Hình cắt trong bản vẽ xây dựng the hiện

Mặt cắt là hình biểu diễn công trình thu được khi dựng các mặt phẳng quy ước thẳng đứng [vuông góc với mặt đất] cắt qua hoặc có thể hiểu là hình biểu diễn các đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

Mặt cắt thể hiện không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, chiều cao các tầng các lỗ cửa, kích thước tường, vì kèo, sàn mái, cầu thang..vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng.

Hình ảnh trình bày về mặt cắt nội thất căn nhà

Qua bài này và qua hình ảnh trên bạn đã nắm thêm được 1 khái niệm quan trọng đó là Mặt cắt. Tiếng Anh là Section. Mỗi ngày tích lũy thêm 1 vài vấn đề, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho công việc. Cứ kiên trì tích lũy, bạn sẽ sớm hiểu rõ về các bộ phận công trình, đọc tốt bản vẽ thiết kế và bóc tách khối lượng ngon lành.

2. Ứng dụng mặt cắt trong bản vẽ thiết kế xây dựng:

Bạn có biết? Trong phần mềm Revit người ta chỉ cần dựng mô hình 3D của công trình, sau đó có 1 công cụ Section có thể kẻ qua bất kỳ chỗ nào để tạo mặt cắt. Sau đó kích đúp vào biểu tượng mặt cắt sẽ có bản vẽ mặt cắt 2D mà không vất vả phải vẽ như AutoCad.

Để tiết kiệm thời gian mày mò, tìm hiểu và được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn bạn có thể đăng ký tham gia khóa học Đọc bản vẽ, bóc khối lượng tại Công ty Giá Xây Dựng.

Video khóa học Đọc bản vẽ, đo bóc khối lượng

Tóm tắt lý thuyết

  • Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng

  • Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

  • Tác dụng: căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.

  • Kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà:

II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu đất xây dựng.

  • Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thồng đường xá, cây xanh…

  • Ví dụ:

Bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường THCS:

Hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình:

  • Kí hiệu quy ước trong bản vẽ mặt bằng tổng thể:

III. Các hình biểu diễn ngôi nhà

1, Mặt bằng

  • Bản chất: Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.

  • Nội dung: Vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc... 

→ Là bản vẽ quan trong nhất trong các bản vẽ nhà

  • Đặc điểm:

    • Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất. 

    • Không biểu diễn phần khuất

    • Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng .

2. Mặt đứng

  • Bản chất: Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.

  • Nội dung: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà

  • Đặc điểm:

    • Được vẽ bằng nét liền mảnh, không biểu diễn phần khuất 

3. Mặt cắt

  • Bản chất: Hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà

  • Nội dung: Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ..

  • Đặc điểm:

    • Không biểu diễn phần khuất 

    • Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất. 

Ví dụ: Hình biểu diễn một ngôi nhà ở 2 tầng đơn giản gồm mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt:

Bản vẽ nào là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng?

A. Bản vẽ mặt đứng.

B. Bản vẽ mặt cắt.

C. Bản vẽ mặt bằng.

D. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án D

    • Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Bài 2

Bản vẽ nhà nào được thể hiện bằng hình cắt ?

A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

B. Bản vẽ mặt cắt.

C. Bản vẽ mặt bằng.

D. Bản vẽ mặt đứng.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án B

Bài 3

Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà là hình nào ?

A. Mặt đứng.

B. Mặt bằng.

C. Mặt cắt.

D. Mặt bằng tổng thể.

Hướng dẫn giải:

Lời kết

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết khái quát về các bản vẽ xây dựng.

  • Biết các loại hình biểu diễn đơn giản trong bản vẽ nhà.

Chắc hẳn bất kỳ ai trong chúng ta đều đã một lần nhìn thấy những bản vẽ kỹ thuật bởi ứng dụng của chúng trong cuộc sống là không thể phủ nhận, ở khắp các ngành nghề như xây dựng, cơ khí… Một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện bản vẽ kỹ thuật chính là hình cắt. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết dưới đây, để xem hình cắt là gì và hình cắt có công dụng gì nhé.

Hình cắt là gì?

Hình cắt có công dụng gì?

Cách xây dựng hình cắt

Giả sử chúng ta dùng một mặt phẳng tưởng tượng song song với một mặt phẳng hình chiếu sau đó cắt vật thể ra làm hai phần. Chiếu vuông góc phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu nằm song song với mặt phẳng cắt đó.

Khái niệm hình cắt

Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên một mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt, hình cắt chính là hình biểu diễn phần vật thể với mặt cắt bao gồm cả đường bao của vật thể đó sau mặt phẳng cắt.

Phân loại hình cắt

Hình cắt bao gồm những kiểu sau:

Hình cắt toàn bộ

Hình cắt toàn bộ

Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn cụ thể hình dạng bên trong của vật thể. Nó sử dụng một mặt phẳng cắt để chia vật thể thành hai phần.

Hình cắt một nửa

Hình cắt một nửa

Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, được ngăn cách nhau bằng nét gạch chấm mảnh

Hình cắt 1 nửa dùng để biểu diễn những vật thể có tính chất đối xứng. Các nét đứt ở nửa hình chiếu được thể hiện trên nửa hình cắt nên ta không cần vẽ.

Hình cắt cục bộ

Hình cắt cục bộ

Hình cắt cục bộ dùng để biểu diễn phần vật thể dưới dạng hình cắt, được ngăn cách với phần còn lại của vật thể bằng nét gạch chấm có độ mảnh. Đường giới hạn của phần hình cắt được thể hiện bằng nét lượn sóng.

Khái niệm bản vẽ kĩ thuật

Hình minh họa một bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kĩ thuật [thường được gọi tắt là bản vẽ] trình bày thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ cùng với các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường được vẽ theo tỉ lệ đã quy định.

Bản vẽ kỹ thuật được coi như là ngôn ngữ để các kiến trúc sư, nhà thiết kế mô tả kích thước, hình dáng, đặc tính thậm chí là cả vật liệu kỹ thuật của các chi tiết, kết cấu, vật thể…

Cũng có thể nói bản vẽ kỹ thuật là những tác phẩm mà ngành kỹ thuật tạo ra, nó là cầu nối giữa người thiết kế, người thi công và người sử dụng sản phẩm của kỹ thuật. Trong bản vẽ kỹ thuật sẽ bao gồm các hình biểu diễn như hình cắt, hình chiếu, các yêu cầu về kỹ thuật, số liệu ghi kích thước vật thể, chi tiết…

Vậy có những loại bản vẽ kỹ thuật nào? Mỗi lĩnh vực lại có loại bản vẽ riêng của ngành mình, trong đó có 2 loại bản vẽ thường gặp thuộc hai lĩnh vực quan trọng là:

Bản vẽ cơ khí: Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, lắp ráp cũng như sử dụng các loại máy móc và thiết bị.

Bản vẽ xây dựng: Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ có liên quan đến thiết kế, thi công và sử dụng các công trình kiến trúc, xây dựng.

Hiện nay do công nghệ đã phát triển nên những bản vẽ kỹ thuật không còn phải vẽ bằng tay và sử dụng các dụng cụ như bút, thước nữa. Chúng ta hoàn toàn có thể vẽ kỹ thuật trên những phần mềm chuyên dụng như Autocad, 3D max, Photoshop… Tất nhiên trước khi sử dụng những phần mềm này thì người dùng cần phải có kiến thức cơ bản về môn vẽ kỹ thuật cũng như am hiểu tất cả những khái niệm liên quan trong đó có hình cắt.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản về khái niệm hình cắt là gì cũng như ứng dụng cơ bản của nó. Nếu các bạn vẫn còn gì thắc mắc về vấn đề này, hãy để lại bình luận ngay bên dưới cho chúng mình để được giải đáp cụ thể hơn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề