Hóa học lớp 9 bài 23

Nội dung bài báo cáo thực hành được chúng tôi biên soạn chi tiết, chính xác từ nhiều lần tiến hành thí nghiệm của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Báo cáo thực hành: Bài 23 Tính chất hóa học của nhôm và sắt 

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi

Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTPƯ. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?

Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.

Giải thích: Vì ở điều kiện nhiệt độ này xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.

PTHH: 4Al + 3O2 

 2Al2O3

Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.

Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết PTPƯ?

Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành có màu đen [không bị nam châm hút].

Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

PTHH: Fe + S  FeS

Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn .

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết PTPƯ ?

Hiện tượng:Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.

Kết luận: Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe ⇒ ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.

Giải thích: Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.

PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

File tải miễn phí Báo cáo thực hành: Bài 23 Tính chất hóa học của nhôm và sắt :

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn hóa như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Nội dung bài học gồm hai phần

  • Lý thuyết về tính chất hóa học của nhôm và sắt
  • Giải các thí nghiệm SGK

A. Lý thuyết

1. Tính chất hóa học của nhôm

a, Tác dụng với phi kim:

  • Phản ứng với oxi tạo thành oxit: 

4Al + 3O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2Al2O3

  • Phản ứng với phi kim khác tạo thành muối:

2Al + 3Cl2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2AlCl3

b, Tác dụng với dung dịch axit

  • Tạo thành muối và giải phóng khí H2

2Al + H2SO4 → 2AlCl3 + 3H2↑

Chú ý: Nhôm không tác dụng với HNO3 đặc , nguội và H2SO4 đặc nguội.

c, Nhôm tác dụng với dung dịch muối:

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu

d, Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2. Tính chất hóa học của sắt

a, Tác dụng với phi kim

  • Tác dụng với oxi tạo ra oxit sắt từ:

3Fe + 2O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ Fe3O4

  • Tác dụng  với clo tạo thành sắt [III] clorua

2Fe + 3Cl2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2FeCl3

  • Tác dụng với phi kim khác tạo thành muối.

b, Tác dụng với dung dịch axit

  • Tạo thành muối sắt [II] và giải phóng khí H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

Chú ý: Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc, nguội.

c, Tác dụng với dung dịch muối

  • Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối mới và kim loại mới.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

B. Giải các thí nghiệm SGK

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi

Lấy một ít bột nhôm rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn [hình 2.10 trang 55]

  • Quan sát hiện tượng xảy ra.
  • Cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết phương trình hóa học.
  • Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng

=> Xem hướng dẫn giải

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh

Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn [hình 2.20].

  • Quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh, hỗn hợp bột [sắt + lưu huỳnh] và chất tạo thành sau phản ứng
  • Giải thích và viết phương trình hóa học.

=> Xem hướng dẫn giải

Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Al, Fe

Lấy một ít bột kim loại Al, Fe và hai ống nghiệm [1] và [2].

Nhỏ 4 - 5 giọt dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm [1] và [2].

  • Quan sát hiện tượng xảy ra.
  • Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Hãy giải thích

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách giáo khoa hóa 9, Giải bài thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Trắc nghiệm hóa học 9 bài 23:Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt [P2]

Nội dung Bài 23: Thực Hành Tính Chất Hóa Học Của Nhôm Và Sắt thuộc Chương 2: Kim Loại môn Hóa Học Lớp 9, giúp các bạn thực hiện một số phản ứng hóa học của nhôm và sắt với các chất khác nhau. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất hóa học của nhôm và sắt.

Mục tiêu:

  • Khắc sâu kiến thức hoá học của nhôm và sắt
  • Rèn kĩ năng thực hành hoá học, khả năng làm bài tập thực hành hoá học.
  • Rèn tính cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.

1. Thí nghiệm 1. Tác dụng của nhôm với oxi

Lấy một ít bột nhôm vào một tờ bìa. Khum tờ bìa chứa bột nhôm, rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn [hình 2.10 trang 55].

Hình 2.10 Đốt bột nhôm trong không khí

Quan sát hiện tượng xảy ra. Cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết phương trình hoá học. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng.

Hướng dẫn giải

Cách tiến hành: Lấy một bột nhôm vào một tờ bìa. Khẽ khum tờ giấy chứa bột nhôm. Gõ nhẹ tờ giấy để bột nhôm rơi xuống ngọn lửa đèn cồn.

Hiện tượng: Có những hoạt lóe sáng do bột nhôm tác dụng với oxi không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit \[Al_2O_3\].

Phương trình hóa học: \[4Al + 3O_2 \xrightarrow{t^0} 2Al_2O_3\]

Trong phản ứng hóa học trên, nhôm đóng vai trò là chất khử.

2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh

Lấy 1 thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn [hình 2.20].

Hình 2.20 Thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh

Quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh, hỗn hợp bột [sắt + lưu huỳnh] và của chất tạo thành sau phản ứng. Giải thích và viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải

Cách tiến hành: Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

Hiện tượng: Sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh, hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Chất tạo thành có màu đen, không bị nam châm hút. Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

Phương trình hóa học: \[Fe + S \xrightarrow{t^0} FeS\]

3. Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Al, Fe

– Lấy một ít bột kim loại Al, Fe vào hai ống nghiệm [1] và [2].

– Nhỏ 4 – 5 giọt dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm [1] và [2].

– Quan sát hiện tượng xảy ra. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Hãy giải thích.

Hướng dẫn giải

Hiện tượng: Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn trong ống nghiệm đó bị hòa tan. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.

Giải thích: Vì nhôm có tính chất hóa học riêng là tác dụng được với dung dịch kiềm, còn sắt thì không.

Kết luận: Vậy ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm chứa nhôm, còn ống nghiệm không có hiện tượng xảy ra chứa sắt. Ta phân biệt được nhôm và sắt.

Phương trình hóa học: \[2Al + 2H_2O + 2NaOH → 2NaAlO_2 + 3H_2↑\]

STT Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích, PTHH
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi Lấy một ít bột nhôm vào tấm bìa cứng [hoặc công tơ hút].

Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.

Quan sát hiện tượng, cho biết trang thái, màu sắc chất tạo thành.

Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit \[Al_2O_3\].

Vì xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.

Trong phản ứng hóa học nhôm đóng vai trò là chất khử.

Phương trình hóa học: \[4Al + 2O_2 \xrightarrow{t^0} 2Al_2O_3\]

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh. Lấy 2 thài nhỏ hỗn hợp bột sắt, lưu huỳnh theo tỉ lệ \[m_{Fe} : m_S = 7 : 4\] [hoặc 1 : 3 về thể tích].

Đun nóng ống nghiệm chứa hốn hợp trên ngọn lửa đèn cồn đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra.

Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành có màu đen [không bị nam châm hút].

Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

\[Fe + S \xrightarrow{t^0} FeS\]

Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn. Lấy một ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm [1] và [2].

Nhỏ 1-2 ml dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm [1] và [2].

Quan sát hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm.

Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì. Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.

Phương trình hóa học: \[2Al + 2H_2O + 2NaOH → 2NaAlO_2 + 3H_2↑\]

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi

Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết phương trình phản ứng. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?

Dụng cụ: Đèn cồn, muỗng lấy hóa chất, bìa cứng [hoặc công tơ hút].

Hóa chất: Bột nhôm.

Cách tiến hành:

  • Lấy một ít bột nhôm vào tấm bìa cứng [hoặc công tơ hút].
  • Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
  • Quan sát hiện tượng, cho biết trạng thái, màu sắc chất tạo thành.

Hiện tượng:

  • Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.
  • Bột nhôm cháy sáng, tạo ra chất rắn màu trắng \[[Al_2O_3]\].

Giải thích: Vì xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí

Phương trình hóa học: \[\]\[4Al + 3O_2 \xrightarrow{t^0} 2Al_2O_3\]

Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.

2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh

Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết phương trình phản ứng?

Dụng cụ: Kẹp gỗ [hoặc giá thí nghiệm], đèn cồn, muỗng lấy hóa chất, bát sứ.

Hóa chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh.

Cách tiến hành

  • Lấy 2 thìa nhỏ hỗn hợp bột Fe, S theo tỉ lệ: \[m_{Fe} : m_S = 7:4\] [ hoặc 1:3 về thể tích]
  • Đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra.

Hiện tượng:

  • Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
  • Chất tạo thành có màu đen [không bị nam châm hút]

Giải thích:

  • Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh
  • Hỗn hợp cháy nóng đỏ tạo ra chất rắn màu đen.

Phương trình hóa học: \[Fe + S \xrightarrow{t^0} FeS\]

3. Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Al, Fe

Có bột hai kim loại: Nhôm, Sắt đựng trong hai lọ khác nhau [không có nhãn]. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học.

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết phương trình phản ứng?

Cách tiến hành:

  • Lấy một ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm [1] và [2].
  • Nhỏ 1 – 2 ml dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm [1] và [2].
  • Quan sát hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm.
  • Cho biết hoá chất đựng trong từng ống nghiệm. Giải thích, kết luận hoá chất trong mỗi lọ, viết phương trình phản ứng.

Hiện tượng:

  • Ống nghiệm 1: Có khí không màu thoát ra làm kim loại Al
  • Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng đó là kim loại Fe.

Kết luận: ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe ⇒ ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe

Giải thích: Vì Nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.

Thông qua nội dung thực hành chúng ta chứng minh được những tính chất hoá học nào của Al và Fe?

  • Al và Fe tác dụng được với phi kim → oxit hoặc muối.
  • Al tác dụng được với dung dịch kiềm → muối và khí \[H_2\].

Phương trình hóa học: \[2Al + 2H_2O + 2NaOH → 2NaAlO_2 + 3H_↑\]

STT Hiện tượng quan sát được Giải thích hiện tượng Phương trình hóa học Kết luận
Thí nghiệm 1 Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng. Do nhôm tác dụng với oxi không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt \[4Al + 3O_2 \xrightarrow{t^0} 2Al_2O_3\] Nhôm phản ứng với oxi.
Thí nghiệm 2 Sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh, hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Do sắt tác dụng với lưu huỳnh, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. \[Fe + S \xrightarrow{t^0} FeS\] Sắt phản ứng với lưu huỳnh.
Thí nghiệm 3 Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì.
Ống nghiệm 2: có bọt khí không màu thoát ra, kim loại tan dần.
Do sắt không phản ứng với dung dịch kiềm.
Do nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
\[2Al + 2H_2O + 2NaOH → 2NaAlO_2 + 3H_2↑\] Ống nghiệm 1: là kim loại sắt
Ống nghiệm 2: là kim loại nhôm

Trên là mẫu báo cáo Bài 23: Thực Hành Tính Chất Hóa Học Của Nhôm Và Sắt thuộc Chương 2: Kim Loại môn Hóa Học Lớp 9. Bài học giúp các bạn thực hiện một số thí nghiệm phản ứng nhôm và sắt với các chất khác nhau. Hi vọng qua nội dung bài thực hành các bạn nắm kiến thức một cách tốt nhất.

Bài Tập Liên Quan:

Video liên quan

Chủ Đề