Học tài thi phận là phương pháp luận nào

Nào ngờ sau khi yết bảng, trong huyện có 4 người trong tổng số 36 người đỗ đạt, người đỗ đứng thứ 36 trong toàn kỳ thi lại là Khang Hữu Nhân. [Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh]

Nhiều người từng đặt câu hỏi rằng: có hay không chuyện "học tài thi phận"? Có người đồng tình, người phản đối, nhưng dù sao thì quan niệm này vẫn tồn tại hàng nghìn năm nay, thế nên cần xem xét dưới nhiều góc độ…

Người hiện đại quan niệm thế nào về "Học tài thi phận"?

Có nhiều người cho rằng cứ học tốt thì chắc chắn đỗ, tuy có một số trường hợp 'rủi ro', 'bất ngờ' học giỏi mà không đỗ là 'ngẫu nhiên', là 'xác suất'... mà thôi.

Thực tế có những người "học tài" nhưng đến kỳ thi quan trọng thì gặp những nguyên nhân như ốm đau bệnh tật đột xuất, có người nhỡ xe, tắc đường, lại có người 'ngủ quên' do đêm hôm trước 'ôn thi' quá khuya, đến gần sáng thì ngủ say đến mức chuông kêu cũng không nghe thấy. Cũng có người thì vào phòng thi lại bị tâm lý lo lắng, nên tư duy, suy nghĩ tự nhiên kém ngày thường, lại có người thấy bài dễ, làm một loáng đã xong, đến khi thi xong mới biết vì mình quá chủ quan nên đã làm sai mấy câu quan trọng…

Tuy nhiên cũng có những người tin vào "học tài thi phận" theo kiểu kỳ lạ, với sức học bình thường mà lại muốn đỗ đạt vào những trường đại học danh tiếng. Thế là họ tìm đến những 'thầy tâm linh' để mua "bùa may mắn", "bùa thi đỗ". Ví như ở một thành phố miền Nam kia, có bà thầy bói nọ bán bùa "thi gì cũng đỗ" với giá 360.000 đồng một chiếc. Thậm chí có những người thi mãi không đỗ thì bà nói cần mua bùa cao cấp với giá 3.5 triệu đồng mới 'chắc cú'. Điều kỳ lạ hơn nữa là rất nhiều trang mạng mua bán online, kể cả những trang lớn có uy tín về mua sắm như Lazada cũng rao bán "Omamori Nhật Bản cầu may mắn thi cử đỗ đạt" với giá chỉ có mấy chục nghìn đồng. Nếu như ta suy nghĩ lý trí một chút thì sẽ thấy đây chỉ là trò bịp kiếm tiền, làm gì có Thần Thánh nào mà chỉ cần bỏ ra vài trăm, vài triệu là họ sẽ giúp "thi gì cũng đỗ".

"...Đợi chờ ở đây, gặp người mất của trả lại họ, đó mới là việc chúng ta nên làm". [Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh]

Đinh Quốc Đống nói: “Anh nói đợi, đợi đến bao giờ? Nếu họ không đến, lẽ nào cứ đợi mãi ở đây, chẳng phải làm lỡ công danh đại sự sao?” 

Khang Hữu Nhân nói: “Người mất bạc này chỉ vì trong lúc vội vã nhất thời đánh mất, sau này nghĩ ra ắt sẽ vội quay lại tìm. Hơn nữa thời gian thi còn cách xa, ở đây vài ngày cũng không ngại". 

Đinh Quốc Đống nói: “Tôi không rỗi hơi đợi họ". 

Khang Hữu Nhân nói: “Huynh không thoải mái thì huynh đến Nam Kinh trước, tôi một mình ở đây chờ là được rồi".

Đinh Quốc Đống thấy bạn khăng khăng chờ đợi bèn giả ý nói: “Đợi để trả họ cũng là hảo ý của anh. Nhưng trong ngôi chùa cô tịch hoang dã, một mình anh ôm trăm lạng bạc ở đây, nếu gặp tiểu nhân, chỉ sợ ngay cả tính mạng của anh cũng không giữ nổi. Nếu anh nhất định phải đợi, chi bằng để tôi cầm chỗ bạc này cho anh, anh ở đây đợi người đến tìm, anh và người ấy cùng đến Nam Kinh lấy, đó mới vẹn toàn, chẳng tốt hơn sao?” 

"...chi bằng để tôi cầm chỗ bạc này cho anh, anh ở đây đợi người đến tìm, anh và người ấy cùng đến Nam Kinh lấy, đó mới vẹn toàn, chẳng tốt hơn sao?” [Ảnh chụp màn hình Tam Tự Kinh]

Khang Hữu Nhân là người trung hậu, nghe nói có lý, nào có nghi ngờ bạn có lòng dạ khác, bèn nói: “Thế thì tốt quá rồi".

Hai người cùng về thuyền, vừa lúc gió đã thuận, thuyền chuẩn bị đi, Khang Hữu Nhân liền đem số bạc đó giao cho Đinh Quốc Đống, cầm đồ dùng cá nhân quay trở lại chùa.

Vừa lúc gặp lão hòa thường coi chùa đi xa trở về, Khang Hữu Nhân liền nói với hòa thượng rằng: “Con có một người bạn hẹn gặp ở đây, lúc này chưa đến, nhất định sáng mai đến. Con muốn tá túc ở đây một đêm, tiền ăn tiền phòng sẽ giao theo lệ, không biết có được không?” 

Hòa thượng đồng ý. Ngày hôm sau, Khang Hữu Nhân cứ đứng đợi ở cửa chùa, không thấy có người vào, anh không rời một bước. Mãi đến chiều, chỉ thấy một người mặt mũi mướt mát mồ hôi, chạy đến điện Phật, nhìn quanh nhớn nhác, miệng không ngừng nói: “Sao thế nhỉ? Sao thế nhỉ?” 

Khang Hữu Nhân ở bên đứng xem, trong lòng nghĩ: “Người mất bạc nhất định là anh ta rồi". 

Thế là Khang Hữu Nhân bước tới hỏi: “Anh bạn, tại sao lại sốt ruột như thế này?” 

Người đó thấy Khang Hữu Nhân là người nho nhã, bèn nói: “Không giấu gì anh, tôi họ Triệu, là người Trấn Giang, có một việc gấp. Phụ thân gặp nạn, cần gấp tiền bạc, tôi đành đem cầm cố ngôi nhà cũ, hôm qua đem trăm lạng bạc cầm nhà đi cứu phụ thân, ngồi ở đây một lúc rồi quên đem theo bạc, nghĩ là để rơi ở đây, do đó vội vàng đến, nhưng tìm không thấy, làm thế nào đây?” - Nói rồi anh ta khóc trong đau khổ.

Khang Hữu Nhân nói: “Xin đừng khóc nữa. Tôi hỏi anh, bạc gói như thế nào?”

Tôi hỏi anh, bạc gói như thế nào? [Ảnh chụp màn hình Tam Tự Kinh]

Người kia nói: “Là mộc chiếc bọc vải màu xanh cũ, dùng dây thừng nhỏ tết, bên trong có 10 gói, mỗi gói 10 lạng, đều được bọc bằng giấy vỏ dâu, để ở trong hộp, không biết làm sao rơi mất". 

Khang Hữu Nhân nói: “Đã là như thế thì đừng lo, tôi nhặt được ở đây, trả lại cho anh là được rồi". 

Người kia nói: “Quả là anh nhặt được, muốn trả lại tôi à?” 

Khang Hữu Nhân nói: “Nếu tôi không muốn trả lại anh thì đã đi từ lâu rồi, sao phải đứng chờ ở đây làm gì?” 

Người kia vội vàng quỳ xuống khấu đầu tạ ơn rằng: “Nếu như thế thì quả thực đã cứu tính mạng hai cha con tôi, ân này đức này lấy gì báo đáp đây?” 

Hòa thượng nghe chuyện nói với Khang Hữu Nhân rằng: “Thí chủ là quân tử đọc sách chân chính, khoa này ắt sẽ đỗ cao". 

Chủ Đề