Hiv không lây qua những con đường nào

HIV [Human Immunodeficiency Virus] là vi-rút tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.

Nếu người nhiễm HIV không được điều trị thì có thể dẫn đến AIDS [Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải]. Hiện chưa có thuốc điều trị nhưng nếu người nhiễm HIV được điều trị hiệu quả thì có thể sống lâu, sống khỏe mạnh và bảo vệ được bạn tình của mình. [1] [2]

Vẫn có nhiều người đặt ra câu hỏi như: Muỗi đốt có thể làm lây truyền HIV hay không? Ăn chung với người bị nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV không?. Câu trả lời là KHÔNG. Hãy cùng tìm hiểu những đường không lây của HIV:

HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể người [chẳng hạn như trên bề mặt], và nó không thể sinh sản bên ngoài vật chủ là người. HIV sẽ không lây truyền cho người khác được nếu: [3]

  • Truyền đi bởi muỗi, bọ ve, hoặc côn trùng khác.
  • Qua nước bọt, nước mắt hoặc mồ hôi.
  • Bằng cách ôm, hôn, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh, dùng chung bát đĩa, hoặc với người nhiễm HIV.
  • Truyền qua không khí

Ngoài ra, hiện nay nhờ tiến bộ của khoa học, nhiễm HIV không còn là án tử hình nữa. Hơn nữa người nhiễm HIV vẫn có cuộc sống tình dục an toàn mà không lo lây truyền HIV cho người khác. Một người nhiễm HIV uống thuốc kháng vi rút [ARV] hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện [Tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện được định nghĩa là dưới 200 bản sao/1mL máu] sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang cho bạn tình của họ qua đường tình dục. Như vậy, với phát hiện này, người có HIV đang điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thể sống cuộc sống với tình dục an toàn. [4]

Phòng chống HIV/AIDS

Mặc dù không trực tiếp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, việc tham gia xét nghiệm cũng mang lại những tác động tích cực, và do vậy, cũng được xem là một mắt xích quan trọng trong chương trình phòng chống HIV/AIDS. Lợi ích trực tiếp của xét nghiệm HIV là xác định tình trạng huyết thanh của bản thân.

Nếu âm tính: tham vấn viên có thể cung cấp thêm kiến thức, chia sẻ về biện pháp cũng như hỗ trợ khách hàng xây dựng kế hoạch quản lý hành vi nguy cơ, nhằm mục đích duy trì tình trạng âm tính.

Nếu dương tính: người bệnh có cơ hội tiếp cận nhanh chóng với chương trình điều trị, từ đó hưởng được trọn vẹn lợi ích của điều trị sớm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tham gia xét nghiệm HIV định kỳ cũng đồng thời nâng cao nhận thức về bệnh, từ đó có giá trị định hướng cho hành vi và lối sống.

Một người bị nhiễm HIV khi có máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Điều này xảy ra theo các con đường như:

- Qua quan hệ tình dục: Bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng với bạn tình bị nhiễm bệnh mà máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo xâm nhập vào cơ thể bạn. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua vết loét ở miệng hoặc vết rách nhỏ xuất hiện ở trực tràng hoặc âm đạo khi sinh hoạt tình dục.

- Do dùng chung kim tiêm: Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy qua đường tĩnh mạch khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn như viêm gan.

- Từ truyền máu: Trong một số trường hợp, virus HIV có thể lây truyền qua đường truyền máu. Điều này xảy ra khi việc sàng lọc nguồn cung cấp máu để tìm kháng thể HIV chưa được thực hiện nghiêm ngặt hoặc bệnh nhân tự ý truyền máu cho người khác khi chưa có sàng lọc.

Trong thời kỳ mang thai, sinh nở hoặc cho con bú: Người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền virus sang cho con. Những bà mẹ bị nhiễm HIV được điều trị trong thời kỳ mang thai có thể giảm nguy cơ đáng kể trong việc lây truyền sang con của họ.

2.Những con đường không lây truyền HIV?

Vẫn có nhiều người đặt ra câu hỏi như: Muỗi đốt có thể làm lây truyền HIV hay không? Ăn chung với người bị nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV không?. Câu trả lời là KHÔNG. Hãy cùng tìm hiểu những đường không lây của HIV:

HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể người [chẳng hạn như trên bề mặt], và nó không thể sinh sản bên ngoài vật chủ là người. HIV sẽ không lây truyền cho người khác được nếu: [3]

- Truyền đi bởi muỗi, bọ ve, hoặc côn trùng khác.

- Qua nước bọt, nước mắt hoặc mồ hôi.

- Bằng cách ôm, hôn, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh, dùng chung bát đĩa, hoặc với người nhiễm HIV.

- Truyền qua không khí

Ngoài ra, hiện nay nhờ tiến bộ của khoa học, nhiễm HIV không còn là án tử hình nữa. Hơn nữa người nhiễm HIV vẫn có cuộc sống tình dục an toàn mà không lo lây truyền HIV cho người khác. Một người nhiễm HIV uống thuốc kháng vi rút [ARV] hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện [Tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện được định nghĩa là dưới 200 bản sao/1mL máu] sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang cho bạn tình của họ qua đường tình dục. Như vậy, với phát hiện này, người có HIV đang điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thể sống cuộc sống với tình dục an toàn

3.Quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không?

HIV là bệnh lây truyền qua đường tình dục [STDs]. Bệnh có thể lây truyền theo đường tình dục từ đường miệng qua việc việc liếm mút “cậu bé” hoặc “cô bé” của bạn tình. Thực tế, khi quan hệ tình dục bằng miệng thường có tiếp xúc với niêm mạc máu, máu trong trường hợp có vết xước hoặc vết loét ở cơ quan sinh dục kết hợp thêm yếu tố trầy xước, loét trong khoang miệng, viêm nhiễm, chảy máu chân răng...có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV cho bạn tình. Bên cạnh đó, nếu đối tác quan hệ tình dục là nữ, virus HIV cũng có khả năng lây truyền cao hơn nếu người phụ nữ đang có kinh nguyệt.

Một số trường hợp vẫn có thể nhiễm HIV khi oral sex do trong quá trình quan hệ đã không kiểm soát được cảm xúc, có hành động thô bạo với cường độ mạnh.... dẫn đến các tổn thương bề mặt niêm mạc. Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng nào có thể chứng minh nước súc miệng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Mặc dù, việc sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhưng phương pháp này vẫn không thể loại bỏ rủi ro nếu bạn tình của bạn mắc bệnh.

Tuy rằng quan hệ tình dục bằng miệng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nhưng tỷ lệ lây nhiễm này sẽ thấp hơn so với quan hệ tình dục qua “cửa sau” hoặc qua đường âm đạo.

Quan hệ tình dục bằng miệng có thể tạo ra khoái cảm cho các cặp đôi nhưng ngoài lây nhiễm HIV thì cách quan hệ tình dục không an toàn này còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các căn bệnh xã hội khác. Các tác nhân gây bệnh hoàn toàn có thể lây lan thông qua tất cả các hình thức quan hệ tình dục, đặc biệt ở các đối tượng chưa có đủ kiến thức bảo vệ bản thân và nhận thức về an toàn trong tình dục. Do đó, để tránh mắc phải căn bệnh này thì bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

Sử dụng bao cao su là phương pháp tránh thai hiệu quả

Để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIv, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ

Sử dụng tấm chắn miệng [nếu có]

Chung thủy với một bạn tình không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

4.Những ai cần làm test nhanh HIV?

HIV là căn bệnh nguy hiểm nhưng chưa có thuốc đặc trị. Người bệnh khi nhiễm HIV phải sống chung với nó suốt đời. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Vì thế test nhanh virus HIV giúp phát hiện bệnh nhanh hơn. Từ đó bạn được bác sĩ đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp. Đồng thời được tư vấn các biện pháp tránh lây nhiễm cho người khác. Hoặc tránh lây truyền cho thai nhi khi đang mang thai.

Vì thế bất cứ ai có tiếp xúc với nguồn bệnh, nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần xét nghiệm nhanh HIV. Nếu bạn nằm trong số các trường hợp sau thì cũng nên lưu ý xét nghiệm HIV nhé:

Có bao nhiêu con đường lây nhiễm HIV?

HIV [Human Immunodeficiency Virus] là vi-rút tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể. . HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.

HIV không lây nhiễm khi nào?

- Không phát hiện = Không lây truyền [được viết tắt K=K ] có nghĩa là: Khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu [hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện], sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.

HIV lây qua đường máu khi nào?

- Lây truyền HIV qua đường máu: HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV thông qua: Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy hoặc các dụng cụ dùng trong y tế có dính máu của người nhiễm HIV mà không được khử khuẩn, tiệc trùng đúng cách; Dùng chung dao cạo, kim xăm trổ, kim ...

Con đường ngắn nhất dẫn đến HIV là gì?

Nghiện ma túy là con đường ngắn nhất dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS. Ma túy phá hoại sức khỏe của con người, làm cho người nghiện dễ mắc các bệnh tim mạch, gan, thần kinh.

Chủ Đề