Hướng dẫn đăng ký bảo hộ tem nhãn hàng hóa

là văn bản pháp lý chứng nhận nhãn hiệu của sản phẩm thuộc doanh nghiệp được phép lưu hành và có hiệu lực cả ở Việt Nam lẫn quốc tế. Sở hữu được quyền bảo hộ nhãn hiệu quốc tế sẽ giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển thương hiệu, xuất khẩu hàng hoá/ cung cấp dịch vụ ở nước ngoài.

Biểu tượng giấy chứng nhận bảo hộ

Đối tượng thực hiện: Tổ chức, Cá nhân, Doanh nghiệp.

II. Thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký giấy bảo hộ nhãn hiệu quốc tế:

Các thủ tục pháp lý được quy định nhằm hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như nước ngoài đều có những yêu cầu cụ thể. Đối với, đăng ký giấy bảo hộ nhãn hiệu quốc tế thì doanh nghiệp cần chuẩn bị:

– Giấy đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc đã nộp đơn tại Việt Nam.

– Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được dịch thuật sang tiếng Anh, tiếng Pháp.

– Tờ khai [theo mẫu có sẵn được WIN cung cấp].

– Các tài liệu liên quan đến quyền đăng ký doanh nghiệp [ nếu bạn được yêu cầu chứng minh doanh nghiệp].

– Hình ảnh mẫu nhãn hiệu của doanh nghiệp cần đăng ký [ 9 mẫu kích thước 80×80 mm].

III. Tham khảo quy trình đăng ký giấy bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Lựa chọn quốc gia đăng ký giấy bảo hộ nhãn hiệu là việc đầu tiên doanh nghiệp cần xác định. Lưu ý, không quy định về số lượng quốc gia được phép đăng ký, bạn có thể chọn một hoặc nhiều dựa theo nhu cầu về thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp hướng đến để phát triển nhãn hiệu, định vị tên tuổi.

Khi đăng ký giấy bảo hộ nhãn hiệu tại WIN, chúng tôi sẽ đại diện doanh nộp đơn lên Cơ quan Sở hữu trí tuệ để nhãn hiệu được bảo hộ cùng lúc tại nhiều quốc gia, giúp bạn tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính này.

IV. Thời gian đăng ký giấy bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

– Thông thường, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam sẽ được chuyển tới Văn Phòng Quốc Tế [ World Intellectual Property Organization ] trong thời hạn 45 ngày.

– Thời hạn thẩm định đơn đăng ký quốc tế là 12 – 18 tháng, tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia đó về quy trình thẩm định đơn và chấp nhận đơn cấp giấy nhãn hiệu của nước được đăng ký.

Lưu ý dành cho doanh nghiệp về danh sách 75 quốc gia theo thỏa ước và nghị định thư Madrid trước khi xác định quốc gia cấp giấy bảo hộ nhãn hiệu:

Albania, Antiqua and Babuda, Armenia, Australia, Áo, Azerbaijan, Bahrain, Belarus, Bỉ, Bhutan, Botswana, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan Mạch, Estonia, Cộng đồng Châu Âu, Phần Lan, Pháp, Georgia, Hy Lạp, Đức, Hungary, Iran, Iceland, Ailen, Italy, Nhật Bản, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho,

Lithuania, Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Na Uy, Oman, Ba lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Romania, Nga, Serbia, Singapore, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Swaziland, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Thụy sỹ, Thụy Điển, Syrian Arab republic, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraine, Việt Nam, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Zambia.

V. Đăng ký giấy bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid tại WIN

Tại WIN – Chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng kí độc quyền giấy bảo hộ nhãn hiệu, cũng như phụ trách hướng dẫn đăng ký bảo hộ độc quyền và các giấy tờ liên quan cần thiết cho doanh nghiệp; WIN đóng vai trò là đại diện bên thứ 3 để giao dịch với Cục Sở Hữu Trí Tuệ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình nộp đơn và tư vấn đăng ký giấy nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm, kiểm nghiệm môi trường nhanh chóng, chính xác theo đúng quy định của luật pháp hiện hành.

Mặc dù nhãn hiệu cũng là một loại tài sản nhưng nó lại là một loại tài sản đặc biệt, nhất là trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt chúng do tính chất lãnh thổ của nhãn hiệu. Chính vì vậy mà ngày nay các quốc gia trên thế giới đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và coi thủ tục đăng ký nhãn hiệu như là một nền tảng pháp lý đầy đủ nhất trong việc bảo hộ một nhãn hiệu trong thương mại.

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau”, bất kỳ chủ thể nào thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu đều phải trải qua những giai đoạn thẩm định theo quy định của pháp luật, không có trường hợp ngoại lệ.

Chúng tôi là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp Cục Sở hữu trí tuệ, tư vấn và hướng dẫn quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như sau:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

  1. Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 [xem văn bản];
  2. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ;
  3. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ;
  4. Thông tư số 263/2016/TT-BTC [xem văn bản];

Thành phần hồ sơ gồm có:

  1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu [02 bản];
  2. Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá [nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể];
  3. Mẫu nhãn hiệu [05 mẫu, kích thước không lớn hơn 80×80 mm];
  4. Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp [Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…];
  5. Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp [nếu có ];
  6. Giấy uỷ quyền theo mẫu;
  7. Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền [nếu có ];
  8. Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  9. Các tài liệu liên quan khác [nếu có];

Số lượng hồ sơ: 01 [bộ].

Quý khách có nhu cầu đăng ký độc quyền nhãn hiệu cần hỗ trợ về hồ sơ liên hệ ngay InvestOne Law Firm để được tư vấn hoàn toàn miễn phí, bao gồm tất cả dịch vụ sở hữu trí tuệ của chúng tôi.

Về thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Thực hiện tại: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hướng dẫn quy trình các bước thực hiện như sau:

1. Tra cứu nhãn hiệu:

Mục đích là để kiểm tra xem nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. Dựa vào kết quả tra cứu, luật sư có chuyên môn sẽ:

  1. Đánh giá được khả năng bảo hộ nhãn hiệu của bạn;
  2. Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký thì phải chỉnh sửa như thế nào để tạo ra sự khác biệt;

Có thể coi đây là bước quan trọng nhất trong cả quá trình bởi chỉ cần bỏ sót khi tra cứu hoặc không có chuyên môn để thẩm định chính xác thì khả năng nhãn hiệu bị từ chối đăng ký là rất cao. Đó là lý do các bạn sẽ cần đến luật sư chuyên về Sở hữu trí tuệ thực hiện tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu cho bạn. Trong trường hợp nhãn hiệu chưa đạt yêu cầu bảo hộ thì luật sư sẽ tư vấn cho bạn hướng xử lý để nhãn hiệu có sự khác biệt.

InvestOne Law Firm thực hiện tra cứu nhãn hiệu & tư vấn miễn phí cho quý khách hàng [độ chính xác tương đối]. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ tra cứu có tính phí [tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ] với độ chính xác cao, bạn tham khảo tại đây: Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu

2. Chuẩn bị hồ sơ:

Sau khi nhận định nhãn hiệu đã khác biệt, luật sư InvestOne sẽ xây dựng bộ hồ sơ hoàn chỉnh để làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho bạn. Công việc cụ thể:

  1. Soạn tờ khai đăng ký, mô tả nhãn hiệu, phân nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký.
  2. Nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
  3. Theo dõi quá trình thẩm định đơn và giải quyết, trả lời công văn theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ [nếu có].
  4. Thông báo, cập nhật cho Khách hàng về tiến trình thẩm định đơn nhãn hiệu.

3. Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu:

Gồm 4 giai đoạn, thời gian kéo dài từ 12-14 tháng nhưng thực tế có thể lâu hơn. Đối với doanh nghiệp, đây là khoảng thời gian dài và có nhiều vấn đề phát sinh.

Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu được minh họa chi tiết trong hình sơ đồ dưới đây:

Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn

Khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn, chuyên viên của Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính đầy đủ và chính xác của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn,… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Do đó đơn đăng ký của bạn phải đảm bảo:

  • Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
  • Đơn phải được làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu bằng các ngôn ngữ khác chỉ được dùng để đối chiếu, tham khảo hoặc để kiểm tra…

Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Nếu đơn chưa hợp lệ: Cục sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn bằng văn bản. Bạn phải sửa chữa, bổ sung theo nội dung hướng dẫn trong công văn trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ.

Giai đoạn 2: Công bố đơn hợp lệ

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Nội dung công bố là:

  1. Các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ [ngày nộp đơn, tên và địa chỉ của người nộp đơn, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp,…];
  2. Mẫu nhãn hiệu, màu sắc bảo hộ và danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký.

Định kỳ hàng tháng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố các đơn đăng ký hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp, có cả bản giấy và bản điện tử. Việc công khai thông tin về nhãn hiệu đăng ký nhằm giúp cho bên thứ 3 có thể gửi yêu cầu phản đối đến Cục Sở hữu trí tuệ nếu phát hiện ra nhãn hiệu bị trùng hoặc có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn

Đơn nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu nêu trong đơn và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Hầu hết nhãn hiệu đăng ký không thành công đều do thẩm định nội dung không đạt. Trước khi thẩm định nội dung, không ai có thể chắc chắn 100% nhãn hiệu của bạn sẽ được đăng ký bảo hộ thành công. Ngay cả khi bạn nhờ đến chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ tra cứu nhãn hiệu thì cũng chỉ đảm bảo khả năng thành công cao hơn mà thôi.

Nếu bạn không có chuyên môn hoặc thuê dịch vụ không có đủ chuyên môn thì ngay từ bước tra cứu nhãn hiệu đã bị thiếu sót hoặc thẩm định nhãn hiệu chưa chính xác dẫn đến bảo hộ thất bại.

Điều đáng nói ở đây là: Bạn phải chờ đợi hơn 1 năm [thực tế có thể lên đến 18-24 tháng] mới có kết quả thẩm định nội dung và biết nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ vì lý do gì. Nếu muốn đăng ký bảo hộ lại nhãn hiệu đó bạn phải thực hiện lại thủ tục từ đầu và tiếp tục chờ đợi hơn 1 năm nữa.

Để tiết kiệm thời gian cho bạn, lựa chọn tốt nhất là tìm đến luật sư chuyên về Sở hữu trí tuệ như InvestOne Law Firm. Bạn sẽ an tâm và tiết kiệm được thời gian, cơ hội kinh doanh không bị bỏ lỡ.

Xem thêm: Các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Giai đoạn 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đăng bạ

Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp các khoản lệ phí . Sau đó chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn; đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 231494 của Truyền hình K+

Một số câu hỏi thường gặp

1. Nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp cho đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Nếu muốn được tiếp tục bảo hộ, chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục gia hạn. Mỗi lần gia hạn, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ thêm 10 năm và pháp luật không hạn chế số lần gia hạn.

2. Việt Nam có áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên không?

Có. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Bạn có thể xem chi tiết tại bài viết: Nguyên tắc first-to-file

3. Có bắt buộc phải sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký không?

Có. Sau khi nhãn hiệu được cấp giấy Chứng nhận, nếu chủ nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy. Do vậy, để duy trì hiệu lực của Nhãn hiệu, bạn nên sử dụng nhãn hiệu cho dịch vụ hoặc sản phẩm hàng hóa trong thực tế; hoặc có những hình thức sử dụng nhãn hiệu không thường xuyên như quảng cáo, thư chào và lưu các bằng chứng về việc sử dụng này.

Mọi thắc mắc hãy liên hệ với InvestOne để được tư vấn chi tiết nhất.

Ngày cập nhật: 07/09/2022

Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Chủ Đề