Hợp đồng là gì các loại hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế không phải là một khái niệm xa lạ đối với mỗi doanh nghiệp. Để việc ký kết diễn ra suôn sẻ, tránh những những sai sót, thì hãy cùng CyberSign đi sâu hơn và tìm ra những điểm cần lưu ý về hợp đồng kinh tế.

Theo quy định của pháp luật đang hiện hành, không có khái niệm về hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên theo quy định của pháp lệnh hợp đồng trước khi hết hiệu lực vào năm 1989, hợp đồng kinh tế được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia được ký kết trên văn bản, tài liệu với mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các giao dịch khác liên quan đến hoạt động kinh doanh. Hợp đồng kinh tế quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia nhằm xây dựng và thực thi kế hoạch của mình.

Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

Để hiểu hơn về hợp đồng kinh tế, các doanh nghiệp cần chú ý tới 04 đặc điểm nổi bật, đó là: mục đích, chủ thể, nội dung, hình thức.

  • Mục đích hợp đồng: Hợp đồng kinh tế được ra đời nhằm mục đích thực hiện các giao dịch đi liền với hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận giữa các bên tham gia. Các hoạt động chủ yếu là mua bán/trao đổi hàng hóa, sản xuất các mặt hàng.
  • Chủ thể giao kết hợp đồng: Ít nhất có một bên là pháp nhân, chủ thể còn lại là cá nhân hoặc pháp nhân đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
  • Nội dung hợp đồng: Trong phần nội dung của hợp đồng kinh tế, phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động, ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký. Cùng với đó, nội dung của hợp đồng kinh tế phải đảm bảo không vi phạm quy định của pháp luật, điều cấm của xã hội.
  • Hình thức hợp đồng: Hợp đồng kinh tế bắt buộc phải được ký kết trên văn bản, có chữ ký của các doanh nghiệp tham gia, xác nhận các nội dung điều khoản đã thỏa thuận.

Các loại hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là một khái niệm rộng bao quát nhiều loại hợp đồng khác nhau thuộc lĩnh vực kinh doanh. Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong các hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp như:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hợp đồng kinh tế xây dựng
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ
  • Hợp đồng trong các dự án đầu tư
  • Hợp đồng kinh tế về ngoại thương/ thương mại
  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ
  • Các hợp đồng thương mại đặc thù như: thi công công trình, đấu thầu xây dựng, giám sát quá trình thi công…
    Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng kinh tế.

Ký kết hợp đồng kinh tế

Sau khi đã tìm hiểu chung về hợp đồng kinh tế, thì bước quan trọng cần chú ý tiếp theo là quá trình ký kết hợp đồng, đây là giai đoạn quan trọng, các doanh nghiệp phải chú ý để tránh khỏi những sai sót không đáng có. Vậy khi ký kết hợp đồng kinh tế cần lưu tâm những điều gì để cả quá trình diễn ra suôn sẻ? Dưới đây là một số đề mục quan trọng, CyberSign đã khái quát một cách dễ hình dung nhất cho các doanh nghiệp.

Các nguyên tắc ký hợp đồng kinh tế

Các nguyên tắcNội dung Tự nguyện– Dựa trên cơ sở tự nguyện, không ép buộc. Mọi tác động làm mất tính tự nguyện sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. – Quyền tự do hợp đồng: Lựa chọn đối tác, bạn hàng, thỏa thuận các điều trong hợp đồng, chọn thời điểm ký kết hợp đồng – Quyền tự do bị giới hạn: Phải phục vụ cho lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký không lợi dụng quyền tự do nhằm hoạt động trái pháp luậtKý kết hợp đồng theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao cho.Cùng có lợi– Phải cùng thỏa thuận các điều khoản có lợi cho mỗi bên, không lừa dối, ép buộc nhau.Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tương xứng với nhau – Hợp đồng kinh tế chỉ được thành lập khi các bên đã thông nhất với nhau về các điều khoản – Các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết. Bên nào không thực hiện/ thực hiện không đúng, phải chịu trách nhiệm trước bên còn lại.Không trái pháp luật– Mọi thỏa thuận về điều khoản trong hợp đồng phải đúng với các quy định của pháp luật.Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản – Các chủ thể phải dùng tài sản của mình để đảm bảo ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. – Đảm bảo lợi ích về kinh tế của các bên.

Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Ngoài các chủ thể là pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh, theo điều khoản của pháp lệnh hợp đồng kinh tế, việc giao kết và thực hiện hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân và những hộ kinh tế gia đình, hộ nông, ngư dân, người làm công tác khoa học kỹ thuật… hoặc giữa pháp nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân ngoại quốc tại Việt Nam đều được áp dụng các quy định hợp đồng kinh tế theo pháp luật.

Chủ thể của hợp đồng kinh tế Nội dung quy địnhĐại diện ký kết– Mỗi bên tham gia cử 1 đại diện để ký. – Người ký phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc là người đứng tên đăng ký kinh doanh.Đại diện hợp pháp – Pháp nhân: là người được bổ nhiệm vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó. – Doanh nghiệp tư nhân: Là chủ doanh nghiệp. Trường hợp chủ doanh nghiệp thuê người khác làm giám đốc thì giám đốc là người đại diện cho doanh nghiệp. – Cá nhân đã đăng ký kinh doanh: là người đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh. – Người làm công tác khoa học kỹ thuật/ nghệ nhân: Là người trực tiếp thực hiện các điều khoản trong hợp đồng kinh tế. Trường hợp có nhiều người cùng làm, thì người đại diện phải có thêm văn bản đính kèm, gồm đầy đủ chữ ký của các thành viên đồng ý cử làm đại diện. – Hộ gia đình nông dân, ngư dân: là chủ hộ. – Tổ chức ngoại quốc tại Việt Nam: [không có tư cách pháp nhân] đại diện tổ chức phải được ủy quyền bằng văn bản của pháp nhân thành lập ra, tổ chức tại Việt Nam. – Cá nhân ngoại quốc ở Việt Nam: chính họ là người ký kết hợp đồng kinh tế.Đại diện theo ủy quyền – Đại diện theo pháp luật không thể tham gia có thể ủy quyền cho người khác, dưới hình thức văn bản. Doanh nghiệp có con dấu riêng thì việc uỷ quyền không cần công chứng hoặc chứng nhận của UBND cấp có thẩm quyền. Trừ trường hợp đặc biệt, pháp luật có quy định hoặc hai bên có thoả thuận khác. Cá nhân có đăng ký kinh doanh, văn bản uỷ quyền phải có chứng thực của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn. – Người đã được ủy quyền không được phép ủy quyền lại quyền cho người khác.

Nội dung hợp đồng kinh tế

Nội dung hợp đồng kinh tế là các điều khoản giữa các bên giam gia ký kết đã thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật. Những điều khoản này hoàn toàn có bị thay đổi, hoặc được chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kinh tế. Dưới đây là bảng về 03 điều khoản của nội dung hợp đồng kinh tế:

Điều khoản chủ yếu – Đây là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng kinh tế, điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm: Thời gian ký kết hợp đồng, họ tên người đại diện, số tài khoản, ngân hàng giao dịch của các bên. Đối tượng hợp đồng kinh tế [số lượng, khối lượng, giá trị quy ước] Thông tin sản phẩm hàng hóa giá cả.Điều khoản thường lệ – Là các điều khoản đã được quy định trong các văn bản pháp luật. – Có thể đưa vào hoặc không đưa vào hợp đồng kinh tế. Không đưa vào tức là mặc nhiên công nhậnĐiều khoản tùy nghi– Là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau không trái và cũng không nằm trong quy định của pháp luật, hoặc đã có quy định nhưng các bên có thể vận dụng linh hoạt tùy hoàn cảnh.

Thực hiện hợp đồng kinh tế

Sau khi đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng kinh tế, các doanh nghiệp tham gia giao kết hợp đồng sẽ phải chấp hành, thực hiện đúng các nguyên tắc được đề ra. và các biện pháp đảm bảo hợp đồng kinh tế.

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế

– Nguyên tắc chấp hành: nguyên tắc này yêu cầu các bên thực hiện đúng điều khoản đối tượng của hợp đồng.

– Nguyên tắc thực hiện đúng: yêu cầu các bên thực hiện đúng, đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ phát sinh cũng phải thực hiện đầy đủ.

– Nguyên tắc chấp hành hợp đồng kinh tế trên cơ sở tự nguyện và có lợi cho các bên: đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên, cùng nhau thực hiện đúng và nghiêm túc. Có khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, thì cùng giúp đỡ khắc phục.

Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế

Có 03 biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế được pháp luật đề ra, các bên tham gia có thể tùy chọn biện pháp phù hợp nhất, hoặc có thể kết hợp các biện pháp trong trường hợp 1 biện pháp không đủ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, biện pháp được chọn phải dựa trên sự đồng thuận của tất cả các bên.

Thế chấp tài sản

  • Là các bên tham gia sử dụng tài sản, ở đây có thể là động sản hoặc bất động sản, ngoài ra các bên có thể sử dụng giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền.
  • Trong trường hợp các bên không thực hiện được nghĩa vụ, bên có quyền sẽ xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi của mình.
  • Việc thế chấp phải được thành lập bằng văn bản và có sự chứng thực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cầm cố tài sản

  • Là bên có nghĩa vụ giao tài sản của mình cho bên có quyền nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng.
  • Việc cầm cố tài sản phải được lập trên văn bản và được chứng thực bởi cơ quan công chứng.
  • Người giữ tài sản cầm cố phải đảm bảo toàn vẹn giá trị, không được tự ý chuyển giao cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn hiệu lực.

Bảo lãnh tài sản

  • Người bảo lãnh cam kết với bên có quyền, dùng tài sản của mình chịu trách nhiệm thay cho bên có nghĩa vụ [được bảo lãnh], trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
  • Việc bảo lãnh phải được lập trên văn bản, và được chứng nhận bởi cơ quan công chứng hoặc chứng thực từ UBND có thẩm quyền.
  • Trong văn bản phải bảo lãnh tài sản, có sự rõ ràng trong phạm vi của sự bảo lãnh.

Trên đây là tất tần tật những điều các doanh nghiệp phải lưu ý về hợp đồng kinh tế. CyberSign hy vọng qua những chia sẻ trên, các doanh nghiệp có thể ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế thành công. Mọi thắc mắc, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với hotline: 1900 2038 để được giải đáp kịp thời.

Chủ Đề