Hướng dẫn viết phiếu tuyển sinh liên thông đại học

Bắt đầu từ những năm 2015 về trước Bộ giáo dục đã có thông tư mới giúp tuyển sinh liên thông Đại Học được nới lỏng hơn, trong thông tư đã chính thức hủy bỏ quy định liên thông phải thi chung với đại học, cao đẳng. Câu hỏi liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học năm học 2022, 2023 cần những điều kiện gì? đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều bạn. 

>> Liên thông đại học Giao Thông Vận Tải – Hệ Chính Quy

>> Học liên thông trái ngành có gì mới?

>> Những điều cần biết về học liên thông trái ngành

>> Danh Sách Các trường Liên Thông Đai Học

Thông tư bổ sung cho liên thông đại học có điều kiện phát triển

Theo thông tư 55 thì đối với người được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng , đã được 36 tháng đến ngày nộp hồ sơ thi liên thông lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ sở ngành, một môn cơ bản và một môn chuyên ngành [hoặc thực hành nghề]. Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển”.

Liên thông đại học có nhiều thay đổi mới, cho phép sinh viên tốt nghiệp TC, CĐ được liên thông ngay!

Năm 2015, Bộ GD-ĐT đã sửa đổi bổ sung thông tư 55 tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học liên thông đại học. Sau khi học xong trung cấp, cao đẳng các thí sinh có thể liên thông ngay lên đại học.

Như vậy: Tất cả các thí sinh đã khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng đều được đăng ký Liên thông đại học.

Điều kiện mới khi dự thi liên thông Đại Học:

  • Để liên thông lên đại học bạn cần biết những thông tin tuyển sinh liên thông của các trường
  • Yêu cầu có đã bằng tốt nghiệp các ngành nghề muốn liên thông ở các trường trung cấp, cao đẳng đã theo học, ngoài ra đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ giáo dục. Thông thường chương trình văn hóa sẽ được bổ sung ngay khi học trung cấp, cao đẳng hệ chính quy.
  •  Các trường đại học tự ra đề và tổ chức thi tuyển. Có 3 môn dùng để thi tuyển theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo là: 1 môn cơ bản, 1 môn cơ sở ngành, và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề. Và các trường đại học sẽ công bố công khai các môn thi trong thông báo tuyển sinh trước kỳ thi liên thông 3 tháng.
  • Điều kiện đầu vào thi liên thông là mỗi môn phải đạt 5 điểm trở lên theo thang điểm 10. Đây là yêu cầu chung của bộ giáo dục và đào tạo quy định để đảm bảo ngưỡng đầu vào.
  • Năm 2022, nhiều trường đại học đưa thêm vào hình thức Xét tuyển [Không thi]. căn cứ để xét tuyển là Bảng điểm [Trung cấp hoặc Cao đẳng] mà thí sinh đã tốt nghiệp.

Chú ý về các đợt thi liên thông Đại Học:

    • Để thi liên thông thì hồ sơ liên thông cần phải có bằng trung cấp, cao đẳng phù hợp với ngành mà bạn muốn nộp hồ sơ thi liên thông.
    • Tham khảo trước kế hoạch tuyển sinh của trường mình đăng ký thi liên thông ? cần nắm chính xác khi nào gửi giấy báo thi, khi nào tham gia thi, khi nào thông báo kết quả?…Nên lựa chọn các trường đào tạo liên thông uy tín.
    • Ngoài ra cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của cơ sở, trường đại học muốn liên thông và nộp đúng thời hạn.
  • Đối với các bạn muốn dự thi liên thông trái ngành, các bạn chú ý tìm hiểu kỹ để có được thông tin chính xác nhất.

Hồ sơ đăng ký dự thi Liên thông đại học bao gồm:

  • Phiếu đăng kí xét tuyển [bán tại văn phòng tuyển sinh]
  • Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp cao đẳng và giấy chứng nhận kết quả học tập [bảng điểm]. [*]
  • Bản sao hợp lệ giấy khai sinh.
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của Bệnh viện đa khoa cấp quận [huyện] trở lên.
  • 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ của thí sinh.


*** Xem thêm:

Để tránh sai sót khi khai hồ sơ, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội giới thiệu bài viết của một chuyên viên Bộ Giáo dục và đào tạo tới các bạn thí sinh dự thi kỳ thi Đại học, Cao đẳng năm 2014.

1. Số phiếu [thí sinh không ghi mục này]

2. Trường đăng ký dự thi

 

Lưu ý:

Đối với trường hợp ngành, trường vừa tuyển sinh chung, vừa tuyển sinh riêng, thí sinh có nguyện vọng [NV] tham gia phương thức tuyển sinh nào thì đánh dấu vào ô tương ứng; nếu có NV tham gia cả hai phương thức thì đánh dấu cả hai ô.

• Nếu thí sinh có NV1 học tại Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng HN thì mục 3 để trống.

• Nếu thí sinh có NV học ở trường không tổ chức thi [hoặc hệ CĐ của các trường ĐH hoặc hệ liên thông từ TCCN, CĐ nghề, CĐ lên ĐH, CĐ] thì sau khi ghi xong mục 2 [tên trường có tổ chức thi] - không ghi mã ngành, phải ghi đủ thông tin ở mục 3. Ví dụ: Thí sinh dự thi khối A và có NV1 học ngành nào đó của Trường đại học A thì có thể chọn một trường có tổ chức thi để dự thi - ví dụ: Trường ĐHTài chính - Ngân hàng HN Khi đó:

- Mục 2: Ghi tên trường có tổ chức thi [Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng HN], chính là trường mà thí sinh sẽ dự thi để có kết quả; ghi ký hiệu trường: FBU, khối thi: A, không ghi mã ngành.

- Mục 3: ghi tên trường không tổ chức thi mà thí sinh có NV theo học.

- Khối thi ghi ở mục 2 và 3 phải giống nhau.

 

3. Thí sinh có NV1 học tại trường ĐH, CĐ không thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, hoặc trường CĐ thuộc các ĐH hoặc hệ liên thông lên CĐ, ĐH, sau khi ghi mục 2 phải ghi thêm mục 3 [xem hướng dẫn chi tiết ở mặt sau phiếu số 2]

 

Tên ngành: Quản trị kinh doanh    Chuyên ngành:

Ví dụ: Thí sinh có NV vào học Trường ĐH A, dự thi khối A và có NV 1 học ngành nào đó, thì có thể chọn [mượn] một trường có tổ chức thi để dự thi. Ví dụ: chọn Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng HN, thí sinh sẽ ghi mục 2:

Tên ngành: Quản trị kinh doanh    Chuyên ngành:

[Lưu ý khối thi ghi ở mục 2 và 3 phải giống nhau].

4. Thí sinh dự thi liên thông đánh dấu “X” vào ô bên phải:

 [Phần này dành cho thí sinh dự thi liên thông lên CĐ hoặc ĐH]

5. Họ, chữ đệm và tên của thí sinh [viết đúng như giấy khai sinh bằng chữ in hoa có dấu]

NGUYỄN QUỐC AN
Giới [Nữ ghi 1, Nam ghi 0]

6. Ngày, tháng và 2 số cuối của năm sinh

[Nếu ngày và tháng sinh nhỏ hơn 10 thì ghi số 0 vào ô đầu]

7. Nơi sinh [ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/TP] Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội

8. Dân tộc [ghi bằng chữ]: Kinh

9. Thuộc đối tượng ưu tiên nào khoanh tròn vào ký hiệu của đối tượng đó:

01, 02, 03, 04, 05, 06, 07. Sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô. 

Nếu không thuộc diện ưu tiên thì để trống. [Các đối tượng được quy định cụ thể trong Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014]

10. Hộ khẩu thường trú

[số nhà, đường, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố]:

18 đường Phạm Văn Đồng,Từ Liêm, Hà Nội

[Thí sinh xem trong phần cuối cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014].

11. Nơi học THPT hoặc tương đương [ghi tên trường và địa chỉ nơi trường đóng: xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố và ghi mã tỉnh, mã trường]

12. Thuộc khu vực nào thì khoanh tròn vào ký hiệu của khu vực đó [trong ba năm THPT hoặc tương đương, học ở khu vực nào lâu hơn thì hưởng ưu tiên của khu vực đó] [KV1, KV2-NT, KV2, KV3]

13. Năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

[ghi đủ 4 chữ số của năm tốt nghiệp vào ô]

14. Tốt nghiệp TCCN, CĐN, CĐ [đối với thí sinh thi liên thông]      

Tên trường:……………………………… Năm tốt nghiệp:

[Mục này chỉ dành cho đối tượng thi liên thông lên CĐ hoặc ĐH, thí sinh ghi rõ tên trường TCCN, cao đẳng nghề [CĐN] hoặc cao đẳng [CĐ] và ghi rõ năm đã tốt nghiệp

15. Nơi nộp hồ sơ ĐKDT: THPT Gia Định, mã đơn vị ĐKDT    

16. Thí sinh dự thi tại Vinh thì ghi V, tại Cần Thơ ghi C, tại Quy Nhơn ghi Q, tại Hải Phòng thì ghi H vào ô [nếu không thì để trống].

17. Giấy chứng minh số:

[Ghi mỗi số vào 1 ô]

[Đối với CMND mẫu cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối, ba ô đầu để trống, đối với CMND mẫu mới, ghi đủ 12 chữ số]

18. Gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo điểm cho ai, theo địa chỉ nào? Nguyễn Quốc An, 18 đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 08.38295173 - 0933537629   Email:

Thí sinh dự thi vào trường tuyển sinh riêng ghi rõ những giấy tờ còn thiếu theo quy định của trường. Các giấy tờ này sẽ nộp bổ sung trước thời hạn quy định của từng trường

1:.......................................................................................................................................                                  

2:.......................................................................................................................................

3:......................................................................................................................................

 - Tiếp theo, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4x6 và có xác nhận của trường [nếu đang là HS, SV] hoặc của công an xã/phường [đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương]. Cách ghi tương tự đối với phiếu số 1 và phiếu số 2.

+ Hồ sơ hoàn tất gồm:

• Túi đựng hồ sơ có dán ảnh và đóng dấu giáp lai, phiếu số 1 và phiếu số 2 [đã điền đủ thông tin].

• 2 ảnh chân dung cỡ 4x6 kiểu chứng minh thư mới chụp trong vòng 6 tháng [có ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã tỉnh/huyện và mã đơn vị ĐKDT vào mặt sau tấm ảnh], 2 ảnh này để trong một phong bì nhỏ.

• Ba phong bì có dán tem và ghi rõ tên, địa chỉ người nhận [địa chỉ này nên giống với mục 18].

• Bản sao các giấy chứng nhận hợp pháp nếu là đối tượng ưu tiên [con liệt sĩ, con thương binh...].

• Đối với thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của các trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các ĐH, thi liên thông lên CĐ, ĐH hồ sơ có thêm 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 [không được đồ hay ghi thêm gì vào bản photocopy này]. Bản photocopy này sẽ được các sở GD-ĐT chuyển cho các trường không tổ chức thi cùng với ảnh và địa chỉ đã dán tem sẵn của thí sinh để các trường này có đầy đủ thông tin của thí sinh như những trường tổ chức thi.

- Thí sinh phải ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ vào các mục theo yêu cầu và không sửa chữa, tẩy xóa.

- Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả Rập [0, 1, 2, 3,…], không ghi bằng chữ số La Mã [I, II, III,…].

Nguyễn Quốc Cường
[Chuyên viên Bộ GD-ĐT]

Nguồn báo thanhnien

Video liên quan

Chủ Đề