Học ngành kỹ thuật hóa dược ra trường làm gi năm 2024

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức hóa học và kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm hóa học phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội. Ngành này đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dầu khí, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón, vật liệu hàng không, môi trường, chế biến thực phẩm, đồ uống. Chính vì vai trò quan trọng và đa dạng trong các lĩnh vực mà ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được xem là ngành học dễ xin việc.

Ngành học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Hóa học đã có từ lâu đời và trở thành một nền tảng khoa học riêng, áp dụng cho mọi mặt đời sống và ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động sản xuất kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp hiện đại.

Trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, hóa học lại càng phát huy vai trò và vị trí của mình. Hóa học trở thành bộ phận không thể thiếu ở nhiều ngành sản xuất, rất nhiều lĩnh vực sản xuất liên quan đến hóa học như: lọc – hóa dầu, hóa dược, sản xuất sản phẩm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, sản xuất thực phẩm, hóa chất tiêu dùng, xi măng, sản xuất phân bón,…

Sinh viên ngành CNKT Hóa học đang học thực hành

Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được trang bị những gì và cơ hội việc làm ra sao?

Tại HUFI, bắt đầu từ năm thứ 3 đại học, các bạn được học các môn chuyên ngành tự chọn và bắt buộc. Sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng và chế tạo sản phẩm như: Chưng cất các loại tinh dầu, thực hành sản xuất các loại hóa mỹ phẩm [son, nước rửa tay, nước rửa chén,…..]. Bên cạnh đó, sinh viên được thực hành trong phòng thí nghiệm có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi cho sinh viên.

Thỏi son do chính sinh viên CNKT hóa học của HUFI sản xuất

Để biết được mình có thể theo đuổi được ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học hay không, yếu tố cơ bản liên quan là phải đam mê và có tố chất trong học thuật hóa học, là người tỉ mĩ, cẩn thận. Ít dị ứng với môi trường, có khả năng thích nghi với môi trường để có thể làm được các thí nghiệm và pha chế hóa học.

Sinh viên ngành CNKT hóa học của HUFI được Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ thuộc Thành đoàn Tp. HCM tặng giấy khen

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học có thể làm việc ở những vị trí như: Kỹ sư công nghệ, quản lý điều hành sản xuất tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp; Kỹ thuật viên trong nhà máy, phòng thí nghiệm; Kỹ sư phân tích, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm; Các vị trí quản lý công nghiệp và quản lý chất lượng; Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu; Kinh doanh hoá chất, thiết bị, chuyển giao công nghệ; Giảng dạy, nghiên cứu, nhân viên phòng thí nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Lương của kỹ sư hóa học

Theo thống kế từ timviec365.vn - trang tuyển dụng việc làm uy tín nhất hiện nay thông báo cho người lao động biết một kỹ sư hóa học có tay nghề cao sẽ được nhà tuyển dụng trả mức lương là trên 30 triệu đồng/tháng. Trong đó mức lương trung bình cho các việc làm hóa học là trên 9 triệu đồng/tháng. Để đạt được mức lương cao 30 triệu bạn phải cố gắng trau dồi trình độ năng lực chuyên môn ở mức thành thạo chuyên nghiệp. Mức lương cao hay thasp còn phụ thuộc vào địa phương bạn sống có cần kỹ sư hóa học hay không, tài chính của công ty có dồi dào hay không, kỹ năng của bạn có lành nghề hay không, … Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương là dựa vào trình độ và năng lực thực sự của bạn, mức lương của bạn sẽ tỷ lệ thuận với năng lực thực có của bạn, nếu bạn giỏi các nhà tuyển dụng vẫn sẵn lòng trả lương cao cho bạn.

Học ngành Hóa dược ra làm công việc gì? Tại sao ngành học này lại có sức hút như vậy? Hãy cùng Zunia khám phá các cơ hội nghề nghiệp của ngành Hóa dược trong bài viết sau đây nhé!

1. Mức lương của ngành Hóa dược

Mức lương ngành Hóa dược cũng là một câu hỏi khác được nhiều bạn quan tâm. Đi cùng với nhu cầu tuyển dụng hiện đang tăng cao, mức lương của nhân sự ngành Hóa dược tương đối hấp dẫn.

Theo trang Glints.com:

- Sinh viên mới ra trường: từ 7-9 triệu đồng/tháng;

- Ứng viên có từ 1 năm kinh nghiệm: từ 11-15 triệu đồng/tháng;

- Kỹ sư hóa dược: từ 8-20 triệu đồng/tháng;

- Kỹ thuật viên nghiên cứu và phát triển: từ 7-15 triệu đồng/tháng;

- Chuyên viên kiểm định chất lượng: từ 7-15 triệu đồng/tháng;

- Quản lý chất lượng: từ 15-30 triệu đồng/tháng.

Trên thực tế, mức lương của ngành Hóa dược khó có thể xác định bằng một con số chính xác. Bởi mức lương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như: công việc đảm nhận, nơi làm việc, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, chính sách và cơ chế lương thưởng của công ty, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người..

2. Học ngành Hóa dược ra trường làm gì?

Ngành Hóa dược là một lựa chọn hấp dẫn đối với những người yêu thích hóa học, y học và quan tâm đến sự phát triển và chăm sóc sức khỏe của con người. Học ngành Hóa dược giúp bạn phát triển kỹ năng về phân tích, nghiên cứu và sản xuất các loại dược phẩm. Bằng cách nắm vững kiến thức về hóa học, sinh học và y học, bạn có thể đóng góp vào quá trình tạo ra các loại thuốc an toàn và hiệu quả. Sau khi tốt nghiệp tại các trường đào tạo và tuyển sinh Ngành Hóa dược, bạn có nhiều cơ hội việc làm trong các công ty dược phẩm, nhà máy sản xuất thuốc, trung tâm nghiên cứu y học và các cơ sở y tế đảm nhận các công việc tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển, chất lượng, sản xuất và kiểm định chất lượng. Nếu bạn có niềm đam mê với hóa học, y học và mong muốn đóng góp vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người, học ngành Hóa dược là một lựa chọn đáng giá cho sự nghiệp của bạn.

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Hóa dược

Hóa dược là ngành học khá mới, nhưng lại được nhiều thí sinh chọn lựa và theo đuổi, nhu cầu tuyển dụng tại các nhà tuyển dụng hiện đang tăng cao, dẫn đến tình trạng khan hiếm nhân lực ngành Hóa dược. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Hóa dược có thể hoạt động và làm việc tại các vị trí như:

- Kỹ sư hóa dược;

- Kỹ thuật viên nghiên cứu và phát triển;

- Chuyên viên phân tích chất lượng;

- Chuyên viên kiểm định chất lượng;

- Quản lý chất lượng;

- Nhân viên kinh doanh hóa dược phẩm, hóa mỹ phẩm;

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Hóa dược.

Với sự phát triển liên tục trong lĩnh vực y tế và sự nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe, có thể dự đoán rằng cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Hóa dược sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai. Để có cái nhìn chi tiết hơn về cơ hội việc làm trong tương lai của ngành Hóa dược, bạn có thể nghe Podcast Hướng nghiệp Ngành Hóa dược mà Zunia đã tổng hợp, Podcast sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về các vị trí công việc, nhu cầu tuyển dụng và xu hướng phát triển của ngành Hóa dược trong tương lai.

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Hóa dược

Sau khi tốt nghiệp ngành Hóa dược, sinh viên có thể ứng tuyển làm việc tại các đơn vị như:

- Bộ y tế;

- Các trung tâm phân tích kiểm nghiệm mỹ phẩm, dược phẩm;

- Các công ty, xí nghiệp sản xuất dược phẩm;

- Các công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất và chế biến nông dược, thuốc thú y, thuốc thủy sản,...

- Công ty mua bán và kinh doanh hóa chất và thiết bị Hóa học, Y, Dược;

- Các Viện/Trung tâm nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng;

- Các Phòng thí nghiệm trong và ngoài nước về lĩnh vực Hóa dược và Dược;

Tóm lại, ngành Hóa dược là một lĩnh vực đa dạng và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Nếu bạn còn băn khoăn về các vị trí công việc trong lĩnh vực này, bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức. Đây là cơ hội để bạn được giải đáp các thắc mắc và tìm hiểu thêm từ các giảng viên hàng đầu trong ngành. Tham gia những sự kiện này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tương lai sự nghiệp và lựa chọn phù hợp cho bản thân trong ngành Hóa dược.

3. Ngành Hóa dược phù hợp với những ai?

Ngành Hóa dược là ngành học khó, cần nhiều khả năng tư duy. Vậy nên sinh viên theo học ngành này cần có đủ các điều kiện và tố chất cần thiết sau:

- Có sự quan tâm đến lĩnh vực y học, hóa học;

- Có sự quan tâm đến chăm sóc sức khỏe con người;

- Cẩn thận, tỉ mỉ, nhẫn nại;

- Tư duy logic, sáng tạo;

- Có đầu óc quan sát nhạy bén;

- Có khả năng phát hiện, phân tích, giải quyết vấn đề;

- Có khả năng học và tự học, tự nghiên cứu;

- Nhiệt huyết, say mê với nghề;

- Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi;

- Có khả năng ngoại ngữ và thành thạo máy tính.

Tóm lại, ngành Hóa dược phù hợp với những người yêu thích y học, hóa học và quan tâm đến sức khỏe con người, có kỹ năng phân tích, quản lý và tư duy sáng tạo. Các bạn nên có tình yêu thương, sự quan tâm đến sức khỏe và phát triển của con người, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp tốt và tinh thần trách nhiệm cao, cũng như có khả năng thích ứng với những tình huống khó khăn và đa dạng.

Zunia hi vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết "Cơ hội nghề nghiệp dành cho Cử nhân ngành Hóa dược", bạn đã phần nào hình dung được cơ hội việc làm của ngành học này, và đã có thêm cơ sở để lựa chọn ngành Hóa dược cho tương lai.

Ngành kỹ thuật hóa học ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học có thể làm việc ở những vị trí như: Kỹ sư công nghệ, quản lý điều hành sản xuất tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp; Kỹ thuật viên trong nhà máy, phòng thí nghiệm; Kỹ sư phân tích, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm; Các vị trí quản lý công nghiệp và ...

Ngành hóa dược Đại học Khoa học tự nhiên ra làm gì?

Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể giảng dạy Hóa dược trong các trường đại học và cao đẳng; làm việc trong các viện, trung tâm, công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất dược phẩm; chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, soạn thảo chính sách ngành Hóa dược; làm công tác quản lý trong các công ty sản xuất ...

Hóa được gồm những gì?

Hóa Dược là môn học nghiệp vụ Dược. Các môn cơ sở của Hóa Dược là Hoá hữu cơ, Hoá Sinh, Hóa phân tích, Vi sinh, Ký sinh trùng, Sinh lý, Bệnh học. Hóa Dược là một trong các môn cốt lõi theo sự phân loại của Bộ GD-ĐT và là môn cơ sở cho các môn nghiệp vụ khác như Bào chế, Kiểm nghiệm...

Hóa dược và dược khác nhau như thế nào?

Ngành Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học. Còn đối với ngành Hóa dược là ngành học tập trung nghiên cứu và phát triển thuốc và dược phẩm. Người học chủ yếu nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến sinh học, y học, dược học dựa trên nền tảng của hóa học.

Chủ Đề