Hướng dẫn học bài đất nước

Trả lời:

– Bố cục:

+ Phần 1: [Từ đầu đến “Đất Nước có từ ngày đó”]: Đất nước có từ bao giờ?

Bạn đang xem: Soạn bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm – Soạn văn 12

+ Phần 2: [Tiếp đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”]: Đất nước là gì?

+ Phần 3: [Còn lại]: Đất nước của ai? Do ai làm nên?

– Các phần này liên kết chặt chẽ trên cơ sở lần lượt bày tỏ những nhận thức, chiêm nghiệm trên nhiều bình diện để lí giải về đất nước

Câu 2: Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?

Trả lời:

Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:

– Chiều dài lịch sử [quá khứ – hiện tại – tương lai]:

+ Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ.

+ Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước.

+ Họ là những người bảo vệ đất nước.

+ Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước.

– Chiều rộng của không gian – địa lí: 

+ Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước.

+ Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người.

+ Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ.

+ Là nơi sinh tồn bao thế hệ.

– Bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn:

+ Giữ phong tục, ăn trầu [nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt].

+ Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

+ Đất nước gắn với truyền thống đạo lí.

-> Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau.

Câu 3: Trong phần sau của đoạn trích [từ “Những người vợ nhớ chồng…” đến hết] tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?

Trả lời:

– Phát hiện sâu sắc của tác giả trong đoạn thơ từ: “Những người vợ nhớ chồng…” đến hết thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Nhân dân làm nên đất nước bằng lối sống nghĩa tình, truyền thống đánh giặc, tinh thần hiếu học, nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống bình dị. Từ những người có tên có tuổi đến những người dân thường vô danh đều có công lao làm nên đất nước: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng…đã hóa núi sông ta.

+ Nhân dân bảo vệ đất nước: Khi có giặc… đàn bà cũng đánh. Nhân dân bảo vệ đất nước như một lẽ hiển nhiên và thanh thản Họ đã sống và chết… làm ra Đất Nước.

+ Nhân dân giữ gìn, lưu truyền và phát triển đất nước từ yếu tố vật chất đến yếu tố tinh thần: truyền cho ta hạt lúa ta trồng, chuyền lửa, truyền giọng điệu, gánh theo tên xã tên làng, đắp đập be bờ,…

+ Tác giả khẳng định thức nhận và suy tư sâu lắng nhất: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân/ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.Từ đó, tthức tỉnh và thúc giục thế hệ trẻ đương thời sống có trách nhiệm với đất nước giữa bối cảnh kháng chiến chống Mĩ: Dạy anh biết… không sợ dài lâu.

–  Những phát hiện này mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ vì:

+ Trước đó, các nhà thơ thường chỉ nói tới đất nước trên phương diện địa lí. Một số bài thơ khai thác chiều sâu của lịch sử và văn hoá truyền thống, nhưng chưa có ai nói tới những người dân vô danh.

+ Thời kì chống Mĩ, nhân dân Việt Nam, nhất là nhân dân miền Nam ở vùng địch tạm chiếm được nghe nhiều về tình yêu đất nước, nhưng nhân dân ta rất tâm đắc với những dòng thơ này bởi chất bình dân, cũng như những phát hiện về văn hoá dân gian trong quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 4: Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả [tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục…]. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

Trả lời: 

* Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian:

– Tác giả sử dụng chất liệu văn hoá dân gian rất phong phú, khiến đoạn thơ có sức sống, sức hấp dẫn đặc biệt. Nhiều bài ca dao, truyện tích, truyền thuyết, phong tục được huy động. Ví dụ:

– Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng phu.

– Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại.

– Tương tự, có các sự tích Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long…

* Đóng góp của tác giả đã dưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.

* Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ:

– Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hoá phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.

–  Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hoá dân gian này.

Với những hướng dẫn soạn bài Đất nước dưới đây sẽ giúp các bạn soạn bài nhanh hơn, nắm thông tin chính xác và hiểu bài đúng nhất. Đất Nước là một bài thơ gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm - một nhà thơ chính trị lỗi lạc của Việt Nam. Kiến Guru sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết tại sao đây là bài thơ tiêu biểu trong cuộc đời thơ ca của tác giả khi soạn Đất Nước nhé.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Đất nước

1. Tác giả

a] Cuộc đời tác giả

- Nguyễn Khoa Điềm [sinh năm 1943] - ông không chỉ là nhà thơ mà còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước như Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

- Ông sinh ra ở Huế và hiện tại cũng đang sinh sống và nghỉ hưu an dưỡng tuổi già tại quê nhà.

- Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đạt được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật,…

b]  Phong cách sáng tác

- Ông có nhiều tập thơ được xuất bản như: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng,…

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn hướng về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam.

2. Tác phẩm Đất Nước

a]  Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ Đất nước được sáng tác nằm ở ngay phần đầu của chương V bản trường ca “Mặt đường khát vọng” in vào năm 1974.

- Bài thơ ra đời trong giai đoạn nhân dân miền Nam chống Mỹ năm 1971, tại chiến trường Trị - Thiên.

b]  Nội dung tác phẩm

- Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đưa chúng ta về cội nguồn dân tộc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu con người, đất nước thiêng liêng.    

II. Soạn bài Đất nước chi tiết

Câu 1: Bố cục bài thơ: 3 phần

- Đoạn 1 [từ đầu đến “Đất nước có từ ngày đó’]: Đất nước có khi nào?

- Đoạn 2 [tiếp theo đến “Làm nên đất nước muôn đời”]: Khái niệm đất nước.

- Đoạn 3 [tiếp theo đến hết]: đất nước là của ai và do ai hình thành nên?

Câu 2: Dựa trên phương diện nào để nhà thơ đưa ra cảm nhận về đất nước trong đoạn đầu

- Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận trên những phương diện sau trong bài thơ Đất nước lớp 12:

a]  Chiều dài lịch sử

- Từ khi huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất hiện đẻ ra bọc trăm trứng.

- Có những kiếp người bình dị nhưng lại làm nên đất nước.

- Họ bảo vệ và đóng góp những giá trị tinh thần và vật chất tốt đẹp cho đất nước.

b]  Chiều rộng không gian địa lý

- Không chỉ gò bó trong phạm vi gia đình mà còn mở rộng, trải dài cả nước.

- Đất nước là cội nguồn, gắn bó với cuộc sống của mỗi chúng ta trong không gian gắn bó, gần gũi.

- Đất nước còn là nơi sinh tồn của bao thế hệ này qua thế hệ khác.

c]  Chiều sâu về văn hóa

- Bề dày truyền thống của cha ông từ thời xưa để lại như phong tục ăn trầu thể hiện nét đẹp đặc sắc riêng của dân tộc trong đời sống dân tộc và ẩn chứa ý nghĩa tình cảm son sắc của con người Việt Nam; truyền thống đoàn kết đánh giặc và đất nước còn gắn liền với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

=> Các phương diện tạo nên một tổng thể đất nước hoàn chỉnh.

Câu 3: Soạn Đất nước sẽ phải nêu bật tư tưởng “Đất nước là của nhân dân” được thể hiện trong đoạn trích?

- Nhân dân đã và đang làm nên đất nước bằng nghĩa tình sâu đậm, bằng truyền thống đánh giặc bảo vệ độc lập - tự do dân tộc, bằng tinh thần ham học hỏi, bằng nếp sống bình dị. 

 Nhân dân tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm

- Nhân dân chiến đấu và bảo vệ đất nước như những chuyện bình dị nhất.

- Dân ta luôn giữ gìn và truyền lại những văn hóa, bản sắc riêng biệt, tốt đẹp của dân tộc với những thứ vật thể đến những điều phi vật thể.

 Hình ảnh một góc không gian đất nước yên bình

- Tác giả khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân, do nhân dân tạo ra và thức tỉnh thế hệ trẻ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước lúc lâm nguy, khi bị xâm chiếm. - Những nét khác biệt của bài thơ so với trong các bài chống Mỹ khác vì: Trước đây, các nhà thơ hay đề cập đến đất nước trên góc nhìn địa lý, hoặc chiều dài lịch sử, văn hóa nhưng chưa từng nhắc đến những con người bình dị, vô danh.

Xem Thêm:

Phân tích bài thơ Đất Nước

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Soạn bài Rừng Xà Nu

III. Tổng kết soạn bài Đất nước

1. Giá trị nội dung

- Bài thơ mở ra những quan điểm mới mẻ về đất nước mà lần đầu được phát hiện trên nhiều phương diện khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hóa,…

- Qua đó muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ yêu và cống hiến cho đất nước nhiều hơn.

2. Giá trị nghệ thuật

- Vận dụng văn học dân gian.

- Bút pháp sử thi kết hợp giọng điệu trữ tình linh hoạt.

- Thể thơ tự do, phóng khoáng, không bị gò bó mà thoải mái sáng tạo.

Trên đây là những hướng dẫn soạn bài Đất nước ngắn gọn, dễ hiểu để các bạn có thể nắm để tìm hiểu bài trước ở nhà và tiếp thu kiến thức trên lớp với giáo viên nhanh hơn. Đây là một bài thơ vừa chính trị lại trữ tình và vừa mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc nên cần phân tích trên góc độ đa chiều, đa phương diện hơn.

Ngoài bài thơ Đất nước lớp 12, Kiến Guru còn hỗ trợ rất nhiều các bài soạn văn giúp các bạn nắm bài nhanh trên lớp.

Video liên quan

Chủ Đề