Hợp thức hóa chi phí không có hóa đơn 2023 năm 2024

Bà Trang hỏi, công ty bà xuất hóa đơn sau ngày 1/1/2023 cho chi phí dịch vụ sử dụng trước 31/12/2022 thì tính thuế GTGT là 8% hay 10%? Hiện có hướng dẫn nào để xác định với bên cung cấp về thuế GTGT không?

Cục Thuế tỉnh Đồng Nai trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định thời điểm lập hóa đơn:

"... 2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: Kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng)".

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ:

"1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022".

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp công ty của bà sử dụng dịch vụ thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ, nếu thời điểm lập hóa đơn từ ngày 1/2/2022 đến 31/12/2022 thì áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%. Kể từ ngày 1/1/2023, mức thuế suất thuế GTGT được thực hiện theo quy định Luật Thuế GTGT hiện hành.

Cục Thuế tỉnh Đồng Nai thông báo để công ty biết và thực hiện đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Kính gửi Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế. Công ty tôi tháng 12/2021 có bỏ sót Hóa đơn đầu vào, tiền thuế là 100 triệu đồng. Tháng 12/2021 có phát sinh thuế GTGT là 5 triệu đồng. Hóa đơn này đã được kê khai vào tờ khai tháng 01/2022. Tháng 01/2022 sau khi kê khai cả HĐ bỏ sót của tháng 12/2021 (100trđ) vào thì thuế GTGT còn được khấu trừ là 200 triệu đồng. Xin hỏi: Công ty kê khai như vậy thì có vi phạm pháp luật về thuế không? Nếu vi phạm thì hình thức xử phạt như thế nào? Cách khắc phục sai sót? Tôi xin hỏi cách xử lý cả 2 tình huống: TH1 - Công ty chưa có quyết định thanh kiểm tra tại đơn vị kỳ thuế năm 2022. TH2: Công ty đang trong thời gian thanh kiểm tra thuế tại đơn vị đối với kỳ thuế năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn!

17/11/2023

Tôi thường nghe là chi phí hợp lý trong kế toán. Vậy điều kiện để xác định chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN như thế nào? - Thành Long (Kon Tum).

1. Điều kiện xác định là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN năm 2023

Thuật ngữ "Chi phí hợp lý" hay "Chi phí được trừ" được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, nhất là bộ phận kế toán. Hiện nay, khái niệm về chi phí hợp lý vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định. Tuy nhiên, theo cách hiểu dưới góc độ của pháp luật thì chi phí hợp lý được hiểu là chi phí đáp ứng các điều kiện bên dưới và được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

(1) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

(3) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Lưu ý: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hợp thức hóa chi phí không có hóa đơn 2023 năm 2024
File word Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn mới nhất

Hợp thức hóa chi phí không có hóa đơn 2023 năm 2024

03 điều kiện xác định là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)

2. Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN năm 2023

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014); các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2023 bao gồm:

2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện tại Mục 1 nêu trên

Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Mục 1 nêu trên sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.2. Các khoản chi không được trừ khác

(1) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.

(2) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

(3) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định.

(4) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.

(5) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

(6) Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật.

(7) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật.

(8) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

(9) Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu.

(10) Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp.

(11) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

(12) Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật.

(13) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chi phí bao nhiêu thì không cần hóa đơn?

Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với giá trị mua hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên."

Khi nào sử dụng bảng kê 01 TNDN?

Nếu doanh thu của cá nhân kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống: Mẫu 01/TNDN kèm hồ sơ liên quan (Hợp đồng, chứng từ thanh toán…) Nếu doanh thu của cá nhân kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm: Hóa đơn kèm hồ sơ liên quan (Hợp đồng, chứng từ thanh toán…)

Ký hiệu 1C23TYY là gì?

2.2 Số hóa đơn điện tử năm 2024 Ví dụ: Với hóa đơn cuối cùng của năm 2023 có ngày lập là 31/12/2023, ký hiệu 1C23TYY, số hóa đơn 00000999 thì khi bước sang năm 2024, phần mềm sẽ tự động cập nhật ký hiệu của hóa đơn đầu tiên có ngày lập thuộc năm 2024 thành 1C24TYY và số hóa đơn là 00000001.

Hóa đơn ký hiệu 1k23 là gì?

3.2.1 Ký hiệu hóa đơn năm 2023 Dựa trên các căn cứ pháp lý nêu trên, khi bước sang năm 2023, hai ký tự thể hiện năm lập hóa đơn sẽ là 23. Ví dụ: Năm 2022 sử dụng hóa đơn có ký hiệu 1K22THH thì sang năm 2023 sẽ chuyển thành 1K23THH.