nước hơn 58.000 tấn và có thể mang khoảng 50 máy bay.

Khác với “người tiền nhiệm” Liêu Ninh, Sơn Đông là tàu sân bay nội địa đầu tiên được biên chế cho hải quân Trung Quốc vào năm 2019, có chiều dài 305m, lượng choán nước 70.000 tấn và có thể mang tối đa 44 máy bay.

Trang mạng Marine Insight đánh giá tàu sân bay đô đốc Kuznetsov của hải quân Nga là một trong những tàu sân bay tốt nhất thế giới hiện đang hoạt động. Tàu sân bay đô đốc Kuznetsov dài 305m, có lượng choán nước 58.500 tấn và có thể mang tới 45 máy bay. Theo kế hoạch, tàu sân bay đô đốc Kuznetsov sẽ được nâng cấp vào tháng 6 năm nay.

INS Vikramaditya-tàu chiến lớn nhất của hải quân Ấn Độ-là một trong những tàu sân bay lớn nhất thế giới. Được đưa vào hoạt động năm 2013, tàu sân bay INS Vikramaditya có chiều dài 283,5m, lượng choán nước 45.400 tấn, có thể mang tối đa 36 máy bay.

Trong khi đó, INS Vikrant-tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ-đã hoàn tất các cuộc thử nghiệm trên biển và dự kiến sẽ được bàn giao cho hải quân nước này vào tháng 8 năm nay. Với chiều dài 262m và lượng choán nước khoảng 45.000 tấn, tàu sân bay INS Vikrant có thể mang tối đa 40 máy bay và được trang bị nhiều công nghệ hiện đại hơn so với tàu sân bay INS Vikramaditya.

Trang mạng Marine Insight cho biết, Charles De Gaulle là tàu chiến mặt nước đầu tiên của Pháp sử dụng nặng lượng hạt nhân và đã được đưa vào hoạt động từ năm 2001. Với lượng choán nước 42.500 tấn, tàu sân bay Charles De Gaulle có thể mang tới 40 máy bay.

Ngoại trừ các tàu sân bay của Hải quân Mỹ, Charles de Gaulle là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất đang hoạt động trên thế giới và nó có thể đạt tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ.

Cũng không thể bỏ qua tàu sân bay Cavour với tư cách là soái hạm của hải quân Italy. Được biên chế cho hải quân nước này vào năm 2009, tàu sân bay Cavour có chiều dài 244m, lượng choán nước 30.000 tấn, có thể mang tới 20 máy bay và đạt tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ.

Sau đợt nâng cấp hồi giữa năm 2021, tàu sân bay Cavour có khả năng mang tới 12 máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ thứ năm F-35B và 12 máy bay trực thăng cùng một thời điểm.

HOÀNG VŨ

Video liên quan

Chủ Đề