Huawei tại sao

Huawei tăng cường sử dụng các linh kiện sản xuất tại Trung Quốc trong smartphone mới nhất do lệnh cấm vận của Mỹ tiếp tục ảnh hưởng. Nikkei cùng hãng phân tích Fomalhaut Techno Solutions đã “mổ bụng” Huawei Mate 40E 5G và phát hiện các bộ phận “made in China” chiếm gần 60% tổng giá trị linh kiện của thiết bị, cao gấp đôi so với Mate 30.

Huawei vẫn phụ thuộc vào một số chip quan trọng của Mỹ mà họ còn sót lại. Điều đó cho thấy công ty có thể còn tụt hậu hơn nữa trong thời gian tới.

Nửa đầu năm nay, Samsung chiếm thị phần smartphone lớn nhất thế giới, theo IDC. Huawei từng xếp thứ hai nhưng nay không còn trong top 5.

Nguồn gốc các linh kiện trong Huawei Mate 40E

Mate 40E ra mắt tại Trung Quốc vào tháng 3. Fomalhaut ước tính chi phí sản xuất mỗi smartphone là 367 USD, tương đương Mate 30 bán năm 2019. Giá trị các linh phụ kiện Trung Quốc chiếm 56,6%, tăng từ 30% trước đó. Phần tăng chủ yếu đến từ màn hình điện phát quang hữu cơ của tập đoàn BOE Technology, thay thế màn hình của Samsung Electronics. Chỉ riêng linh kiện này đã chiếm gần 30% giá trị chiếc điện thoại.

Theo ông Yoshio Tamura, Chủ tịch Các hoạt động Châu Á tại Display Supply Chain Cosultants, dù BOE đi sau Samsung khoảng 2 năm về công nghệ, Huawei vẫn chủ động sử dụng linh kiện của BOE để cạnh tranh với Samsung trên thị trường smartphone.

Huawei từng dùng chip Qualcomm làm “bộ não” smartphone, song do lệnh cấm của Mỹ, hãng chuyển sang dùng chip Kirin 990E do công ty con HiSilicon phát triển và do TSMC sản xuất. Hiệu suất của con chip ngang ngửa với các con chip xuất xứ Mỹ khác. Nó đã được dùng trong Mate 30.

HiSilicon còn là tác giả của chuyển mạch ăng-ten cũng như chip kiểm soát năng lượng trong Mate 40E. Các linh kiện Trung Quốc khác bao gồm cảm biến vân tay và pin.

Giám đốc Fomalhaut Minatake Kashio nhận định những tiến bộ trong việc tự sản xuất và thu mua linh kiện nội địa mà Huawei đạt được trước lệnh cấm của Mỹ. Sau khi hứng chịu hàng loạt lệnh cấm vận, Huawei chuyển sang thu mua linh kiện nội địa khi lượng hàng tồn kho dần cạn kiệt. Linh kiện Mỹ chỉ chiếm 5,2% tổng giá trị Mate 40E, nhưng thực tế lại tăng từ mức 2,6% trong Mate 30. Có khoảng 6 loại bán dẫn của Mỹ trong mẫu mới so với 2 loại trong Mate 30.

Mổ xẻ thiết bị cũng cho thấy không có linh kiện nào của Mỹ tương thích với mạng 5G. Ngoài chip của Qualcomm, còn có chip của một nhà sản xuất Mỹ nữa là Qorvo. Ông Kashio tin rằng đây có thể là chip mà Huawei mua được trước lệnh cấm.

15,9% linh kiện trong Mate 40E do Nhật Bản sản xuất, giảm từ 24,5% trong Mate 30. Đó là do Huawei dùng sản phẩm Samsung thay cho bộ nhớ của Kioxia [trước đây là Toshiba Memory]. Mate 40E dùng cảm biến hình ảnh của Sony và một số linh kiện của các công ty Nhật khác như Murata, TDK, Taiyo Yuden và Asahi Kasei. Trong khi đó, giá trị linh kiện Hàn Quốc trong thiết bị là 11,5%.

Bà Mạnh Vãn Chu vẫy tay chào khi máy bay chở bà đáp xuống sân bay quốc tế Bảo An, Thâm Quyến tối 25-9 - Ảnh: XINHUA

Sau 1.028 ngày bị giam lỏng ở Canada, bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei, trở về Thâm Quyến, Trung Quốc hôm 25-9. Bà được chào đón như một người hùng với thảm đỏ và được truyền hình trực tiếp trên đài quốc gia.

Cách đó nửa vòng trái đất, hai công dân Canada bị Trung Quốc bắt giữ, trong đó một người chưa bị tuyên án, cũng trở về nước trong sự chào đón của Thủ tướng Justin Trudeau ngày 25-9 giờ địa phương.

Cú bắt tay của Mỹ-Trung

Cuộc trao đổi, mà Canada gọi là "ngoại giao con tin", diễn ra trong lúc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đứng trước sức ép cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Tại phiên tòa ở Canada ngày 24-9, "công chúa" Huawei Mạnh Vãn Chu xúc động khi được phóng thích và cảm ơn thẩm phán đã trả lại "công bằng" cho bà. Trước đó, tại phiên tòa trực tuyến với tòa án ở New York [Mỹ], bà thừa nhận đã đưa thông tin sai cho Ngân hàng HSBC liên quan đến việc một công ty thuộc kiểm soát của Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Washington với Iran.

"Không có một quê hương mạnh mẽ, tôi đã không có tự do ngày hôm nay" - bà Mạnh phát biểu trên chuyến bay trở về Trung Quốc ngay sau đó. Sự việc khép lại căng thẳng kéo dài ba năm qua nhưng mở ra những lo ngại đằng sau cuộc thương lượng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo báo New York Times, trong khi tòa án Canada nghe các tranh luận bất tận về cáo buộc bà Mạnh cố tình lừa dối Ngân hàng HSBC hay không, Washington và Bắc Kinh được cho là đã thương lượng để tìm giải pháp chung. Một số nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán giữa đội ngũ của bà Mạnh và Bộ Tư pháp Mỹ đã bắt đầu hơn một năm qua.

Tuy nhiên, tình hình không mấy tiến triển khi phía bà Mạnh khẳng định không sai phạm trong khi Washington muốn "công chúa Huawei" thừa nhận đã vi phạm luật của Mỹ.

Theo báo Wall Street Journal, chính quyền ông Biden đã thúc đẩy đàm phán lại trong vài tuần qua và bà Mạnh cũng muốn sớm đoàn tụ với gia đình sau hàng loạt phiên tòa ở Canada. Còn tại Trung Quốc, Bắc Kinh cũng bắn tín hiệu muốn giải quyết vấn đề khi tuyên án và yêu cầu trục xuất Michael Spavor, một trong hai công dân Canada bị bắt, nhưng không nói rõ thời gian.

Đối với Bộ Ngoại giao Mỹ, số phận của hai công dân Canada cũng là vấn đề ưu tiên. Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 7-2021, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy R. Sherman đã "nêu trường hợp của các công dân Mỹ và Canada".

Mới nhất, vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và các phát biểu của ông Tập sau đó tiếp tục cho thấy Bắc Kinh đang muốn hạ nhiệt căng thẳng.

John Kamm, một doanh nhân Mỹ có nhiều kinh nghiệm đàm phán với quan chức Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh có thể cũng phóng thích các công dân Mỹ trong vụ trao đổi này và đây có thể là một bước giúp giải quyết các vấn đề khác giữa hai nước trong thời gian tới.

Trung Quốc đang thể hiện rằng nếu bạn đưa cho họ những gì họ muốn, họ sẽ trả lại theo thỏa thuận.

Chuyên gia luật Donald C. Clarke, thuộc Đại học George Washington, cảnh báo về việc Trung Quốc có thể áp dụng "ngoại giao con tin" với các nước khác.

Ông Biden hứng chỉ trích

Giới quan sát đánh giá thỏa thuận phóng thích bà Mạnh là sự nhượng bộ lớn nhất của Mỹ trong nhiều năm qua để xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc sau khi tung dồn dập hàng loạt trừng phạt với Bắc Kinh. Riêng căng thẳng quanh vụ Huawei đã gây thiệt hại hàng tỉ USD về thương mại và kéo quan hệ Trung Quốc - Canada chạm đáy.

Henry Wang Huiyao, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu chính sách Trung Quốc và toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, cho rằng việc phóng thích bà Mạnh là một động thái rất quan trọng và tượng trưng cho một sự khởi đầu mới đối với Trung Quốc và Mỹ. 

"Tiếp theo có thể có sự hợp tác về biến đổi khí hậu và thuế quan", ông Huiyao nêu.

Tuy nhiên nhiều ý kiến khác, đặc biệt là các chính trị gia Mỹ, cảnh báo khả năng ngược lại. 

"Tôi rất lo lắng rằng việc này cho thấy chính quyền Biden có thể nhượng bộ nhiều hơn", thượng nghị sĩ Cộng hòa Bill Hagerty nói, cho rằng Mỹ đã để mất một đòn bẩy của mình sau khi đồng ý thả bà Mạnh.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Jim Risch cũng cho rằng thỏa thuận thả bà Mạnh là "chiến thắng" của Trung Quốc, cũng như phương pháp "sử dụng công dân nước ngoài để mặc cả" của nước này. Lo ngại của các nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ không phải là không có lý khi giới phân tích cho rằng vụ thả bà Mạnh có thể gây những hậu quả khác đối với Mỹ. 

 "Nó cho thấy chúng ta đang gửi tín hiệu sai lầm rằng ngoại giao con tin có hiệu quả. Tôi nghĩ từ bây giờ nếu Mỹ yêu cầu bất cứ đồng minh nào bắt người thay cho họ, sẽ không ai làm" - chuyên gia Lynette Ong của Đại học Toronto nhận định trên tờ The Star.

Giáo sư luật Julian Ku, thuộc Đại học Hofstra ở New York, cũng cho rằng việc bà Mạnh được trở về nước và thoát trách nhiệm hình sự dù đã thừa nhận sai phạm cũng gây thiệt hại không nhỏ đối với hệ thống tư pháp của Mỹ và Canada.

Đạt thỏa thuận hoãn truy tố

Theo Hãng tin Bloomberg, sau phiên tòa ngày 24-9, các công tố viên Mỹ cho biết họ đã đạt thỏa thuận hoãn truy tố với bà Mạnh khi "công chúa Huawei" đã "nhận trách nhiệm về vai trò chính của mình trong việc thực hiện kế hoạch lừa một tổ chức tài chính toàn cầu".

Nếu bà tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận, các cáo buộc cuối cùng sẽ bị xóa bỏ vào tháng 12-2022. Phía Trung Quốc vẫn giữ lập trường rằng các cáo buộc đối với bà Mạnh là "bịa đặt" và nhằm đàn áp các ngành công nghệ cao của Trung Quốc.

TRẦN PHƯƠNG

"Kể từ ngày 16/5/2019, Huawei đã học cách sống với các hạn chế của Mỹ. Tôi đã nhiều lần nói chúng tôi đã quen với việc sống và làm việc theo Danh sách thực thể Mỹ. Tôi tin đó là một trải nghiệm độc đáo cho mọi nhân viên", ông Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, chia sẻ trong buổi họp báo trực tuyến ngày 24/9.

Trả lời AP, ông thừa nhận "không thể hình dung Huawei sẽ thế nào trong 5 hoặc 10 năm tới và chỉ có thể hy vọng Huawei vẫn tồn tại vào thời điểm đó". Ước tính mất 30 tỷ USD doanh thu mỗi năm vì lệnh cấm, hãng đang phải mở rộng các lĩnh vực kinh doanh mới, giảm quy mô một số lĩnh vực, thậm chí bán một số đơn vị để đảm bảo cho sự tồn tại của mình. Một trong các hướng đi của hãng là "khám phá các bộ phận kinh doanh không phụ thuộc vào chuỗi cung ứng chip".

Eric Xu, Chủ tịch Huawei, tại buổi họp báo trực tuyến ngày 24/9. Ảnh: Huawei

Đầu tư vào nông nghiệp thông minh

Đầu tháng 2, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đánh giá khả năng Mỹ gạch tên công ty khỏi danh sách cấm vận rất thấp. "Chúng tôi vẫn có thể tồn tại không cần dựa vào doanh số điện thoại", ông khẳng định.

Sau đó một tuần, Duan Aijun, Chủ tịch mảng Thị giác máy tính Huawei, thông báo trên Weibo về dự án nuôi lợn bằng AI. Các mô hình chăn nuôi ngày càng hiện đại hóa, đòi hỏi sự hỗ trợ của công nghệ cao. Một số tập đoàn công nghệ Trung Quốc như JD.com, NetEase và Alibaba cũng đang tham gia lĩnh vực này.

Quảng cáo

Đến tháng 3, theo Bloomberg, một trong những khách hàng mới nhất của Huawei là một trại cá lớn ở phía đông Trung Quốc. Trang trại này bao quanh bởi hàng chục nghìn pin năng lượng mặt trời sử dụng biến tần inverter của Huawei, vừa che nắng cho cá vừa tạo ra điện năng. Cách đó 600 km về phía tây, ở tỉnh Sơn Tây, các cảm biến và camera không dây của Huawei đặt sâu trong lòng đất có nhiệm vụ theo dõi mức oxy và lỗi máy móc trong hầm mỏ.

Với việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn duy trì sức ép, quyết định lấn sân sang nông nghiệp thông minh của Huawei là bước đi dễ hiểu nhằm duy trì tăng trưởng trong bối cảnh kinh doanh smartphone gặp nhiều trở ngại.

Đưa công nghệ số lên ôtô

Huawei cho biết hãng đã đầu tư nghiên cứu về ôtô thông minh từ vài năm trước. Tuy nhiên, họ không trực tiếp sản xuất ôtô, mà tự định vị là nhà cung cấp giải pháp và linh kiện cho xe thông minh, như dịch vụ điện toán đám mây, buồng lái thông minh... "Ngành công nghiệp xe thông minh đang trải qua sự thay đổi to lớn, giống như sự chuyển đổi từ điện thoại cơ bản sang smartphone. Chúng tôi kiên nhẫn và có đủ chiến lược đầu tư vào lĩnh vực này mà không yêu cầu đạt lợi nhuận trong thời gian ngắn", phát ngôn viên Huawei nói với SCMP.

Hồi đầu năm, Huawei và đối tác thử nghiệm con đường thông minh có thể tương tác với xe tự lái tại tỉnh Giang Tô [Trung Quốc]. Xe buýt không người lái với hệ thống camera và cảm biến gắn trên nóc sẽ liên tục trao đổi tín hiệu và nhận thông tin từ môi trường xung quanh, như đèn giao thông, biển báo đặt trên phố... Còn tại hội nghị dành cho các nhà phân tích toàn cầu ở Thâm Quyến tháng 4, hãng tuyên bố công nghệ tự lái của mình có thể vượt Tesla vì cho phép xe chạy hơn 1.000 km không cần sự can thiệp của con người, trong khi phương tiện Tesla không thể chạy quá 800 km.

Quảng cáo

Huawei đang chuyển hướng sang lĩnh vực xe tự lái. Ảnh: Moto1

Tham vọng điện toán đám mây

Tại Trung Quốc, Alibaba và Tencent nhiều năm dẫn đầu thị trường điện toán đám mây. Tuy nhiên, cả hai đang phải đối phó với thách thức từ Huawei. Sau lệnh trừng phạt của Mỹ, công ty có trụ sở tại Thâm Quyền đã tái cấu trúc, nhắm tới các thị trường sinh lợi đang phát triển, trong đó có cloud.

Tháng 9 năm ngoái, Huawei công bố mục tiêu trở thành một trong năm nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất thế giới. Hãng cũng quyết định "dốc toàn lực" để vượt Alibaba Cloud trước 2025. Đến quý IV/2020, theo IDC, thị phần đám mây của Huawei ở Trung Quốc đã ngang bằng với Tencent là 11%. Điều này thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của hãng khi chỉ một năm trước, họ còn thứ năm trong lĩnh vực này với vòn vẹn 5,2%.

Trong họp báo ngày 24/9, Huawei một lần nữa nhấn mạnh việc trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian ngắn tới "không phải khó thực hiện".

Đầu tư và tự sản xuất chip

Huawei đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty sản xuất chip Trung Quốc để bù đắp cho sự mất mát nguồn cung từ lệnh trừng phạt của Mỹ. Nikkei Asia cho biết tính đến đầu năm nay, hãng đã thâu tóm cổ phần trong 20 công ty liên quan đến lĩnh vực này, như công cụ thiết kế chip, vật liệu bán dẫn, thiết bị sản xuất và kiểm thử...

Cuối tháng 6, theo Digitimes, Huawei sẽ xây dựng nhà máy đầu tiên của HiSilicon ở Vũ Hán để sản xuất tấm wafer - thành phần quan trọng trong chế tạo chip. Ngoài ra, các dây chuyền cũng giúp hãng tự thiết kế chip và các mô-đun, vi mạch. Đây là động thái giúp Huawei tăng khả năng "tự cung tự cấp" sau khi bị cắt mối quan hệ với TSMC.

HiSilicon được Huawei thành lập từ cách đây 16 năm với mục tiêu nghiên cứu và thiết kế vi xử lý, trong đó có dòng Kirin cho smartphone cao cấp. Tuy nhiên, lệnh cấm của Mỹ khiến công ty không kịp trở tay vì hầu hết các bằng sáng chế lõi để sản xuất chip đều sử dụng công nghệ thuộc Mỹ.

Năng lượng tái tạo

Theo ông Eric Xu, việc ứng dụng công nghệ có thể giúp các ngành công nghiệp khác cắt giảm 12,1 tỷ tấn khí thải carbon thập kỷ tới. Tại sự kiện Huawei Connect 2021 tuần trước, hãng cho biết đang đầu tư vào các đổi mới sáng tạo để "hội tụ điện tử công suất với công nghệ kỹ thuật số", nhằm thúc đẩy năng lượng sạch và số hóa năng lượng truyền thống, cung cấp các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hơn cho ngành ICT carbon thấp.

Trong báo cáo Thế giới thông minh 2030, hãng dự đoán các nguồn năng lượng tái tạo mới, như điện mặt trời và gió, sẽ dần thay thế nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng tái tạo sẽ chiếm 50% trong sản xuất điện toàn cầu, cung cấp năng lượng cho 80% cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Điệp Anh

Video liên quan

Chủ Đề