Hướng dẫn chữa nồi canh bị mặn

Chẳng may nếu lỡ tay bạn cho gia vị hơi mặn vào nồi canh hay nồi nước hầm, đừng quá lo lắng nhé, hãy tham khảo một số mẹo dưới đây để “chữa" canh bị mặn:

- Dùng vải bọc bột, cơm: Bạn có thể dùng một miếng vải thưa, hoặc vải xô bọc một ít cơm chín rồi thả và nồi canh. Cơm sẽ hút các phần tử muối trong canh, giúp cho nồi canh đáng lẽ rất ngon của bạn sẽ giảm bớt được vị mặn.

- Dùng lòng trắng trứng: Cho một lòng trắng trứng vào nồi canh, đun cho canh sôi lại. Trong quá trình nấu, chất albumin của lòng trắng hấp thụ phần muối thừa, canh sẽ nhạt, dễ ăn hơn. Sau đó bạn có thể dùng muôi vớt bỏ lòng trắng ra nhé.

Hoặc, nếu đây là một nồi canh xương, hoặc canh thập cẩm, thì bạn có thể cho hết “cái” ra ngoài, cho lòng trắng trứng gà đun sôi trong 15 phút. Sau đó vớt hết trứng nổi lên trên bề mặt nước canh rồi lại cho “cái” vào đun lại đến khi nào ăn.

- Dùng khoai tây: Hãy cho vào một củ khoai tây đã gọt vỏ, cắt lát vào, khoai sẽ rút bớt chất mặn trong canh.

Hướng dẫn chữa nồi canh bị mặn

‘ Khoai tây có tác dụng sẽ rút bớt chất mặn trong canh (Ảnh minh họa)

- Đường: Cho một chút đường vào canh, súp, hay món hầm sẽ giúp giảm bớt vị mặn.

- Thêm nước: Cho thêm nước sẽ làm món canh bị loãng và không còn được ngon. Nhưng, nếu như dùng các mẹo trên mà canh vẫn còn mặn (do bạn cho quá nhiều muối, gia vị) thì bạn nên chấp nhận cho thêm nước vào nhé.

Các món ăn bị mặn

- Dùng nước chanh tươi: Khi món ăn bị mặn, bạn có thể cho thêm một chút nước chanh tươi vào để giảm bớt muối. Bạn hãy yên tâm, sử dụng nước chanh sẽ không làm mất mùi vị cơ bản của món ăn.

Hướng dẫn chữa nồi canh bị mặn

‘ Cho nước chanh vào món ăn sẽ giúp giảm vị mặn nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị (Ảnh minh họa)

Lưu ý, bạn cần nhớ rằng, không cho nước chanh vào các món ăn có sản phẩm từ sữa vì tính a-xít của chanh sẽ khiến những thành phần có nguồn gốc từ sữa bị kết tủa.

- Dùng đường hoặc mật ong: Một ít đường hoặc mật ong cũng là biện pháp giúp bạn “giải cứu” món ăn đang bị mặn do có quá nhiều muối. Độ ngọt của đường và mật ong sẽ trung hòa, làm giảm bớt vị mặn. Tuy nhiên bạn cũng không nên cho nhiều quá nếu không món ăn sẽ lại có vị ngọt quá đà, không còn hấp dẫn nữa.

Hướng dẫn chữa nồi canh bị mặn

‘ Độ ngọt của mật ong sẽ trung hòa, làm giảm vị mặn (Ảnh minh họa)

- Dùng sữa chua nguyên chất hoặc cà chua: Việc tăng cường thêm độ chua cho món ăn bằng cách sử dụng sữa chua nguyên chất hoặc cà chua sẽ làm cho vị của món ăn dịu lại, ít mặn hơn lúc ban đầu. Cách này đặc biệt phù hợp với các món ăn có thành phần từ sữa như phomai, kem tươi... bởi chúng không chỉ giúp món ăn bớt mặn mà còn ngon miệng hơn nữa.

- Cho thêm nguyên liệu: Nhiều người cho rằng, để giảm bớt độ mặn cho món ăn bị mặn là cho thêm nguyên liệu cơ bản có trong món ăn. Nếu thấy món ăn mặn hơn bình thường, bạn có thể nấu thêm một số thành phần chính và cho chúng vào món ăn. Tuy nhiên, cách này chỉ hợp khi nhà bạn có sẵn các nguyên liệu này.

- Dấm thơm: Dấm thơm cũng là một loại gia vị có khả năng khử loại chất mặn của muối. Chỉ cần cho một lượng nhỏ dấm thơm vào món ăn, vị mặn sẽ từ từ giảm dần. Trong quá trình cho dấm vào, chỉ nên cho từng ít một rồi nếm thử cho đến khi cảm thấy vừa miệng.

Nói chung, có khá nhiều mẹo có thể giúp bạn trị món canh, món ăn bị mặn. Bạn hãy lựa chọn một cách thích hợp và thuận tiện nhất để thực hiện nếu chẳng may bạn lỡ tay bỏ nhiều muối vào canh khi chế biến nhé.

Việc nêm nếm gia vị cho các món ăn là những người nội trợ đều làm mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng có ngày lỡ tay bỏ quá nhiều muối khiến món ăn mặn. Những lúc như vậy, phản xạ đầu tiên của nhiều người chính là cho thêm nước. Đây là cách đơn giản nhất để giảm vị mặn của món ăn. Tuy nhiên, nhược được của cách này là có thể làm giảm độ ngọt và loãng canh.

Hướng dẫn chữa nồi canh bị mặn

Ngoài cách thêm nước, bạn có thể tham khỏa các cách chữa mặn khác dưới đây nhé.

Thêm khoai tây

Khoai tây chính là vị cứu tinh của những món ăn bị mặn. Bạn chỉ cần gọt vỏ khoai tây, cắt lát rồi cho vào nồi canh bị mặn. Khoai tây sẽ hút bớt lượng muối thừa mà không làm hỏng hương vị của món ăn. Trước khi ăn, bạn chỉ cần vớt khoai tây ra là xong.

Cho cơm

Cách này tuy rất lạ nhưng công dụng lại tốt hơn bạn nghĩ đó. Tuy nhiên, bạn sẽ không cho trực tiếp cơm vào nồi canh mà cần phải gói cơm trong một chiếc khăn xô sạch hoặc bỏ vào một chiếc túi vải mỏng rồi mới thả vào nồi canh. Cơm sẽ hút bớt vị mặn của canh.

Thêm đường

Hướng dẫn chữa nồi canh bị mặn

Đường là gia vị quen thuộc, giúp tăng cường hương vị và làm giảm độ mặn của món ăn. Lưu ý, khi canh bị mặn bạn có thể nêm thêm chút đường, vừa cho đường vừa nêm nếm lại để tránh làm thay đổi hương vị của món ăn.

Thêm giấm/chanh

Chanh hoặc giấm cũng là phương pháp giúp giảm độ mặn của món ăn. Nếu canh bị mặn, bạn có thể vắt thêm ít chanh hoặc cho vài giọt giấm ăn vào nồi. Chỉ cần một lượng nước chanh/giấm nhỏ là có thể trung hòa vị mặn. Cũng giống đường, không nên cho nhiều giấm/chanh vào nồi cùng lúc mà cần nêm từ từ để điều chỉnh, tránh làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.

Thêm lòng trắng trứng

Hướng dẫn chữa nồi canh bị mặn

Cũng giống như khoai tây, lòng trắng trứng có thể giúp chữa mặn cho các món canh rất tốt.

Bạn hãy cho một lòng đỏ trứng gà sống (không đánh tan) vào trong nồi canh và đun sôi lại. Lòng trắng sẽ hấp thụ phần muối thừa giúp canh vừa miệng hơn. Khi ăn thì chỉ cần vớt phần lòng trắng ra là được.

Nếu chị em đang nấu nồi canh xương hoặc canh thập cẩm thì có thể dùng muôi vớt hết tất cả các nguyên liệu trong nồi ra rồi mới cho lòng trắng trứng. Đun cho nồi canh sôi chừng 15 phút thì vớt hết trứng nổi lên bề mặt (hoặc đem lọc qua rây). Sau đó mới cho các nguyên liệu đã vớt trước đó vào trong nồi. Cách này không chỉ giúp nồi canh bớt mặn mà còn trong hơn.